Những vùng “đất thép” ở Ninh Thuận vươn mình mạnh mẽ

50 năm sau Ngày giải phóng Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2025) và giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những vùng “đất thép” trong kháng chiến giờ đây đã khoác lên mình diện mạo mới, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975041.jpg
Vùng đất giàu truyền thống cách mạng huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Ký ức hào hùng từ chiến khu

Tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, cựu chiến binh Lâm Thế Định (78 tuổi), nguyên Đại đội trưởng Đại đội 2, bộ đội địa phương vẫn còn nhớ những năm tháng chiến đấu tại chiến khu 19 (CK19) trong giai đoạn 1964-1975. Ông cùng đồng đội đã tham gia hàng trăm trận đánh, ngăn chặn hiệu quả các cuộc càn quét của địch, mở rộng vùng giải phóng, phối hợp với bộ đội chủ lực tiến quân từ miền Bắc vào đập tan tuyến phòng thủ “Lá chắn thép Phan Rang” do chế độ Việt Nam Cộng hòa dựng nên, góp phần giải phóng tỉnh Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.

Ông Lâm Thế Định nhớ lại, CK19 có vị trí chiến lược quan trọng, nằm giữa các khu vực cảng quân sự Cam Ranh, sân bay quân sự Thành Sơn và cảng Ninh Chữ. Trong đó, vùng Núi Chúa CK19 là căn cứ địa cách mạng, nơi người dân, đặc biệt là đồng bào Raglai hết lòng ủng hộ, che chở bộ đội, góp phần xây dựng lực lượng đến ngày toàn thắng. Ông Định xúc động nói: "Những trận đánh vào tháng 4/1975 có ý nghĩa vô cùng to lớn, đó là thời khắc chúng tôi chiến đấu và chứng kiến quê hương được giải phóng sau bao nhiêu năm mong đợi".

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975059.jpg
Cựu chiến binh Lâm Thế Định, xã Bắc Phong (Thuận Bắc, Ninh Thuận) chia sẻ thông tin với phóng viên TTXVN về những năm tháng chiến đấu tại chiến khu 19 (CK19). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Rạng sáng 16/4/1975, quân ta chia làm ba mũi đồng loạt tấn công và giải phóng Phan Rang, sân bay Thành Sơn và cảng Ninh Chữ. Ông chỉ huy đơn vị phối hợp cùng với bộ đội chủ lực tấn công ở mũi thứ ba, giải phóng toàn bộ vùng phía Bắc huyện Thuận Bắc và phối hợp đánh chiếm cảng Ninh Chữ, ngăn chặn địch tháo chạy bằng đường biển. Đến 9 giờ 30 phút, toàn bộ khu vực Phan Rang, Ninh Chữ đã hoàn toàn thuộc về quân giải phóng. Trưa 16/4/1975, khi Ninh Thuận đã được giải phóng, không khí chiến thắng lan đi khắp nơi, nhân dân ùa ra đường hô vang khẩu hiệu chiến thắng "Hòa bình rồi, giải phóng rồi!". Lúc này anh em bộ đội gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, phấn khởi với những nụ cười hòa lẫn nước mắt hạnh phúc, ông Lâm Thế Định tự hào kể.

Cùng chung niềm tự hào, cựu chiến binh Nguyễn Đức Hạnh (81 tuổi, xã Phước Dinh) nhắc nhớ về những năm tháng hoạt động tại chiến khu 35 (CK35) ở huyện Thuận Nam. Năm 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng, gắn bó với CK35 - một căn cứ địa vững chắc là nơi các cơ quan của tỉnh tập trung sau Tết Mậu Thân 1968.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975016.jpg
Xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận) ngày nay. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

"Đóng quân ở đây, chúng tôi có thể bao quát đồng bằng, Quốc lộ 1 và các đồn bốt của địch, tạo lợi thế trong chiến đấu. Đặc biệt, CK35 có nhiều hang động lớn là nơi an toàn cho lực lượng kháng chiến", ông Hạnh cho biết.

Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, hy sinh, người dân Phước Dinh luôn hết lòng vì cách mạng. Thanh niên tham gia dân công, tải đạn, tiếp tế lương thực; người già, phụ nữ cùng du kích chống lại các cuộc càn quét. Vùng đất Phước Dinh đã trở thành "hàng rào thép" vững chắc, bảo vệ cách mạng, ghi dấu những hy sinh to lớn với 37 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 252 liệt sĩ và 408 gia đình có công với cách mạng.

Với những đóng góp to lớn, các cựu chiến binh như ông Nguyễn Đức Hạnh và ông Lâm Thế Định vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý. Sau hòa bình, các ông tiếp tục cống hiến cho quê hương, truyền lửa cho thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng và lòng yêu nước.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975031.jpg
Dự án năng lượng điện mặt trời được đầu tư trên địa bàn xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Diện mạo mới trên quê hương cách mạng

Nửa thế kỷ đã trôi qua, các khu vực chiến khu CK19, CK35, CK7, CK22, CK Anh Dũng và vùng ven xưa kia đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ vùng đất chịu nhiều bom đạn nay đã trở thành những khu dân cư trù phú với hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội hiện đại.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, cảng biển được đầu tư, nâng cấp đồng bộ; tuyến đường ven biển dài 105km nối các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Thuận Nam tạo động lực lớn cho giao thương và phát triển kinh tế. Đặc biệt, Ninh Thuận đang xây dựng công trình trọng điểm quốc gia gồm hai dự án Nhà máy điện hạt nhân 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) và Nhà máy điện hạt nhân 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) với tổng công suất khoảng 4.600MW.

