Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Tối ngày 22 và rạng sáng ngày 23/7, trên địa bàn các địa phương miền Tây tỉnh Nghệ An xuất hiện mưa cường suất lớn, diễn ra trong thời gian dài, nước lũ trên các sông suối đột ngột dâng cao, nhanh do lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh khiến hàng trăm hộ dân bị ngập lụt, trôi và hư hại nhiều đồ đạc, vật dụng sinh hoạt.

Nhiều bản làng ở các xã Nhôn Mai, Nga My, Tương Dương, Mường Xén bị chia cắt do sạt lở đường giao thông, nước ngập sâu bủa vây. Đỉnh điểm ngập lụt có nơi ngập sâu hơn 3m. Người dân đã phải vất vả di dời, chạy lũ và di chuyển đồ đạc, vật dụng trong đêm khuya. Không ít gia đình đã mất đồ đạc, vật dụng có giá trị.

nghe-an1-2307.jpg
Trên tuyến quốc lộ 7 qua địa bàn xã Tương Dương, Mường Xén, Con Cuông, có nhiều điểm ngập sâu từ 1-1,5m, lực lượng chức năng phải gác trực để cấm phương tiện và người dân qua lại.

Người dân điêu đứng trước lũ lớn vượt mốc lịch sử

Sau hành trình hàng tiếng đồng hồ vượt quốc lộ 7, nhóm phóng viên chúng tôi đến xã Con Cuông. Từ cầu Khe Diêm (Km88+520) trên Quốc lộ 7, dễ dàng nhận thấy những cụm dân cư nằm cạnh tuyến đường quốc lộ này bị ngập chìm trong nước lũ, hàng cột điện nằm ven bờ sông Lam đã bị nước lũ nhấn chìm gần hết.

Thôn Vĩnh Hoàn, xã Con Cuông là vùng có hàng trăm hộ dân bị ngập lụt với mực độ khác nhau; trong đó có nhiều nhà ngập sâu đến gần 3m. Tuyến đường 7 huyết mạch nối liền xã Con Cuông đi các xã miền núi Tương Dương, Mường Xén, Kỳ Sơn lên cửa khẩu Nậm Cắn bị chia cắt, giao thông tê liệt bởi điểm ngập lụt đầu tiên tại thôn Vĩnh Hoàn, xã Con Cuông. Điểm ngập lụt này cơ quan chức năng đã lập chốt, cắt cử lực lượng túc trực để cấm các loại phương tiện, người dân qua lại nhằm đảm bảo an toàn.

Theo nhiều người dân xã Con Cuông, trong xã đã có hàng trăm hộ dân ở nhiều vùng dân cư bị ngập lụt, cô lập từ hơn 1 giờ ngày 23/7. Nước lũ trên thượng nguồn đổ về sông Lam quá nhanh mang theo nhiều cành cây khô, bùn đất màu đục ngàu và rác đã dâng nhanh làm các hộ dân sinh sống ven sông Lam đã trở tay không kịp. Người dân phải vội vàng kêu gọi nhau di dời khỏi nhà, bỏ lại nhiều đồ đạc, vật dụng trong nhà. Những vật nuôi như chó, lợn, gà, vịt cũng không thể di chuyển hết trong đêm.

Ông Võ Quang Tâm, thôn Vĩnh Hoàn, xã Con Cuông ngậm ngùi chia sẻ: "Gia đình tôi có một bãi đất trống nuôi gia súc, chủ yếu là trâu, bò. Chiều ngày 22/7, mực nước trên sông Lam còn nhỏ. Tuy nhiên đến chiều và tối cùng ngày thì dâng lên quá nhanh cuốn trôi toàn bộ 10 con trâu, 3 con bò của gia đình. Ước tính thiệt hại khoảng gần 300 triệu đồng".

