Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Quang cảnh Hội nghị đánh giá kết quả giao thương chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố năm 2022.
Quang cảnh Hội nghị đánh giá kết quả giao thương chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố năm 2022.

Ngày 30/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giao thương chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố năm 2022 nhằm tăng cường công tác phối hợp và kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản, xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn…

Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ảnh 1Quang cảnh Hội nghị đánh giá kết quả giao thương chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, đến nay Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng và phát triển được 926 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (tăng 140 chuỗi so với giai đoạn 2015 - 2020). Tính riêng Hà Nội, thành phố đã xây dựng và phát triển được 159 chuỗi, trong đó nhiều chuỗi được tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các thương hiệu mạnh trên thị trường. Bên cạnh đó, còn có nhiều địa phương phát triển được chuỗi cung ứng về Hà Nội tiêu thụ như: Sơn La 144 chuỗi, Hòa Bình 65 chuỗi; Lào Cai 53 chuỗi, Hưng Yên 41 chuỗi, Đồng Tháp 28 chuỗi…

6 tháng đầu năm 2022, các tỉnh, thành phố đã cung cấp về Hà Nội khoảng 125.300 tấn rau, gần 42.000 tấn trái cây, trên 46.000 tấn thịt, trên 100 triệu quả trứng, trên 5.800 tấn thủy sản, 15.000 tấn thực phẩm chế biến, trên 37.700 tấn lương thực... Nhờ vậy, góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh Sơn La hiện có 242 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, trong đó có 84 chuỗi liên kết tiêu thụ tại Hà Nội, cung cấp khoảng 7.200 tấn rau củ quả, 290 tấn thực phẩm chế biến cho người tiêu dùng Hà Nội. Việc liên kết phối hợp tiêu thụ nông sản an toàn giữa tỉnh Sơn La với Hà Nội đã giúp cho các hợp tác xã ổn định về thị trường tiêu thụ và lên được kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ảnh 2Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra lấy mẫu giám sát chất lượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc, sử dụng mã QRcode để minh bạch thông tin sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.

Ông Hoàng Văn Vương - thành viên Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trại Sơn (tỉnh Hòa Bình) chia sẻ, để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã đã ký hợp đồng cung ứng rau cho chuỗi siêu thị Winmart, Big C và các cửa hàng rau sạch trên địa bàn Hà Nội, trung bình một ngày hợp tác xã thu hoạch và tiêu thụ từ 1 - 2 tạ rau an toàn.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh và chế biến nông sản Bảo Minh cho biết, công ty đã liên kết sản xuất với 24 tỉnh, thành phố trong cả nước với 40 loại đặc sản vùng miền, bao gồm lúa, gạo và các sản phẩm từ lúa gạo. Bảo Minh hiện có 7.000ha sản xuất vùng đệm và 2.000ha vùng lõi sản xuất hữu cơ, đủ nguồn cung cấp cho các đối tác.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội bổ sung thông tin, trong 8 tháng năm 2022, Chi cục lấy 167 mẫu nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố về Hà Nội tiêu thụ để xét nghiệm, trong đó có 158 mẫu đạt tiêu chuẩn, phát hiện 9 mẫu vi phạm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Đối với các mẫu không đạt yêu cầu, Chi cục đã cảnh báo kịp thời cho các tỉnh, thành phố để truy xuất nguồn gốc xuất xứ và xử lý vi phạm.

Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ảnh 3Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá cao sự quyết liệt của ngành Nông nghiệp Hà Nội trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho rằng, các chuỗi liên kết chưa hoàn chỉnh, quy mô liên kết nhỏ, sản lượng thấp, chủ yếu là sản phẩm tươi sống, việc liên kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất còn lỏng lẻo, dẫn tới tình trạng phá hợp đồng thường xuyên xảy ra.

Bà Nguyễn Thùy Dương - đại diện Công ty TNHH bán lẻ BRG cho biết, các tỉnh, thành phố và Hà Nội cần làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất, hình thành mô hình nông nghiệp công nghệ cao để tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với người dân, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, để tăng cường bảo đảm chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản, Sở sẽ tiếp tục tập trung rà soát các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm định hướng xây dựng chuỗi liên kết đáp ứng yêu cầu mới. Đồng thời, tham mưu cho thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nhà xưởng chế biến nông sản cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường kiểm tra lấy mẫu giám sát chất lượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc, sử dụng mã QRcode để minh bạch thông tin sản phẩm trên thị trường.

Hà Nội phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn ảnh 4Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội (thứ hai, từ trái qua phải) cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản an toàn bên lề Hội nghị.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá cao sự quyết liệt của ngành Nông nghiệp Hà Nội trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

Ông Tiệp chia sẻ, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai, định hướng tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ sẽ triển khai đồng bộ các chương trình ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản có chất lượng cao; bảo đảm đủ nguồn cung các sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nguyễn Hoàng

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Ngày 21/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã đến Bến Tre thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân Bến Tre.

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Cơn mưa to kéo dài từ 19h tối ngày 20/6 tới sáng nay 21/6/2025 đã khiến nhiều nơi tại thành phố Thái Nguyên ngập sâu trong nước như: đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến,…và nhiều ngã tư, khu dân cư. Đến 6 giờ 20 phút sáng 21/6, trời vẫn đang tiếp tục mưa to. 

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Sau 5 năm triển khai phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Lạng Sơn, diện tích rừng trồng mới, đặc biệt là rừng gỗ lớn và vùng nguyên liệu tập trung được mở rộng, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và cấp chứng chỉ rừng; đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện.

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch ở nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo đà cho bước phát triển mới nhờ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và những trải nghiệm văn hóa gắn di tích lịch sử, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Ngày 20/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, vụ sạt lở đất đá trên Quốc lộ 4D đoạn qua xã Sơn Bình, huyện Tam Đường khiến các phương tiện không thể lưu thông hai chiều.

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích rình rập, thậm chí ngay trong chính ngôi nhà, môi trường sống quanh trẻ, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Để đảm bảo trẻ được sống trong môi trường an toàn, cần sự quan tâm, vào cuộc của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Kon Tum đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giúp người dân, nhất là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn sinh sống tại nơi ở mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Trong đó, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) là một địa phương nổi bật khi hoàn thành xóa 155 căn nhà tạm, dột nát trước thời hạn kế hoạch đề ra.

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giao các căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân khó khăn về nhà ở sớm ổn định sản xuất, an cư lạc nghiệp.