Nông sản Hà Tĩnh xuất ngoại và lên kệ siêu thị

Sản phẩm bánh đa vừng của Hợp tác xã sản xuất và thương mại Nguyên Lâm được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN
Sản phẩm bánh đa vừng của Hợp tác xã sản xuất và thương mại Nguyên Lâm được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và nâng tầm nông sản chủ lực của địa phương.

Sản xuất bánh đa vừng vốn là nghề truyền thống của gia đình anh Lê Văn Duẩn, giám đốc Hợp tác xã sản xuất và thương mại Nguyên Lâm (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nhưng việc tiêu thụ vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Năm 2020, tham gia chương trình OCOP với hai sản phẩm chủ lực là bánh đa vừng, miến vừng đen và đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Anh Lê Văn Duẩn cho biết: “Tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư hơn 400 triệu đồng để mua máy móc công nghệ mới, dựa trên nguồn nguyên liệu sạch, sẵn có của địa phương, sản phẩm chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp hơn. Từ sản lượng mỗi năm 900.000 bánh/ năm 2019, sau khi tham gia chương trình OCOP, năm 2021 sản phẩm được quảng bá trên các kênh sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, hợp tác xã đã bán ra gần 2.000.000 bánh, doanh thu đạt 3,5 tỷ đồng”.

Nông sản Hà Tĩnh xuất ngoại và lên kệ siêu thị ảnh 1  Sản phẩm bánh đa vừng của Hợp tác xã sản xuất và thương mại Nguyên Lâm được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN 

Không chỉ thị trường trong nước, cuối năm 2021 vừa qua, bánh đa vừng Nguyên Lâm còn được xuất khẩu sang Nhật Bản vào cuối năm 2021 với số lượng 64.000 tệp, trị giá lô hàng là 326 triệu đồng. Anh Duẩn chia sẻ: “Đây mới chỉ là lô hàng đầu tiên trong tổng số 3 lô hàng mà cơ sở chúng tôi ký kết với đối tác Nhật Bản trong đợt này. Dự kiến trong năm 2022, sẽ xuất khẩu thêm 2 lô hàng nữa. Sau khi chinh phục được thị trường yêu cầu cao như Nhật Bản, thời gian tới chúng tôi sẽ nhắm đến những thị trường khác như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và một số nước châu Âu”.

Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, thời gian qua, thông qua việc kết nối, phối hợp với Bộ Công Thương, các sàn thương mại điện tổ chức các chương trình livestream quảng bá sản phẩm chủ lực và triển khai hiệu quả mô hình “Gian hàng Việt trực tuyến” đối với sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Tĩnh. Nhiều sản phẩm trước đây chỉ được tiêu thụ trong làng, xã, nay đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua hệ thống siêu thị Big C, Vinmart, sàn thương mại điện tử lớn voso, postmart, sendo, shopee, một số sản phẩm như: bánh đa, sứa, gạo, chè… đã có đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Năm 2021, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tiếp tục được các cấp, ngành tại Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đã tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng, được người dân đồng tình hưởng ứng tích cực tham gia thực hiện.

Sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn; các chủ cơ sở đã từng bước nâng cao nhận thức, nhiều cơ sở đã được chỉnh trang nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phát triển sản xuất đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Công tác vệ sinh môi trường; bao bì nhãn mác, quy cách đóng gói ngày càng hoàn thiện, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; công tác xúc tiến thương mại được chú trọng. Từ đó doanh số bán hàng của các sản phẩm OCOP đều tăng cao, bình quân tăng gần 40% so với trước khi tham gia Chương trình.

Nông sản Hà Tĩnh xuất ngoại và lên kệ siêu thị ảnh 2Thương hiệu nước mắm Phú Khương (Hợp tác xã thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương) là sản phẩm OCOP 4 sao được sản xuất bằng công nghệ mới, sạch sẽ, an toàn và chất lượng hơn. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Là một trong 6 sản phẩm đầu tiên được tỉnh Hà Tĩnh lựa chọn tham gia Chương trình OCOP từ năm 2018, đến nay Hợp tác xã thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã có 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và sản phẩm nước mắm đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Chị Lê Thị Khương, Giám đốc Hợp tác xã Thu mua và chế biến thủy hải sản Phú Khương cho biết: “Cơ sở chúng tôi hiện có Thông qua các kênh bán hàng tại các cửa hàng sản phẩm sạch trên toàn quốc và các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là qua kênh bán hàng của Bưu điện tỉnh, sản lượng bán ra của các sản phẩm OCOP rất cao vì đã có thương hiệu và được người tiêu dùng tin tưởng. Mỗi năm cơ sở tiêu thụ 400 tấn cá cho ngư dân, sản xuất 300.000 lít nước mắm, doanh thu đạt 20 tỷ đồng”.

Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: “Sau khi tham gia Chương trình OCOP, nhiều cơ sở kinh doanh đã mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Tổng số lao động sử dụng tại các cơ sở tham gia OCOP hiện nay là 1.757 người (tăng 392 người) và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động gián tiếp. Thu nhập bình quân của người lao động được tăng lên đáng kể từ 3,87 triệu đồng/tháng sau khi tham gia Chương trình tăng lên 5,2 triệu đồng/tháng.

