Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh

Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh

Thời điểm này, nhiệt độ tại các vùng cao ở Lai Châu giảm sâu, trường học chủ động phương án phòng, chống rét cho học sinh để đảm bảo công tác dạy và học đúng theo quy định.

Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh ảnh 1Các phòng học tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Dào San được đóng kín để tránh rét cho học sinh. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Xã vùng cao Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ nơi có độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, những ngày này nền nhiệt giảm sâu, lạnh giá cộng với sương mù ảnh hưởng trực tiếp tới việc dạy và học của thầy và trò các trường học trên địa bàn. Việc phòng, chống rét và giữ ấm cho học sinh luôn là nhiệm vụ quan trọng của các trường học khi mùa đông đến.

Năm nay, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ có 633 học sinh, trong đó 407 học sinh ở bán trú, hầu hết là người dân tộc Mông. Để chống rét cho học sinh, nhà trường luôn tìm các giải pháp tối ưu đảm bảo khẩu phần ăn cho học sinh bán trú để các em có được bữa ăn nóng, ngon và đủ chất. Các vật dụng như chăn, màn đầy đủ, nơi ở kín đáo để giữ ấm cho các em, giúp đảm bảo sức khỏe.

Năm học này, huyện biên giới Phong Thổ có 48 trường học, gần 21.000 học sinh ở các cấp học. Trong đó, 41 trường với hơn 10.000 học sinh thuộc diện bán trú.

Ông Nguyễn Vương Hùng, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ cho biết, phòng đã có văn bản chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm việc phòng, chống rét cho học sinh trong những tháng mùa đông nhiệt độ xuống thấp. Đầu năm, Phòng rà soát các trường về cơ sở vật chất như nơi ăn, chốn ở được tu sửa phục vụ cho công tác nuôi dạy bán trú. Nhà trường được yêu cầu chủ động chuẩn bị chăn ấm, áo ấm thông qua các nguồn từ thiện hoặc từ các năm trước; tổ chức bữa ăn cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng, tăng khẩu phần ăn. Phòng tăng cường kiểm tra, giám sát việc nuôi dưỡng học sinh bán trú tại các nhà trường về an toàn thực phẩm, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Các trường học trên địa bàn chủ động thay đổi khung giờ học, cho học sinh nghỉ học phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh ảnh 2Bữa ăn trưa của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Dào San. Ảnh: TTXVN phát

Trường Mầm non Dào San, xã Dào San (một trong những xã vùng cao của huyện Phong Thổ) có 708 trẻ, 28 lớp, 13 điểm trường. Để giữ ấm cho học sinh, các cô giáo chủ động trải xốp, đệm trong lớp học và che chắn phòng học đảm bảo kín gió. Nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp đón trẻ muộn hơn 15 phút so với mùa hè và hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời; tăng thêm chút dầu mỡ trong khẩu phần ăn của học sinh để có thể giữ ấm.

Cô Trần Thị Phương Thanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Dào San chia sẻ: Do địa hình vùng núi cao nên mùa đông trời rất lạnh. Nhà trường chú trọng dinh dưỡng, thay đổi thực đơn mỗi ngày, cho các con ăn đủ định lượng để đảm bảo sức khỏe...

Theo cô giáo Phạm Thị Xuân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Dào San, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch về phòng, chống rét cho học sinh như: bổ sung đầy đủ cơ sở vật chất, đảm bảo các lớp học đều có cửa đóng kín được. Học sinh ở bán trú luôn được thầy, cô nhắc nhở mặc ấm, vệ sinh sạch sẽ; quan tâm đến chỗ ngủ để kịp thời bổ sung chăn ấm cho các em; thức ăn, nước uống luôn đảm bảo ấm nóng. Nhà trường còn làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về việc chú ý giữ ấm cho các em khi đến lớp và huy động máy sưởi từ phụ huynh, giáo viên để sưởi ấm cho học sinh.

Năm học này, xã Dào San có 2.438 học sinh thuộc ba cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở. Để đối phó với các đợt rét đậm, rét hại, giúp các trường học nêu cao tinh thần chủ động phòng, chống rét, chính quyền xã chỉ đạo các trường theo dõi bản tin dự báo thời tiết trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhà trường căn cứ tình hình thời tiết thực tế trên địa bàn để điều chỉnh thời gian bắt đầu và kết thúc buổi học trong những ngày quá rét, chủ động đảm bảo cơ sở vật chất để giữ ấm cho học sinh.

Lai Châu chủ động phòng, chống rét cho học sinh ảnh 3Học sinh trường Mầm non Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) được đắp chăn ấm chống rét. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục tỉnh Lai Châu có 329 trường với 150.766 học sinh ở tất cả các cấp học. Để phòng, chống rét cho học sinh, ông Lò Việt Tuyển, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết, Sở đã có công văn chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại, đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Đặc biệt quan tâm đến công tác ăn uống, nơi ở của học sinh để đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng và nơi ở ấm áp, kín gió. Nhà trường được quyền quyết định cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống thấp và chủ động tổ chức cho học sinh học bù để đảm bảo khung chương trình năm học. Tùy tình hình thực tế, nhà trường có thể tự điều chỉnh thời gian vào lớp để học sinh không phải đến trường quá sớm; hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời nếu điều kiện thời tiết không đảm bảo an toàn cho học sinh.

Theo dự báo, mùa đông năm nay thời tiết tại Lai Châu diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh yêu cầu các trường học trên địa bàn tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống rét đảm bảo giữ ấm cho học sinh khi nhiệt độ giảm sâu.

Nguyễn Oanh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Kon Tum đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giúp người dân, nhất là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn sinh sống tại nơi ở mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Trong đó, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) là một địa phương nổi bật khi hoàn thành xóa 155 căn nhà tạm, dột nát trước thời hạn kế hoạch đề ra.

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giao các căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân khó khăn về nhà ở sớm ổn định sản xuất, an cư lạc nghiệp.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ngành dừa

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ngành dừa

Tỉnh Bến Tre đang tập trung nâng cao năng lực chế biến ngành dừa thông qua việc phát triển vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 17/6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư khẩn trương rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các dự án; trên cơ sở đó có các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trước khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Chiều 16/6, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số khu vực, đoạn đường ven suối trong trung tâm thành phố. Sau khoảng 30 phút, nước đã rút tại các khu vực này.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, từng chứng kiến những tháng năm rực lửa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Nơi đây trên từng triền núi, từng tấc đất thấm đẫm máu xương và hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa có điểm dừng.

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.