Quảng Nam: Chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao ở Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Nguồn: baoquangnam.vn
Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao ở Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Nguồn: baoquangnam.vn

Hằng năm, cứ vào mùa nắng nóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam luôn xảy ra tình trạng cháy rừng diện rộng. Mặc dù ngành chức năng đã có cảnh báo đỏ, nhưng chính quyền và người dân không thể kiểm soát được “giặc lửa”. Nguyên nhân gây cháy rừng gần đây là do thói quen đốt thực bì để dọn đất, chuẩn bị cho vụ mới, cộng với tình trạng người dân dùng lửa bất cẩn trong rừng.

Quảng Nam: Chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng ảnh 1 Cán bộ Chi Cục Kiểm lâm  kiểm tra công tác phòng, chóng cháy rừng. Ảnh: Thanh Sang-TTXVN

Cuộc chiến với “giặc lửa” để giữ rừng

Chỉ tính riêng trong hơn một tháng qua, trên địa bàn Quảng Nam đã xảy ra hơn 10 vụ cháy rừng tại các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức, Nam Giang, Nông Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước, Phước Sơn... làm hàng trăm ha rừng bị cháy rụi. Hỏa hoạn gây hại cho các cánh rừng trồng keo lá tràm và do người dân phát cây làm rẫy, hoặc do doanh nghiệp phát rừng để trồng lại cây mới. Cháy rừng không chỉ làm thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân mà thậm chí đã gây ra chết người.

Là địa phương nằm trong vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng, huyện Thăng Bình sơ hữu hơn 9.320 ha rừng, trong đó gần 810 ha rừng tự nhiên, diện tích còn lại là rừng trồng.

Ông Nguyễn Trường Hải, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam, phụ trách Trạm Kiểm lâm Thăng Bình, cho biết, theo Quyết định 2209, ngày 7/1/2011 của UBND tỉnh, Thăng Bình có 2.589 ha rừng ở 6 xã Bình Lãnh, Bình Quế, Bình Phú, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị nằm trong vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, địa phương còn xác định có thêm 2.161 ha rừng cũng có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng ở 6 xã ven biển gồm Bình Nam, Bình Sa, Bình Đào, Bình Hải, Bình Dương và Bình Trung. Quản lý tổng cộng 4.750 ha rừng nằm trong vùng có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng ở 12 xã, những năm qua, Trạm Kiểm lâm Thăng Bình luôn chú trọng phối hợp với cơ quan chức năng và địa phương tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, tình trạng cháy rừng vẫn diễn ra chưa thể kiểm soát được.

Theo ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng nhưng từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 vụ cháy rừng. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài trên diện rộng; nhận thức của người dân trong bảo vệ rừng còn hạn chế…

Thời gian tới, huyện sẽ yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy; vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sống gần rừng nâng cao trách nhiệm về bảo vệ rừng. Riêng các xã có rừng có trách nhiệm phối hợp với Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam triển khai cho hộ gia đình, tổ chức có rừng ký cam kết về công tác phòng cháy, chữa cháy.

Nắng nóng kéo dài trong những ngày qua càng khiến công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn huyện Nam Giang trở nên khó khăn, mức độ cảnh giác được nâng cao hơn bao giờ hết. Cùng với xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó cháy rừng, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ) và “5 sẵn sàng” (lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy và thông tin) hiệu quả và an toàn.

Theo ông Arất Bhen, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang, kể từ khi thành lập, đơn vị được giao quản lý tổng diện tích hơn 55.510 ha, bao gồm đất rừng phòng hộ và sản xuất lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên trên lâm phận quản lý có thảm thực vật rừng phân bố khá đều từ chân đến đỉnh đồi núi cao, với mật độ dày và nhiều tầng; địa hình phức tạp, hiểm trở, dân cư phân bố không đồng đều, bị chia cắt bởi nhiều sông suối… khiến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, tính đặc thù ở miền núi là mùa khô thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 8 hằng năm. Những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu nên mùa khô xuất hiện khá sớm, có năm từ tháng 2 và kéo dài đến hết tháng 9 với tình trạng khô kiệt khiến nguy cơ cháy rừng luôn ở mức rất cao. Vì thế, bên cạnh sự chủ động xây dựng kịch bản và các phương án ứng phó phù hợp với thực tế, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Giang tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy từ phía cộng đồng, giúp rừng luôn được đảm bảo an toàn.

