Lai Châu hút đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương nơi vùng cao biên giới

Tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh. Tỉnh ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

potal-agribank-uu-tien-cho-vay-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-nong-nghiep-sach-7889248.jpg
Từ nguồn vốn vay Agribank, Công ty Trọng Nghĩa ở xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu có điều kiện làm nhà lưới, mở rộng diện tích trồng rau, quả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…, thu hút hàng trăm lao động địa phương. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Những lợi thế lớn

Với đặc thù của tỉnh miền núi, Lai Châu có diện tích tự nhiên rộng 9.068,78 km2, đứng thứ 10 về diện tích so với 63 tỉnh, thành trong cả nước, với nguồn tài nguyên nước, khoáng sản phong phú đa dạng tạo điều kiện để tỉnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế nhất là thủy điện, công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm thủy sản và khai thác, chế biến sâu khoáng sản.

Lai Châu nằm ở khu vực vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5-6 km/km2, có nhiều sông, suối lớn như Sông Nậm Na với diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2, Sông Nậm Mạ diện tích lưu vực khoảng 930 km2, Sông Nậm Mu diện tích lưu vực khoảng 170 km2.... đây chính là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thủy năng lớn để phát triển thủy điện.

Về khoáng sản, Lai Châu có hơn 120 điểm khoáng sản, chủng loại rất phong phú, phân bố đều khắp ở các địa phương trong tỉnh: Đất hiếm trữ lượng trên 20 triệu tấn) tập trung ở xã Nậm Xe (Phong Thổ); các điểm quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lượng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đường; các điểm quặng sắt (Huổi Luông - Phong Thổ), đồng (Ma Ly Pho - Phong Thổ), nhôm (Nậm Mạ - Sìn Hồ)… vàng ở Chinh Sáng, Bản Bo (Tam Đường), Noong Hẻo, Pu Sam Cáp (Sìn Hồ); nguyên vật liệu xây dựng: đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng; trong đó, đá vôi có trữ lượng lớn, hàm lượng ôxít can xi cao có thể phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô lớn; nước khoáng với các điểm ở Vàng Bó, Mường So (Phong Thổ), Nà Đông, Nà Đon (Tam Đường), Vàng Bơ (Than Uyên)... tạo điều kiện để tỉnh phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp khai thác, chế biến sâu khoáng sản.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Lê Văn Lương, không chỉ có nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp sản xuất điện và khai khoáng, tỉnh còn có diện tích đất đai lớn; trong đó, đất nông nghiệp chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh, khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế như cao su, chè, mắc ca; phát triển trồng rừng gỗ lớn; các loại cây trồng ôn đới và nhiều loài cây dược liệu quý hiếm như sâm Lai Châu, đương quy, tam thất.

Tỉnh Lai Châu hiện có 20 dân tộc cùng sinh sống với những bản sắc văn hoá, lễ hội, ẩm lực độc đáo. 7/10 ngọn núi cao nhất Việt Nam - nơi còn giữ được những cánh rừng nguyên sinh, với những dòng suối, thác nước, hang động, những thảm thực vật phong phú, đa dạng; những vùng chè cổ thụ, rừng hoa đỗ quyên. Đây là những điều kiện lý tưởng cho phát triển ngành du lịch với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch leo núi, thể thao mạo hiểm, du lịch cộng đồng. Ngoài ra, tỉnh có Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng giúp người dân thuận lợi trong việc giao lưu, thương mại phát triển kinh tế biên mậu, logistics với khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc.

Khai phá tiềm năng, lợi thế

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Mạnh Hà, để từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở các định hướng phát triển của Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, đề án, kết luận và bố trí nguồn lực để phát triển các ngành lĩnh vực quan trọng, nổi bật như phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển rừng bền vững; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch...

Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và ban hành các các cơ chế, chính sách ưu đãi, Lai Châu tập trung nguồn lực, kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng, Khu công nghiệp Mường So và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đến nay, khu Công nghiệp Mường So đã thu hút 8 dự án đầu tư, cụm công nghiệp Than Uyên đã lựa chọn được chủ đầu tư và đang hoàn thiện các thủ tục để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật... góp phần nâng cao giá trị ngành công nghiệp.

Ôg Nguyễn Quang Sang, Giám đốc cụm thuỷ điện SIC Lai Châu cho biết, đơn vị hiện đang quản lý, vận hành 3 nhà máy thuỷ điện gồm: Nậm Lụm 1 (8MW), Nậm Lum 2 (18MW) thuộc xã Bản Lang và nhà máy thuỷ điện Nậm Xe (20MW) thuộc xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ). Năm 2024, sản lượng điện của 3 nhà máy đạt trên 173 triệu KWh, tổng doanh thu 203 tỷ đồng. Điều thuận lợi nhất khi Công ty triển khai các dự án thuỷ điện tại huyện Phong Thổ đó là nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc giải quyết nhanh các thủ tục hành chính và đền bù giải phóng mặt bằng.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2024, tỉnh Lai Châu đã đăng ký thành lập mới cho 124 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 1.543,5 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 2.087 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký trên 57.387 tỷ đồng; giải quyết các đề nghị nghiên cứu, khảo sát dự án của 51 nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Đinh Văn Đô, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sâm Pusilung cho biết, nhận thấy Lai Châu có tiềm năng lớn để phát triển các loại dược liệu quý, nhất là sâm Lai Châu, công ty đã mở rộng vườn trồng sâm Lai Châu 20 ha tại xã Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè). Từ vùng nguyên liệu này, đơn vị đã phát triển được gần 10 sản phẩm chiết xuất từ sâm, gồm rượu sâm, sâm mật ong, trà sâm, nước chiết sâm, viên nang, viên hoàn, sâm khô sấy thăng hoa…

Hiện tại, vườn sâm của công ty đã và đang tạo việc làm thường xuyên cho 62 lao động, chủ yếu là người dân địa phương với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng, khoảng 100 lao động thời vụ/tháng. Theo ông Đinh Văn Đô, Công ty luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của UBND tỉnh và các sở ngành, địa phương trong quá trình cấp chủ trương đầu tư, cũng như trong giải quyết thủ tục hành chính, cơ chế chính sách đầu tư.

Để “hiện thực hoá tiềm năng và khát vọng phát triển” với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển”, thời gian tới, Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, trọng tâm phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến nông, lâm, thủy sản, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng địa phương; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Cùng đó, tỉnh tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp; nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, người dân và doanh nghiệp về vai trò của phát triển công nghiệp đối với kinh tế - xã hội.

Việt Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Ngày 20/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 3.360 km2, 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, giảm từ 526 phường xã xuống còn 126.

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó dự kiến sẽ hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Điều này được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân đồng tình. Nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp nhất sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ cho địa phương trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng 16/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.

 Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào Khmer. Năm 2025, lễ hội này diễn ra từ ngày 14-16/4, không chỉ là dịp để đồng bào Khmer sum vầy, vui đón Tết bên gia đình mà còn là cơ hội để tăng cường đoàn kết cộng đồng, chung tay xây dựng, phát triển quê hương, đất nước sau 50 năm thống nhất non sông.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã quyết nghị tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã. Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Chiều 13/4, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc làm trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Ngày 11/4, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Trần Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, tặng quà các sư sãi, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.