Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn

Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn
Cây dong riềng có lịch sử phát triển khá lâu tại Côn Minh. Cách đây hơn 50 năm, người dân các thôn Lủng Vạng, Bản Lài đã trồng dong riềng để lấy củ ăn. Đến những năm 1985, một số hộ dân từ miền xuôi lên khai hoang đã trồng dong để nghiền lấy tinh bột, vận chuyển về xuôi bán. Trong xã, hộ này phổ biến cho hộ kia cách làm, ban đầu chỉ để ăn vào dịp Tết, sau có khách qua đường mua miến về xuôi làm quà. Nghề làm miến dong tại mảnh đất này bắt đầu hình thành từ đó.

Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn ảnh 1
Dong riềng Côn Minh - nguyên liệu nông sản sạch để sản xuất miến dong Côn Minh
Trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ trong phạm vi gia đình. Ngày nay, quy trình sản xuất ngày càng chuyên nghiệp hóa với đủ loại máy móc hỗ trợ nên nghề làm miến dong đã trở thành một nghề giúp nhiều hộ xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Hiện xã Côn Minh có 12 cơ sở chuyên sản xuất miến, 20 xưởng vừa sản xuất tinh bột vừa làm miến, cho nên diện tích dong riềng hiện có tại xã trồng đều được tận dụng, thu mua tối đa.

Cây dong riềng là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc thấp, năng suất cũng như sản lượng luôn đạt cao. Theo anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất và chế biến miến dong Tuấn Phương cho biết, giá bán ra thị trường hiện nay là khoảng 50.000đ/kg, vào những tháng cao điểm như cuối năm, mỗi ngày toàn xã tiêu thụ khoảng 1000 tấn, trừ đi chi phí, các cơ sở sản xuất sẽ thu về vài trăm triệu đồng, cho giá trị kinh tế cao.

Nhận thấy ích lợi kinh tế từ cây trồng này cho công tác xóa đói giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân các địa phương trong tỉnh trồng và chế biến tinh bột dong riềng. Riêng trong năm 2012, cây dong đã được trồng tại nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh với diện tích 1.800ha. Những năm gần đây, tổng diện tích trồng dong của toàn tỉnh tiếp tục tăng lên 2.943ha. Trong đó Na Rì là địa phương trồng nhiều nhất với 1.133ha, riêng xã Côn Minh trồng được khoảng 230ha.

Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn ảnh 2
Để tạo ra được những sợi miến ngon là cả một quá trình sản xuất đòi hòi cẩn thận và tỉ mỉ

Miến dong – mũi nhọn kinh tế

Miến dong Côn Minh có hương vị đặc biệt, được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với nguồn nguyên liệu thuần khiết là bột dong, hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, bởi vậy miến dong Côn Minh luôn chinh phục được cả những khách hàng khó tính nhất. Miến dong Côn Minh có màu xám đục, không phải vàng óng như các loại miến khác. Sợi miến dong Côn Minh có màu hơi nâu do nguyên liệu từ củ dong riềng được giữ ở dạng nguyên chất, không dùng chất tẩy, không pha trộn với các loại bột khác. Sợi miến cũng không cắt ngắn mà để dài, cuộn to, dai, dòn, có hương thơm đặc trưng của bột dong. Sợi miến sau khi nấu có thể để lâu mà không bị bở, nát, không có sạn.

Để tạo ra được những sợi miến ngon như vậy là cả một quá trình sản xuất đòi hòi cẩn thận và tỉ mỉ. Củ dong già sau khi thu về, rửa sạch đất cát rồi đem nghiền lọc bột. Bột dong thô còn phải qua nhiều lần đánh nhuyễn, cho vào bể lắng, bơm đầy nước cho tinh bột lắng xuống. Cứ như vậy, sau khoảng 10 lần lọc mới thu về bột dong nguyên chất đưa vào sử dụng. Người sản xuất sẽ trộn lẫn 90% bột dong sống cộng với 10% bột đun chín và cho thêm phèn chua, kết hợp với nguồn nước đặc biệt của địa phương tạo thành một hỗn hợp sánh đem vào tráng trên mặt chảo đường kính 1m theo kiểu tráng bánh cuốn, độ mỏng từ 1 – 1,2mm.