Xác định cộng đồng dân cư là lực lượng tại chỗ giúp chính quyền địa phương giám sát, quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả, thời gian qua, bên cạnh nâng cao ý thức, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, Nam Giang thành lập các tổ phòng cháy, chữa cháy tại các thôn, xã. Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, phản ánh hiện trạng về môi trường rừng và đã qua các lớp tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy. Để giữ rừng an toàn, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân miền núi, lực lượng chức năng ở Nam Giang triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, huy động người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, xem đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.

Ngoài ra, lực lượng chức năng ở Nam Giang hướng dẫn người dân làm đường biên, phát dọn sạch sẽ khu vực giáp ranh tại vị trí đất rẫy, đồi keo nhằm đảm bảo không để xảy ra trường hợp gây cháy rừng do chủ quan, lơ là. Tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy ở Nam Giang vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy; chưa có công trình bể nước, hệ thống đường băng cản lửa tại các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao…

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Thông kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho thấy, từ năm 2016 đến nay, diện tích rừng bị thiệt hại của tỉnh là hơn 623,5 ha (giảm 462,2 ha so với giai đoạn 2011 - 2015). Nguyên nhân phần lớn do cháy rừng và lấn chiếm đất rừng tự nhiên, rùng phòng hộ để mở rộng diện tích sản xuất.

Trước các vụ cháy rừng chưa tìm ra nguyên nhân, chính quyền tỉnh đã yêu cầu các địa phương khẩn trương chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân các vụ cháy rừng vừa xảy ra; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm và làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, hội, đoàn thể và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Công điện nêu rõ, thời gian qua do thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ cháy rừng tại các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Phước Sơn... gây thiệt hại nhiều diện tích rừng. Theo dự báo, trong thời gian tới thời tiết vẫn còn tiếp tục diễn biến cực đoan phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn.

Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời, tổ chức ký cam kết với các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình trong việc thực hiện biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Cùng với đó, các sở ngành, địa phương rà soát, kiểm tra thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và “5 sẵn sàng” trong chữa cháy rừng; phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ hằng ngày trong suốt mùa nắng nóng. Đối với các khu vực trọng điểm và khu rừng có nguy cơ cháy rừng cao thì bố trí lực lượng chốt chặn, tuần tra, canh gác, kiểm soát người ra vào rừng, ngăn chặn các hành vi đưa lửa vào rừng, kịp thời phát hiện đám cháy, huy động lực lượng tham gia nhanh chóng dập tắt cháy rừng không để xảy ra cháy lớn.

Các cơ quan, đơn vị chức năng cần thực hiện nghiêm chức trách quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; giám sát, hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài. Trong những ngày nắng nóng, dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm), nghiêm cấm các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa và các hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây ra cháy rừng.

UBND tỉnh yêu cầu các ban quản lý rừng (chủ rừng) thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí phương tiện, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thường trực tại các vùng trọng điểm để theo dõi nắm bắt tình hình, kịp thời thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn và hỗ trợ các địa phương.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh chuẩn cần bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cần thiết để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.

Trần Tĩnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích rình rập, thậm chí ngay trong chính ngôi nhà, môi trường sống quanh trẻ, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Để đảm bảo trẻ được sống trong môi trường an toàn, cần sự quan tâm, vào cuộc của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Kon Tum đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giúp người dân, nhất là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn sinh sống tại nơi ở mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Trong đó, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) là một địa phương nổi bật khi hoàn thành xóa 155 căn nhà tạm, dột nát trước thời hạn kế hoạch đề ra.

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giao các căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân khó khăn về nhà ở sớm ổn định sản xuất, an cư lạc nghiệp.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ngành dừa

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ngành dừa

Tỉnh Bến Tre đang tập trung nâng cao năng lực chế biến ngành dừa thông qua việc phát triển vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 17/6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư khẩn trương rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các dự án; trên cơ sở đó có các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trước khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Chiều 16/6, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số khu vực, đoạn đường ven suối trong trung tâm thành phố. Sau khoảng 30 phút, nước đã rút tại các khu vực này.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, từng chứng kiến những tháng năm rực lửa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Nơi đây trên từng triền núi, từng tấc đất thấm đẫm máu xương và hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa có điểm dừng.

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.