Phát huy vai trò người có uy tín trong tuyên truyền về bình đẳng giới

Ngày 30/7, tại Trà Vinh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".

vna_potal_hoi_thao_phat_huy_vai_tro_nguoi_co_uy_tin_trong_tuyen_truyen_ve_binh_dang_gioi_7511088.jpg
Người có uy tín chia sẻ công tác tuyền truyền về bình đẳng giới. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Tham dự Hội thảo có hơn 50 đại biểu là lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố, cơ sở; người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng có sáng kiến, giải pháp tuyên truyền, vận động hiệu quả trong thúc đẩy bình đẳng giới tại 14 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ 2021-2030.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó khẳng định vai trò, sự đóng góp to lớn của đội ngũ người có uy tín. Tính đến năm 2023, cả nước có 28.538 người có uy tín; trong đó, 2.635 người là già làng, 3.178 người là trưởng thôn bản, 500 người là chức sắc các tôn giáo…

Thời gian qua, những người có uy tín luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân, thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đem lại đổi thay cho cuộc sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Trong 5 năm qua, Hội Phụ nữ tại các địa phương trong cả nước đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tranh thủ được kinh nghiệm, sự am hiểu địa bàn, đối tượng, văn hóa, lễ nghi của các dân tộc, tôn giáo, đặc biệt là uy tín của các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu khác để vận động người dân trong cộng đồng tích cực tham gia thực hiện các chương trình, phong trào Hội. Trọng tâm trong đó là Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "5 có 3 sạch”, phong trào “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới", Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ 2021-2030.

Kết quả, từ năm 2019 đến nay, các cấp Hội của 33/50 tỉnh, thành phố địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi đã tổ chức hơn 25.300 cuộc tuyên truyền với nhiều nội dung đa dạng, vận động tạo nguồn vốn vay gần 280 tỷ đồng; hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hơn 6.000 phụ nữ. Qua đó, giúp gần 300.000 gia đình giảm nghèo, thoát nghèo; gần 11.880 hộ đạt tiêu chí gia đình 5 không 3 sạch; hàng nghìn mô hình phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc, văn nghệ, thể thao... được thành lập, duy trì hoạt động, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia...

Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, vùng miền núi, dân tộc thiểu số của Việt Nam vẫn là lõi nghèo của cả nước. Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội khiến phụ nữ phải đối mặt nhiều thách thức; tập tục văn hóa cũ như ma chay, hiếu hỉ tốn kém, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, thách cưới, sinh nở tại nhà không có hỗ trợ y tế... vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, dân tộc, gây nhiều hệ luỵ, tiêu cực...

vna_potal_hoi_thao_phat_huy_vai_tro_nguoi_co_uy_tin_trong_tuyen_truyen_ve_binh_dang_gioi_7511091.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, bài học hay trong quá trình tuyên truyền về công tác bình đẳng giới. Đồng thời, các đại biểu đề xuất giải pháp phát huy hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi suy nghĩ, xóa bỏ định kiến về khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tập tục văn hóa không phù hợp để thúc đẩy bình đẳng giới.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Hoa, quyền Viện trưởng Viện Tâm lý học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, để phát huy vai trò những người có uy tín, chức sắc tôn giáo trong thực hiện các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ, trước hết phải vận động, giải thích, tuyên truyền cho người có uy tín, chức sắc, chức việc tôn giáo nhận diện rõ những vấn đề đang dẫn tới bất bình đẳng giới trong cộng đồng với đặc điểm cụ thể, rõ ràng trong phong tục tập quán, thành kiến, định kiến hay thói quen hành vi dẫn tới bất bình đẳng giới. Từ đó, họ sẽ lên kế hoạch để vận động, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng cụ thể.

Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ; trong đó có 15 xã biên giới, 58 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tỉnh có hơn 1 triệu dân, với 41 dân tộc sống đan xen.

Bà Lê Thị Thái Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước chia sẻ, Hội hiện có trên 20.100 hội viên nòng cốt, trong đó có trên 3.500 người là đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 2.800 người có đạo. Đội ngũ hội viên nòng cốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng phong trào phụ nữ vững mạnh; là đội ngũ tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện phong trào thi đua, cuộc vận động, hoạt công tác Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương.

Đặc biệt đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu, vùng dân tộc tôn giáo, đội ngũ hội viên nòng cốt dân tộc, tôn giáo chính là “cánh tay phải”, “trợ thủ đắc lực” của đội ngũ cán bộ Hội cơ sở trong việc triển khai chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phong trào, hoạt động của Hội đến đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Để công tác thúc đẩy bình đẳng giới đạt hiệu quả, bà Lê Thị Thái Thanh cho biết, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hội viên nòng cốt là người dân tộc, tôn giáo. Đồng thời, Hội rà soát, xây dựng, bồi dưỡng hội viên cốt cán uy tín trong cộng đồng, đảm bảo chất lượng, tâm huyết với tổ chức Hội, am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Luật Bình đẳng giới…

Thanh Hòa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Ngày 20/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 3.360 km2, 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, giảm từ 526 phường xã xuống còn 126.

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó dự kiến sẽ hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Điều này được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân đồng tình. Nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp nhất sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ cho địa phương trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng 16/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.

 Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào Khmer. Năm 2025, lễ hội này diễn ra từ ngày 14-16/4, không chỉ là dịp để đồng bào Khmer sum vầy, vui đón Tết bên gia đình mà còn là cơ hội để tăng cường đoàn kết cộng đồng, chung tay xây dựng, phát triển quê hương, đất nước sau 50 năm thống nhất non sông.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã quyết nghị tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã. Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Chiều 13/4, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc làm trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Ngày 11/4, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Trần Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, tặng quà các sư sãi, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.