Chờ khoảng 30 – 40 giây đến khi bánh chín, dùng ống nứa cuốn bánh ra trải căng trên phên. Mỗi phên bánh có kích thước dài 2-2,5m, rộng 0,6-0,7m được đem phơi nắng sơ qua. Theo kinh nghiệm của những người làm miến lâu năm, miến được phơi nắng cho đến khi cầm tay thấy bánh hơi mềm, ráp tay là có thể mang đi cắt, nếu bánh tráng ẩm quá sẽ không cắt tạo sợi được, nếu khô quá cắt sẽ bị gãy vụn.

Những sợi miến dài như vậy lại một lần nữa được đem phơi trên những giàn cao thoáng. Và cuối cùng là miến được cắt đoạn dài khoảng 40cm, đóng gói rồi đưa ra thị trường. Điều quyết định chất lượng miến có ngon hay không là phụ thuộc vào khâu pha chế tinh bột. Phương thức sản xuất tưởng như khá đơn giản nhưng lại không dễ chút nào, chỉ cần lơ là một chút, không tuân thủ quy trình là miến có thể bị khô, dễ gãy và sợi miến không được đều, đẹp.

Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn ảnh 3
Đặc sản miến dong Côn Minh
Năm 2013, Miến dong Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận nhãn hiệu tập thể và được công nhận là một trong 100 “Sản phẩm - dịch vụ uy tín chất lượng năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn. Và xã Côn Minh là một trong những đơn vị được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của mình. Sản phẩm miến dong của xã Côn Minh nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung được tiêu thụ khắp cả nước và ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm miến dong công ty đã xuất khẩu sang các nước Châu âu và một số nước Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc...

Xây dựng được nhãn hiệu tập thể đã khó, nhưng giữ được giá trị thương hiệu thì còn khó hơn nhiều. Vì vậy, hiện nay xã Côn Minh và huyện Na Rì đang xây dựng quy hoạch trồng dong riềng, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa; nghiên cứu công nghệ chế biến miến dong đảm bảo chất lượng ngày càng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm tinh bột, miến dong và phát triển thị trường tiêu thụ thông qua các chương trình hội chợ triển lãm quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh,…
Theo langvietonline.vn

Có thể bạn quan tâm

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân. Đây cũng là lúc người dân vùng núi Hà Giang tất bật đi thu hái chè. Chè Shan tuyết là đặc sản riêng có của Hà Giang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đến nay tỉnh Đồng Tháp hiện có 40 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 8.600 lao động.

Vũng Tàu mở đường vươn mình từ những mũi tiến công lịch sử

Vũng Tàu mở đường vươn mình từ những mũi tiến công lịch sử

Ngày 30/4/1975, chiến dịch giải phóng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Vũng Tàu, với vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những cứ điểm cố thủ cuối cùng của quân đội Sài Gòn. Đến 13 giờ 30 ngày 30/4, những tên địch cuối cùng buông súng đầu hàng, Vũng Tàu hoàn toàn giải phóng.

"Mùa vàng" sứa biển, ngư dân ven bờ bội thu

"Mùa vàng" sứa biển, ngư dân ven bờ bội thu

Những ngày đầu tháng 4/2025, biển cả đã ban tặng cho ngư dân các xã vùng ven biển Thạch Hà, thị Xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) món quà giá trị đó là sứa biển. Liên tiếp những chuyến ra khơi gần bờ đã mang về sản lượng sứa rất lớn, giúp nhiều gia đình ngư dân thu về hàng triệu đồng, tạo nên không khí phấn khởi trong những chuyến ra khơi.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Tại tỉnh Trà Vinh, thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", người dân đã đăng ký gần 5.000 ha tham gia sản xuất theo mô hình ở vụ sản xuất lúa Hè Thu, cao gấp trên 5 lần so với diện tích tham gia đề án ở vụ lúa Đông Xuân 2024-2025.

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Chiều 4/4, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và công tác xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn theo hình thức trực tuyến kết nối với 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, tối 2/4, tại sân vận động Bảo Đà, thành phố Việt Trì, Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Phú Thọ năm 2025

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang ghi dấu ấn đậm nét trong việc triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chương trình đang là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai đang sở hữu vùng nguyên liệu mía khoảng 45.000 ha, trải dài khắp các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh. Vùng Đông Trường Sơn bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, từng được biết đến là vùng đất khó với những cánh đồng khô cằn chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu phộng, ngô hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước với gần 32.000 ha, mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bình Phước. Ảnh: K GỬIH

Bình Phước khai thác giá trị sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh khai thác giá trị sản phẩm nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu OCOP Bình Phước.