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 còn khó khăn nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP đã mạnh dạn nâng cấp, chỉnh trang, xây dựng mới nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị đảm bảo quy chuẩn, để mở rộng quy mô sản xuất với tổng kinh phí 108,423 triệu đồng, điển hình như Công ty TNHH tư vấn nông nghiệp An Nông (Sản phẩm Yến sào Xứ Nghệ), HTX dịch vụ tổng hợp Minh Lương (sản phẩm rượu Golden Rice)...

Thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tư vấn, hỗ trợ các cơ sở OCOP có khả năng phát triển để mở rộng quy mô sản xuất, đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện để xuất khẩu. Khơi dậy sự sáng tạo trong nhân dân để tiếp tục phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến, chế biến sâu. Rà soát, lựa chọn một số sản phẩm tiêu biểu, lợi thế của tỉnh để củng cố, nâng cấp các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, như: Nhung Hươu Hương Sơn, Trầm hương Phúc Trạch... Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại trên các nền tảng số, sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ người sản xuất mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới có tiềm năng để giới thiệu, bán sản phẩm OCOP Hà Tĩnh. Kết nối, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh vào hệ thống siêu thị hoặc chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng OCOP.

Hoàng Ngà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân. Đây cũng là lúc người dân vùng núi Hà Giang tất bật đi thu hái chè. Chè Shan tuyết là đặc sản riêng có của Hà Giang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đến nay tỉnh Đồng Tháp hiện có 40 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 8.600 lao động.

Vũng Tàu mở đường vươn mình từ những mũi tiến công lịch sử

Vũng Tàu mở đường vươn mình từ những mũi tiến công lịch sử

Ngày 30/4/1975, chiến dịch giải phóng miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Vũng Tàu, với vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những cứ điểm cố thủ cuối cùng của quân đội Sài Gòn. Đến 13 giờ 30 ngày 30/4, những tên địch cuối cùng buông súng đầu hàng, Vũng Tàu hoàn toàn giải phóng.

"Mùa vàng" sứa biển, ngư dân ven bờ bội thu

"Mùa vàng" sứa biển, ngư dân ven bờ bội thu

Những ngày đầu tháng 4/2025, biển cả đã ban tặng cho ngư dân các xã vùng ven biển Thạch Hà, thị Xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) món quà giá trị đó là sứa biển. Liên tiếp những chuyến ra khơi gần bờ đã mang về sản lượng sứa rất lớn, giúp nhiều gia đình ngư dân thu về hàng triệu đồng, tạo nên không khí phấn khởi trong những chuyến ra khơi.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Hiệu quả kinh tế từ trồng lúa giảm phát thải

Tại tỉnh Trà Vinh, thực hiện Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", người dân đã đăng ký gần 5.000 ha tham gia sản xuất theo mô hình ở vụ sản xuất lúa Hè Thu, cao gấp trên 5 lần so với diện tích tham gia đề án ở vụ lúa Đông Xuân 2024-2025.

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Trà Vinh nâng chất tiêu chí nông thôn mới

Chiều 4/4, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 và công tác xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn theo hình thức trực tuyến kết nối với 9 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Khai mạc Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2025

Nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, tối 2/4, tại sân vận động Bảo Đà, thành phố Việt Trì, Ban Tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa du lịch – Đất Tổ 2025, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Phú Thọ năm 2025

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ núi Bóng

Tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có quần thể cây chè cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm. Để làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị của giống chè, chính quyền tỉnh và các nhà khoa học đang tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen chè cổ, mở ra hành trình gìn giữ, phát huy giá trị của giống chè quý hiếm này trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà”.

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

"Mỗi xã một sản phẩm" - Động lực mới cho phát triển kinh tế nông thôn Thái Bình

Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thái Bình đang ghi dấu ấn đậm nét trong việc triển khai hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Chương trình đang là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Đồng Tháp đưa toàn bộ sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến nay, tỉnh có 581 sản phẩm được công nhận OCOP (464 sản phẩm 3 sao, 116 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao) của 246 chủ thể duy trì kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử; 100% sản phẩm OCOP được duy trì trên các sàn thương mại điện tử.

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai và hành trình từ vùng đất khó trở thành "thủ phủ" mía đường

Gia Lai đang sở hữu vùng nguyên liệu mía khoảng 45.000 ha, trải dài khắp các vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh. Vùng Đông Trường Sơn bao gồm thị xã An Khê và các huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, từng được biết đến là vùng đất khó với những cánh đồng khô cằn chủ yếu trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, đậu phộng, ngô hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, những năm qua, khu vực này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để trở thành vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước với gần 32.000 ha, mang lại sinh kế ổn định cho hàng nghìn hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Nghệ nhân trăn trở “giữ lửa” nghề truyền thống ở Thái Bình

Thái Bình có hơn 140 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng, trong đó không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhờ tinh thần sáng tạo và tâm huyết của họ, nhiều làng nghề đã “hồi sinh” mạnh mẽ trước nguy cơ bị mai một.

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Đồng bào Mông ở Suối Bu thoát nghèo từ cây măng tre bát độ

Trong những năm gần đây, cây măng tre bát độ đã trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" cho đồng bào Mông tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, cây măng tre Bát độ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của Bình Phước. Ảnh: K GỬIH

Bình Phước khai thác giá trị sản phẩm OCOP

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (chương trình OCOP), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh khai thác giá trị sản phẩm nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu OCOP Bình Phước.