Ninh Thuận khuyến khích đầu tư công nghệ bảo quản nông sản

Ninh Thuận khuyến khích đầu tư công nghệ bảo quản nông sản
Đóng gói sản phẩm nho, táo đưa vào kho bảo quản lạnh Ảnh: Công Thử - TTXVN
Đóng gói sản phẩm nho, táo đưa vào kho bảo quản lạnh 
Ảnh: Công Thử - TTXVN

Ông Phan Quang Thựu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, được sự hỗ trợ của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn), công nghệ sơ chế, bao gói bảo quản nho, táo bằng phương pháp bao gói khí điều biến đã được chuyển giao cho ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận để ứng dụng vào sản xuất.

Công nghệ này có ưu điểm kéo dài thời gian bảo quản ở nhiệt độ tối ưu, thích hợp với đặc tính sinh lý của quả nho và táo sau thu hoạch. Khi sử dụng công nghệ này, sản phẩm sau thu hoạch có thể tăng thời gian bảo quản lên đến 60 ngày, trong khi chi phí xử lý, đóng gói sản phẩm thấp, nhưng chất lượng sản phẩm không thay đổi, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn), công nghệ bảo quản nho và táo bằng kỹ thuật bao gói khí điều biến có tác dụng xử lý làm sạch bề mặt nhánh, vỏ quả và diệt cả nấm mốc bằng hệ thống phun nước nóng ở nhiệt độ 50 độ C trong khoảng thời gian 5 phút.

Sản phẩm nho được sơ chế trước khi đóng gói, bảo quản tại kho lạnh Ảnh: Công Thử - TTXVN
 Sản phẩm nho được sơ chế trước khi đóng gói, bảo quản tại kho lạnh 
Ảnh: Công Thử - TTXVN

Tiếp đó sản phẩm sẽ được chuyển sang hệ thống phun chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nhằm ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây biến màu và rụng cuống. Sau đó sản phẩm sẽ được chuyển vào kho lạnh để bảo quản và không lo về thời gian, quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ.

Nho và táo là hai sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, với tổng diện tích canh tác 2.224 ha, trong đó diện tích trồng nho 1.272 ha; táo 952 ha .

Nho và táo là những loại trái cây trữ nước rất cần bảo quản đúng quy cách để giữ được chất lượng trái cây trong quá trình vận chuyển từ nhà vườn đến tay người tiêu dùng. Do đó việc sử dụng công nghệ bảo quản chất lượng sản phẩm là hết sức quan trọng.

Ông Nguyễn Đình Quang, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại nông sản Thái Thuận cho biết, khi chưa có công nghệ bảo quản, sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch đưa ra thị trường tiêu thụ rất khó, bởi người tiêu dùng vẫn còn có sự e ngại, chưa tin cậy đối với sản phẩm sau thu hoạch, nhất là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc 4 đúng như quy định.

Được Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ, công ty đã đầu tư thêm vốn xây dựng cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bộ lắp ráp một cách đồng bộ từ băng chuyền thiết bị sơ chế nguyên liệu đến thiết bị làm khô bằng không khí lạnh và kho lạnh bảo quản sản phẩm, được ngành chức năng công nhận là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (loại A).  

Công nghệ sơ chế, bao gói bảo quản nho, táo bằng phương pháp bao gói khí điều biến được Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận ứng dụng vào sản xuất không những đảm bảo độ sạch của nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn góp phần nâng giá trị sản phẩm nông sản.

Sản phẩm nho được bảo quản tại kho bảo quản lạnh Ảnh: Công Thử - TTXVN
Sản phẩm nho được bảo quản tại kho bảo quản lạnh 
Ảnh: Công Thử - TTXVN

Hiện lượng tiêu thụ nông sản nho, táo của công ty này đã tăng lên, đơn đặt hàng của các siêu thị ở các thành phố lớn trong nước đối với sản phầm nho, táo cũng tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên việc ứng dụng, đầu tư nhân rộng công nghệ này cũng còn gặp khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất, chế biến sản phẩm nho, táo chưa mạnh tiềm lực về tài chính để đầu tư, mua sắm công nghệ.

Ông Phan Quang Thựu cho biết, dự án đầu tư công nghệ bảo quản nông sản thuộc chương trình quốc gia, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 70% vốn; đồng thời hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để áp dụng vào sản xuất.

Tuy nhiên đến nay Ninh Thuận chỉ có một doanh nghiệp là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại nông sản Thái Thuận đang áp dụng công nghệ này.

Một số doanh nghiệp và khoảng 60 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn, do cần phải có nguồn vốn đối ứng 30% để đầu tư thực hiện, trong khi đó nguồn vốn hỗ trợ 70% của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ còn thời hạn hơn 10 ngày nữa.

Để các doanh nghiệp, các hợp tác xã đón nhận, ứng dụng công nghệ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đang phối hợp với chính quyền các địa phương rà soát, tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản (nho, táo) tiếp cận.

Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã cùng liên kết lại để đầu tư mua sắm dây chuyền công nghệ, áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản đặc thù của tỉnh./.
Công Thử

Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở nói chung, đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bái Ái nói riêng; qua đó giúp người dân vùng khó nhanh chóng an cư, lạc nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Ngày 1/5, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Đức Thái (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), UBND huyện Bù Đăng phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc Saigontimes Club (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn) tổ chức Chương trình trao quà thiện nguyện Caravan 2030 lần thứ 34 mang tên “Hành trình 20 năm huyền thoại”.

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những tiêu chí cơ bản và dần nâng cao; đặc biệt là có nhiều chính sách chăm lo cho học sinh.

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.