Ông Nguyễn Thái Hùng, thôn Vĩnh Hoàn cũng cho biết, năm 1988, địa bàn đã từng xảy ra một trận lũ rất lớn. Tuy nhiên trận lũ năm nay mực nước lũ còn dâng cao hơn, thời gian nước dâng rất nhanh, khủng khiếp hơn. "Giờ thì nhà tôi và nhiều hộ dân khác trong xã đã ngập hết. Chúng tôi không biết xoay sở thế nào khi mực nước lũ vẫn tiếp diễn dâng cao. Chỉ tính trong gần 1 giờ đồng hồ, nước đã dâng lên hơn 10 cm', ông Hùng nói.

Tại các vùng bị ngập sâu trên địa bàn xã Con Cuông, người dân đã dùng thuyền nhỏ để di chuyển; dùng những vật dụng xô, chậu, thau để đựng nước mưa để sinh hoạt. Trưa ngày 23/7, người dân tiếp tục mò tìm vật dụng, đồ dùng trong nhà dưới mực nước sâu, đục ngàu và di chuyển lên vùng cao hơn. Để phòng tránh thiệt hại do nước sống Lam tiếp tục dâng cao, người dân đã hỗ trợ nhau lùa gia súc, gia cầm lên những vùng cao hơn. Điều đáng lo lắng là nhiều hộ dân do nhà bị chìm sâu trong nước lũ nên không biết xoay sở, sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình như thế nào.

Lũ dữ hoành hành trên diện rộng khắp miền núi phía Tây Nghệ An

Hành trình di chuyển hàng trăm km trên tuyến Quốc lộ 7 lên “tâm lũ” Mường Xén, chúng tôi dễ dàng bắt gặp cảnh người dân chạy lũ, tìm vớt đồ đạc, di chuyển gia súc, gia cầm, vật dụng lên khu vực cao hơn. Theo ghi nhận của chính quyền các địa phương, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 Wipha gây mưa lớn, cùng với việc các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn xả lũ, trong tối ngày 22/7 và rạng sáng ngày 23/7, nhiều xã miền núi, biên giới phía Tây Nghệ An đã xảy ra ngập lụt cục bộ, nhiều bản làng bị chia cắt do đường giao thông liên bản bị “suối dữ” dâng ngập, dòng chảy xiết gây chia cắt, tê liệt giao thông giao thông; trong đó, các xã Yên Hòa, Mỹ Lý, Quế Phong, Tri Lễ, Qùy Châu, Nga My... bị ảnh hưởng rất nặng; nặng nề nhất là xã Mường Xén.

Hàng chục bản làng với hàng nghìn nhân khẩu bị ngập lụt, cô lập, hàng trăm gia đình rơi vào hiểm nguy trước nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đá từ đồi, núi.

Đơn cử tại xã Quế Phong, cầu treo bản Quạnh dài gần 60m nối bản Hiền với bản Quạnh đã bị nước cuốn trôi trong chiều ngày 22/7. Có 9 hộ gia đình bản Pún và bản Cu có nguy cơ bị sạt lở đất và lũ quét đã được đã di dời đến nơi an toàn. Tại xã biên giới Tri Lễ, tối 22/7, lượng nước đổ về sông suối có xu hướng tăng khiến nhiều hộ bị ngập. Tuyến đường từ xã Tri Lễ đi xã Tương Dưng có nhiều điểm bị nứt, nguy cơ đứt gãy đường rất cao; 30 hộ dân bản Tân Thái (xã Tri Lễ) bị cô lập hoàn toàn do đường liên bản bị sạt lở; 10 hộ dân bản Nậm Nhóng cũng bị cô lập do đất sạt lở chặn hai đầu đường. Tại xã Qùy Châu, khuya ngày 22/7, nước lũ từ thượng nguồn đổ dồn dập khiến mực nước sông Hiếu dâng gây ngập lụt tại phận dốc Bù Bài (quốc lộ 48). Chính quyền địa phương phải cắm biển, bố trí lực lượng cấm các phương tiện qua lại và tiến hành cứu hộ các phương tiện tại khu vực bị ngập...