Điển hình là xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, nơi từng là căn cứ CK19 giờ đây đã trở thành điểm sáng về kinh tế biển và du lịch, đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Những bãi biển tuyệt đẹp, các điểm đến du lịch, vườn nho trĩu quả đang thu hút đông đảo du khách.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975061-1.jpg
Một góc rừng chiến khu 19 (CK19 thuộc khu vực núi Chúa, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Bà Cao Thị Thủy, đồng bào Raglai ở xã Vĩnh Hải chia sẻ: "Ngày xưa, Núi Chúa là nhà của người Raglai, cũng là vùng chiến khu. Ông bà, cha mẹ mình đã sớm giác ngộ cách mạng, một lòng quyết tâm đánh giặc. Dù khó khăn, gian khổ, đồng bào vẫn kiên trung theo cách mạng". Ngày nay, cuộc sống của người dân đã ổn định hơn rất nhiều nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và phát triển du lịch cộng đồng.

Tương tự, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam cũng có những bước phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, kinh tế và xã hội. Người dân đồng lòng ủng hộ chủ trương xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, kỳ vọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975028.jpg
Ngành may mặc tại Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng thôn Vĩnh Trường, bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án điện hạt nhân và mong muốn Nhà nước có chính sách tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người dân.

Hành trình 50 năm xây dựng và phát triển đã đưa Ninh Thuận từ một tỉnh nghèo trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Năm 2024, GRDP của tỉnh tăng 8,74%, đứng thứ 4/14 địa phương trong khu vực Duyên hải miền Trung và 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ninh Thuận đã khẳng định vị thế là "thủ phủ" năng lượng tái tạo của Việt Nam, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đưa du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh chú trọng đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính, chuyển đổi số và phát triển bền vững.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975056.jpg
Sản xuất muối công nghiệp tại cánh đồng muối Đầm Vua (Ninh Hải, Ninh Thuận). Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định, với trách nhiệm, tinh thần và khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, triển khai mạnh mẽ các phong trào thi đua, lan tỏa cảm hứng và khát vọng phát triển nhằm đạt được mục tiêu năm 2025 và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh.

Địa phương tập trung triển khai các định hướng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để sớm đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, bền vững.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-nhieu-doi-thay-tren-cac-vung-can-cu-cach-mang-o-ninh-thuan-7975038.jpg
Tuyến đường ven biển DT 701 nối 2 huyện Thuận Nam, Ninh Phước với thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã được đưa vào sử dụng. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Sự đổi thay trên khắp các vùng căn cứ cách mạng ở Ninh Thuận hôm nay là minh chứng cho ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tinh thần cách mạng và những giá trị lịch sử hào hùng sẽ mãi là động lực để Ninh Thuận tiếp tục vươn lên trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước.

Nguyễn Thành

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Long An đã thực hiện nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2024, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những tháng còn lại của năm, ngành tập trung thực hiện Đề án thành lập Sở Y tế tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế Long An và Sở Y tế Tây Ninh (cũ) nhằm ổn định cơ cấu tổ chức, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Chiều 24/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công “điểm” thực hiện Đề án “Xây dựng 1.000 căn nhà ở cho nhân dân thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ”.

Na Sang quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030

Na Sang quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030

Trong các ngày từ 23 - 24/7, Đảng bộ xã Na Sang (tỉnh Điện Biên) tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên chọn tổ chức điểm ở cấp xã.

Lào Cai khẩn trương di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Lào Cai khẩn trương di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Từ đêm 23 đến rạng sáng 24/7, trên trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn kéo dài, gây ngập úng, sạt lở một số tuyến đường và thiệt hại đến nông nghiệp của người dân. Cùng đó, nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cũng đã được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.

Đại hội đảng bộ xã không nhận hoa, kêu gọi ủng hộ chương trình phát triển cây trồng

Đại hội đảng bộ xã không nhận hoa, kêu gọi ủng hộ chương trình phát triển cây trồng

Ngày 24/7, Đảng bộ xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp xã có ý nghĩa đặc biệt khi không nhận hoa chúc mừng, mà kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ hiện vật như cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp hoặc kinh phí... để góp phần thực hiện chương trình “Ươm mầm tương lai - Phát triển cây trồng bền vững Tu Mơ Rông”.

