Lạng Sơn đưa hồng vành khuyên trở thành cây trồng chủ lực

Sản phẩm OCOP hồng Vành Khuyên (Văn Lãng, Lạng Sơn) được bán tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Sản phẩm OCOP hồng Vành Khuyên (Văn Lãng, Lạng Sơn) được bán tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Hồng vành khuyên là nông sản đặc hữu của tỉnh Lạng Sơn, được trồng chủ yếu tại huyện biên giới Văn Lãng. Đây hiện là cây trồng đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân tại địa phương này.

Lạng Sơn đưa hồng vành khuyên trở thành cây trồng chủ lực ảnh 1 Sản phẩm OCOP hồng Vành Khuyên (Văn Lãng, Lạng Sơn) được bán tại Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Lãng, tổng diện tích hồng vành khuyên trên địa bàn đạt khoảng 1.350 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch hơn 860 ha; diện tích được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ trên 280 ha. Sản lượng ước đạt 6.000 tấn/năm, với mức giá trung bình từ 15.000 - 25.000 đồng/kg hồng, giá trị hàng năm thu được ước khoảng 72 tỷ đồng/năm.

Xã Tân Mỹ là địa phương có diện tích hồng vành khuyên lớn nhất huyện Văn Lãng, với gần 500 ha; trong đó, 300 ha cho thu hoạch quả và gần 200 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ hồng vành khuyên ngày càng lớn, nhiều thương lái ở các địa phương khác đã đến đặt hàng ngay từ đầu vụ, bao khoán thu mua tận nơi. Điều này giúp các chủ vườn hồng thẻm tâm lý phấn khởi.

Chị Hoàng Thị Thân ở thôn Nà Mò, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng chia sẻ, gia đình bà là hộ trồng hồng lâu năm; mỗi năm có nguồn thu ổn định khoảng 75 triệu đồng từ hồng. Mùa vụ năm 2022, hồng được giá nên dự kiến nguồn thu khoảng 90 - 100 triệu đồng. Để hồng thêm chất lượng, quả ngon ngọt không bị sâu bệnh, gia đình đã đầu tư mua vật tư nông nghiệp, chăm sóc cây theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch dựa trên những hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Ông Hoàng Văn Hậu, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh hồng vành khuyên Nà Mò ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng cho biết, đơn vị đã tích cực mở các điểm thu mua hồng ở những vị trí thuận tiện và hợp lý. Bà con rất phấn khởi khi giá cả mua bán cao hơn so với vài vụ gần đây. Đơn vị cũng tích cực tăng cường liên kết với các thương lái, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng bằng việc phối hợp trưng bày sản phẩm ở các điểm bán và một số gian hàng thương mại điện tử…

Xác định hồng vành khuyên là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế, thời gian qua, xã Tân Mỹ đã tập trung vận động bà con mở rộng diện tích, riêng năm 2022, xã đã trồng mới được 45 ha. Hàng năm xã cũng đã tập trung quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, phát triển các sàn thương mại điện tử để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Theo Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ Hoàng Minh Hạnh, mùa vụ năm 2021, xã ước sản lượng đạt khoảng 3.000 tấn hồng. Năm 2022, sản lượng ước khoảng 4.000 tấn, nếu giá cả ổn định từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, bà con sẽ có nguồn thu vài chục tỷ đồng từ hồng vành khuyên.

Theo đại diện UBND huyện Văn Lãng, hồng vành khuyên được trồng tập trung tại các xã Tân Mỹ, Hoàng Việt, Hoàng Văn Thụ, Thanh Long, Hồng Thái. Việc liên kết tiêu thụ quả hồng vành khuyên, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hướng dẫn thành lập 3 hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh hồng vành khuyên và 1 cửa hàng giới thiệu trưng bày, bán các sản phẩm OCOP của huyện. Đây chính là đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân trên địa bàn với thị trường chủ yếu là tư thương, doanh nghiệp từ các tỉnh như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và một số tổ chức cá nhân khác.

Để sản phẩm hồng vành khuyên Văn Lãng ngày càng phát triển, vươn tới các thị trường, huyện Văn Lãng tiếp tục định hướng phát triển mở rộng diện tích sản xuất, cải tạo những vùng trồng già cỗi, xây dựng vùng sản xuất theo quy trình VietGAP, hữu cơ cho cây hồng vành khuyên và hướng tới nâng cao giá trị sản phẩm bằng phương pháp chế biến sâu như là hồng treo gió công nghệ nhật bản, hồng sấy... Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình hội chợ, phương tiện truyền thông, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử…

Thời điểm thu hoạch hồng vành khuyên bắt đầu từ tháng 7 - 9 Âm lịch hàng năm. Đặc trưng của loại quả này là phần đài hoa hằn trên núm, tạo thành vành rộng gọi là vành khuyên; quả to tròn, không hạt, ăn giòn, ngọt; khi quả càng già, vành khuyên càng hiện rõ... Năm 2020, 2021 hồng vành khuyên Nà Mò, xã Tân Mỹ và hồng vành khuyên Pò Pheo, xã Hoàng Việt đã được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Nguyễn Quang Duy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân. Đây cũng là lúc người dân vùng núi Hà Giang tất bật đi thu hái chè. Chè Shan tuyết là đặc sản riêng có của Hà Giang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đến nay tỉnh Đồng Tháp hiện có 40 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 8.600 lao động.

Vũng Tàu mở đường vươn mình từ những mũi tiến công lịch sử

Vũng Tàu mở đường vươn mình từ những mũi tiến công lịch sử

Ngày 30/4/1975, chiến dịch giải phóng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Vũng Tàu, với vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những cứ điểm cố thủ cuối cùng của quân đội Sài Gòn. Đến 13 giờ 30 ngày 30/4, những tên địch cuối cùng buông súng đầu hàng, Vũng Tàu hoàn toàn giải phóng.

"Mùa vàng" sứa biển, ngư dân ven bờ bội thu

"Mùa vàng" sứa biển, ngư dân ven bờ bội thu

Những ngày đầu tháng 4/2025, biển cả đã ban tặng cho ngư dân các xã vùng ven biển Thạch Hà, thị Xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) món quà giá trị đó là sứa biển. Liên tiếp những chuyến ra khơi gần bờ đã mang về sản lượng sứa rất lớn, giúp nhiều gia đình ngư dân thu về hàng triệu đồng, tạo nên không khí phấn khởi trong những chuyến ra khơi.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Tại tỉnh Trà Vinh, thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", người dân đã đăng ký gần 5.000 ha tham gia sản xuất theo mô hình ở vụ sản xuất lúa Hè Thu, cao gấp trên 5 lần so với diện tích tham gia đề án ở vụ lúa Đông Xuân 2024-2025.

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Chiều 4/4, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và công tác xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn theo hình thức trực tuyến kết nối với 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, tối 2/4, tại sân vận động Bảo Đà, thành phố Việt Trì, Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Phú Thọ năm 2025

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang ghi dấu ấn đậm nét trong việc triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chương trình đang là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai đang sở hữu vùng nguyên liệu mía khoảng 45.000 ha, trải dài khắp các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh. Vùng Đông Trường Sơn bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, từng được biết đến là vùng đất khó với những cánh đồng khô cằn chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu phộng, ngô hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước với gần 32.000 ha, mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bình Phước. Ảnh: K GỬIH

Bình Phước khai thác giá trị sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh khai thác giá trị sản phẩm nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu OCOP Bình Phước.