Ông Lê Văn Lương, Bí Thư Đảng uỷ xã Tương Dương, tỉnh Nghệ An cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão số 3, nước từ thượng nguồn đổ về rất lớn, hiện nước đang dâng lên, gây ngập, giao thông chia cắt, cô lập cục bộ. Trước tình hình khẩn cấp, từ chiều ngày 22/7 tới giờ, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các lượng có mặt tại điểm ngập lụt, đưa người dân đến nơi an toàn. Trước mắt, đảm bảo an toàn về người là trên hết. Đến hiện tại tình hình thiên tai cực đoan trên địa bàn chưa gây thiệt hại về người. Tài sản của người dân thì thiệt hại quá lớn nhưng chưa thống kê hết được.

Ông Lô Đình Thụ, Chủ tịch UBND Xã Mường Xén, tỉnh Nghệ An cho biết, trước mắt chính quyền địa phương đang huy động mọi lực lượng cùng người dân tiến hành dọn dẹp, khơi thông để thuận tiện cho việc đi lại. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn chưa có thiệt hại về người.

Ngày 23/7, ông Tạ Hữu Hùng, Giám đốc nhà máy thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An cho biết, lưu lượng nước đổ về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đã giảm một nửa, còn 6.200 m3/s so với tối qua (ngày 22/7). Hiện thủy điện Bản Vẽ đang xả lũ với lưu lượng 4.300 m3/s.

Sáng ngày 23/7, đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An do ông Lê Hồng Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đến địa bàn các xã miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An để kiểm tra tình hình thực tế và chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 tại những khu vực, địa bàn xung yếu nhất.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh, trước mắt, vấn đề ưu tiên hàng đầu là di dời toàn bộ người dân khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất đá. Chính quyền địa phương các xã cần huy động mọi lực lượng, phối hợp với lực lượng biên phòng đóng chân trên địa bàn, lực lượng công an, dân quân để tham gia hỗ trợ người dân di chuyển đồ đạc, gia súc, di dời người dân đến nơi an toàn; đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân tại những khu vực, địa điểm người dân di dời, sơ tán đến./.

Sau đây là những hình ảnh PV TTXVN ghi nhận về tình trạng ngập lụt tại Nghệ An:

nghe-an2-2307.jpg
Nhiều hộ dân bị ngập lụt nhấn chìm nhà, phải ở tạm trên những con thuyền nhỏ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
nghe-an3-2307.jpg
Trưa 23/7, nước lũ trên sông Lam vẫn đổ về mạnh, dâng nhanh khiến hàng chục ngôi nhà ven sông của người dân xã Con Cuông bị chìm trong nước.
nghe-an4-2307.jpg
Tình trạng ngập lụt gây nên những xáo trộn, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.
nghe-an5-2307.jpg
Một điểm ngập trên quốc lộ 7 thuộc địa bàn xã Con Cuông.
nghe-an6-2307.jpg
Nhiều nhà dân bị ngập sâu, mực nước dâng cao gần 3m.
nghe-an7-2307.jpg
Người dân di chuyển trong vùng ngập lụt.
nghe-an8-2307.jpg
Khu vực chuồng trại chăn nuôi của người dân bị chìm trong nước lũ.
nghe-an9-2307.jpg
Người dân di chuyển đồ đạc, gia súc đến nơi cao hơn để tránh thiệt hại. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
nghe-an10-2307.jpg
Nhà dân bị cô lập giữa mênh mông nước lũ do sông Lam dâng nhanh.
nghe-an11-2307.jpg
Nước lũ dâng cao đỉnh điểm với mực nước gần chạm tới nóc nhà của người dân.
nghe-an12-2307.jpg
Người dân di chuyển đồ đạc, vật dụng chạy lũ.
nghe-an13-2307.jpg
Nước ngập sâu gần hết cột điện trên diện tích rộng lớn đã cô lập khu vực dân cư xã Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
nghe-an14-2307.jpg
Người dân dùng thuyền để di chuyển trong vùng ngập lụt.
nghe-an15-2307.jpg
Nước lũ kèm theo nhiều loại rác tràn vào nhà dân, gây hư hại nhiều đồ đạc, vật dụng.
nghe-an16-2507.jpg
Khu vực dân cư bị nước lũ ngập sâu và cô lập trong nhiều ngày qua.
nghe-an17-2307.jpg
Nhà của nhiều hộ dân bị nước lũ dâng ngập cùng với những tài sản chưa di chuyển kịp.