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Tối 23/7, ông Phạm Xuân Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh, khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, nhiều công trình bị hư hỏng và gần 3.800 cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại gần 5,6 tỷ đồng.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ 19 giờ 30 phút ngày 23/7 đến 12 giờ 30 phút ngày 24/7, khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Chiều 23/7, thông tin từ UBND xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng chức năng đang xác minh thông tin, đồng thời tổ chức tìm kiếm 2 người đàn ông nghi bị nước lũ cuốn trôi, mất tích trên địa bàn, khi chạy xe máy qua cầu ngầm vào thời điểm nước lũ dâng cao và cầu đã bị ngập.

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Các công trình giao thông trọng điểm có vai trò lớn trong hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, một số công trình giao thông trọng điểm luôn trong tình trạng chậm tiến độ, thậm chí có công trình đã quá hạn thi công nhưng chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng.

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Chiều 23/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp cho thấy có 25 địa phương trong tổng số 124 xã, phường, đặc khu trên địa bàn toàn tỉnh bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão này.

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhiều năm nay, người lính quân hàm xanh tỉnh Lâm Đồng còn là chỗ dựa vững chắc cho nhiều học sinh nghèo vùng biên. Hình ảnh về anh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng người dân càng thêm đẹp đẽ, góp phần củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Ngày 23/7, có 24 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn tại các xã Phú Nghĩa, Đắk Ơ, Bù Gia Mập và Đa Kia (tỉnh Đồng Nai) vui mừng đón nhận “Nhà tình nghĩa Quân - Dân” do Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 (Quân khu 7) phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng từ đầu năm 2025 đến nay.

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Ngày 23/7, ông Trần Văn Thu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các cơ quan chức năng của xã đang tiến hành kiểm tra thiệt hại do giông lốc tại khu vực làng chài, thôn 7, xã Ia Tơi. Qua đó, có các giải pháp khắc phục thiệt hại cho người dân.

Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Tối ngày 22 và rạng sáng ngày 23/7, trên địa bàn các địa phương miền Tây tỉnh Nghệ An xuất hiện mưa cường suất lớn, diễn ra trong thời gian dài, nước lũ trên các sông suối đột ngột dâng cao, nhanh do lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh khiến hàng trăm hộ dân bị ngập lụt, trôi và hư hại nhiều đồ đạc, vật dụng sinh hoạt.

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Tình trạng lục bình dày đặc trên các tuyến kênh, mương trở thành nỗi lo ngại với nhiều người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Lục bình phát triển nhanh, ngoài tầm kiểm soát khiến nhiều tuyến kênh, mương bị tắc nghẽn, cản trở dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy và gây thiệt hại trực tiếp đến nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), sáng 23/7, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường - chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi cùng đồng đội phá án, bóc gỡ đường dây ma túy xuyên quốc gia từ khu vực Tam giác Vàng qua Lào về Việt Nam.

Đảng viên Biên phòng gắn kết người dân nơi tuyến đầu Tổ quốc

Đảng viên Biên phòng gắn kết người dân nơi tuyến đầu Tổ quốc

Thực hiện mô hình “Đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình” ở khu vực biên giới, các đảng viên được phân công phụ trách đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nhân dân, trở thành nhịp cầu gắn kết tình quân dân, củng cố thế trận lòng dân nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Trắng đêm chạy lũ cùng người dân phía Tây Nghệ An

Trắng đêm chạy lũ cùng người dân phía Tây Nghệ An

Thông tin từ nhiều người dân và chính quyền địa phương cho biết, tối 22/7, do mưa lớn kéo dài, nước sông Nậm Mộ tiếp tục dâng cao, dòng chảy mạnh, cộng với việc các thủy điện xả lũ nên trung tâm xã Mường Xén (tỉnh Nghệ An) bị ngập nghiêm trọng.

Hồi sinh màu xanh trên vùng đất ô nhiễm bom, mìn

Hồi sinh màu xanh trên vùng đất ô nhiễm bom, mìn

Sau 50 năm chiến tranh, vùng đất Hải Thái, huyện Gio Linh (nay là xã Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị) vốn bị ô nhiễm bom, mìn nay đã hồi sinh với bạt ngàn rừng cao su xanh, rừng tràm tươi tốt. Người dân nơi đây đã có cuộc sống ấm no.

Tuổi trẻ An Giang xung kích hỗ trợ hiệu quả vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tuổi trẻ An Giang xung kích hỗ trợ hiệu quả vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Qua hơn 3 tuần đi vào vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, với sự tham gia tích cực của các đội thanh niên tình nguyện do các cấp bộ Ðoàn tỉnh An Giang thành lập đã góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả các thủ tục hành chính, đáp lại sự hài lòng trong nhân dân.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Phú Thọ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Phú Thọ

Trong 4 giờ qua (từ 10 - 14h ngày 22/7), trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận tình trạng mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Một số khu vực có lượng mưa lớn như Đoàn Kết 81 mm, Trung Thành 64 mm...

Phú Thọ kiểm tra công tác ứng phó bão tại các điểm xung yếu

Phú Thọ kiểm tra công tác ứng phó bão tại các điểm xung yếu

Ngày 22/7, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Đinh Công Sứ đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại một số trạm bơm, các điểm có nguy cơ sạt lở cao thuộc địa bàn các xã: Cao Dương, Liên Sơn và Lương Sơn.