Có thể bạn quan tâm

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Tối 23/7, ông Phạm Xuân Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh, khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, nhiều công trình bị hư hỏng và gần 3.800 cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại gần 5,6 tỷ đồng.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ 19 giờ 30 phút ngày 23/7 đến 12 giờ 30 phút ngày 24/7, khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Chiều 23/7, thông tin từ UBND xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng chức năng đang xác minh thông tin, đồng thời tổ chức tìm kiếm 2 người đàn ông nghi bị nước lũ cuốn trôi, mất tích trên địa bàn, khi chạy xe máy qua cầu ngầm vào thời điểm nước lũ dâng cao và cầu đã bị ngập.

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Các công trình giao thông trọng điểm có vai trò lớn trong hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, một số công trình giao thông trọng điểm luôn trong tình trạng chậm tiến độ, thậm chí có công trình đã quá hạn thi công nhưng chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng.

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Chiều 23/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp cho thấy có 25 địa phương trong tổng số 124 xã, phường, đặc khu trên địa bàn toàn tỉnh bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão này.

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhiều năm nay, người lính quân hàm xanh tỉnh Lâm Đồng còn là chỗ dựa vững chắc cho nhiều học sinh nghèo vùng biên. Hình ảnh về anh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng người dân càng thêm đẹp đẽ, góp phần củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Ngày 23/7, có 24 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn tại các xã Phú Nghĩa, Đắk Ơ, Bù Gia Mập và Đa Kia (tỉnh Đồng Nai) vui mừng đón nhận “Nhà tình nghĩa Quân - Dân” do Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 (Quân khu 7) phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng từ đầu năm 2025 đến nay.

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Ngày 23/7, ông Trần Văn Thu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các cơ quan chức năng của xã đang tiến hành kiểm tra thiệt hại do giông lốc tại khu vực làng chài, thôn 7, xã Ia Tơi. Qua đó, có các giải pháp khắc phục thiệt hại cho người dân.

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Tình trạng lục bình dày đặc trên các tuyến kênh, mương trở thành nỗi lo ngại với nhiều người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Lục bình phát triển nhanh, ngoài tầm kiểm soát khiến nhiều tuyến kênh, mương bị tắc nghẽn, cản trở dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy và gây thiệt hại trực tiếp đến nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), sáng 23/7, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường - chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi cùng đồng đội phá án, bóc gỡ đường dây ma túy xuyên quốc gia từ khu vực Tam giác Vàng qua Lào về Việt Nam.

Đảng viên Biên phòng gắn kết người dân nơi tuyến đầu Tổ quốc

Đảng viên Biên phòng gắn kết người dân nơi tuyến đầu Tổ quốc

Thực hiện mô hình “Đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình” ở khu vực biên giới, các đảng viên được phân công phụ trách đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nhân dân, trở thành nhịp cầu gắn kết tình quân dân, củng cố thế trận lòng dân nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Hồi sinh màu xanh trên vùng đất ô nhiễm bom, mìn

Hồi sinh màu xanh trên vùng đất ô nhiễm bom, mìn

Sau 50 năm chiến tranh, vùng đất Hải Thái, huyện Gio Linh (nay là xã Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị) vốn bị ô nhiễm bom, mìn nay đã hồi sinh với bạt ngàn rừng cao su xanh, rừng tràm tươi tốt. Người dân nơi đây đã có cuộc sống ấm no.

Tuổi trẻ An Giang xung kích hỗ trợ hiệu quả vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tuổi trẻ An Giang xung kích hỗ trợ hiệu quả vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Qua hơn 3 tuần đi vào vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, với sự tham gia tích cực của các đội thanh niên tình nguyện do các cấp bộ Ðoàn tỉnh An Giang thành lập đã góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả các thủ tục hành chính, đáp lại sự hài lòng trong nhân dân.

Phú Thọ kiểm tra công tác ứng phó bão tại các điểm xung yếu

Phú Thọ kiểm tra công tác ứng phó bão tại các điểm xung yếu

Ngày 22/7, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Đinh Công Sứ đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại một số trạm bơm, các điểm có nguy cơ sạt lở cao thuộc địa bàn các xã: Cao Dương, Liên Sơn và Lương Sơn.

Lật cầu treo Pa Thơm, nhiều người rơi xuống suối

Lật cầu treo Pa Thơm, nhiều người rơi xuống suối

Khoảng 8 giờ sáng 22/7, cầu treo Pa Thơm ở bản Pa Xa Lào, xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên) bất ngờ đứt một bên dây văng, lật nghiêng 90 độ, khiến nhiều người và phương tiện đang lưu thông bị rơi xuống suối.

Tri ân những người có công với đất nước

Tri ân những người có công với đất nước

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.

Giống nho mới công nghệ cao mở cơ hội phát triển du lịch Khánh Hòa

Giống nho mới công nghệ cao mở cơ hội phát triển du lịch Khánh Hòa

Với khí hậu khô nóng đặc thù và thổ nhưỡng phù hợp, các địa phương ở khu vực phía Nam của tỉnh Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển giống nho mới cho quả có vị ngon hơn và đẹp mắt, từ đó kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách đưa du khách đến tham quan các vườn nho trĩu quả.

Nông dân đổi đời từ mô hình trồng rau màu 'chung sống với lũ'

Nông dân đổi đời từ mô hình trồng rau màu 'chung sống với lũ'

Nằm cặp theo hai bờ sông Tiền, một mặt tiếp giáp biển Đông, tỉnh Đồng Tháp có địa hình đa dạng vùng ngọt và kiểm soát lũ đầu nguồn, vùng Đồng Tháp Mười và vùng dự án Bảo Định phía bắc sông Tiền, vùng ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh. Đặc biệt, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ngọt hóa Gò Công do đặc thù về điều kiện thiên nhiên, đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn, mùa khô thường bị ảnh hưởng hạn mặn, sản xuất khó khăn.

Quân đội hỗ trợ người dân Hà Tĩnh ứng phó bão số 3

Quân đội hỗ trợ người dân Hà Tĩnh ứng phó bão số 3

Là địa phương có hàng nghìn hộ dân sinh sống ven biển, phần lớn nhà ở là cấp 4, Hà Tĩnh đang đối mặt với nhiều nguy cơ thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ. Trước diễn biến phức tạp và cường độ mạnh của cơn bão, lực lượng quân đội dân quân tự vệ đã đồng loạt ra quân chằng chống nhà cửa, hỗ trợ người dân di dời tài sản; đồng thời, kêu gọi tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn.

Xả tràn hồ Đại Lải do mực nước dâng cao

Xả tràn hồ Đại Lải do mực nước dâng cao

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Thọ cho biết, để đảm bảo an toàn hồ Đại Lải cũng như tài sản của Nhà nước và tính mạng của nhân dân, ngày 21/7, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản ra lệnh xả tràn cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hồ Đại Lải do mực nước đo được tại hồ Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc cũ) lúc 7 giờ ngày 21/7 đã lên tới cao trình +19,65m và đang tiếp tục dâng lên.