
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Kon Tum và Lâm Đồng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 15 giờ 40 phút đến 20 giờ 40 phút, khu vực các tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 15 giờ 40 phút đến 20 giờ 40 phút, khu vực các tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Qua rà soát đến thời điểm 16 giờ chiều 13/4, trên địa bàn xã Nậm Lúc, Bản Cái, Lào Cai không có hộ dân bị ảnh hưởng về nhà ở do mưa lũ, sạt lở. Các tuyến đường giao thông cơ bản vẫn an toàn trước ảnh hưởng của đợt mưa từ ngày 12/4 đến sáng 13/4/2025.
Tại Bình Phước, qua rà soát, thống kê hiện trạng các khu dân cư, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, các khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh thường xảy ra thiên tai phân chia thành 4 vùng nguy cơ.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, sau 5 tháng thi công khẩn trương từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2024, đơn vị đã hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình kè xử lý các đoạn sạt lở cấp bách trên kênh 28 qua địa bàn huyện Cái Bè. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 249 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương khoảng 200 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương.
Tới nay vẫn còn 151 hộ dân vẫn chưa nhận đủ tiền hỗ trợ di dời với số tiền gần 3 tỷ đồng, hiện người dân mong nhà nước sớm chi trả nốt số tiền còn lại để ổn định đời sống.
Hậu quả nặng nề do mưa lũ vừa qua khiến nhà cửa của hàng nghìn hộ dân ở tỉnh Yên Bái bị lũ cuốn trôi, vùi lấp và có nguy cơ cao sạt lở đất. Hiện nay, nhiều hộ dân rất cần nơi ở mới, vì vậy, việc sắp xếp, bố trí và xây dựng tái định cư đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh Yên Bái nhằm ổn định cuộc sống người dân vùng lũ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 24 giờ qua (từ 1giờ ngày 29/10 đến 1giờ ngày 30/10), khu vực các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa to, có nơi mưa rất to như: Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 129mm; Hồ Sông Thai (Quảng Bình) 106mm; Vĩnh Kim (Quảng Trị) 129,2mm; Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) 238,2mm...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển chậm theo hướng Nam Đông Nam, tốc độ khoảng 3km/h.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình cảnh báo, từ 27/10 đến ngày 29/10, trên các sông tỉnh Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Gianh ở mức báo động 1 đến báo động 2, trên sông Kiến Giang ở mức báo động 2 đến báo động 3.
Ngày 23/10, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện M’Drắk (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, huyện đã khẩn cấp di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất đến nơi an toàn.
Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, trong 12 giờ qua (từ 20 giờ ngày 15/10 đến 7 giờ ngày 16/10), trên địa bàn tỉnh có mưa to dẫn tới lũ trên các sông, suối dâng cao; cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại nhiều khu vực trên địa bàn.
Ngày 2/10, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang thông tin, trong ngày 1/10 và 2/10, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to tại các xã: Phúc Yên (huyện Lâm Bình), Sinh Long (huyện Na Hang) với lượng mưa 50mm; Tân Trào (huyện Sơn Dương) với lượng mưa trên 55mm, nguy cơ xảy ra lũ quét, sụt lún, sạt lở đất, đá tại 36 xã trong tỉnh.
Yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) cũng như các tỉnh vùng núi. Đây là một trong những nội dung được các nhà khoa học đề cập tại Tọa đàm khoa học "Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 2/10, tại Hà Nội.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tổng lượng mưa đo được tại các trạm đo mưa trên địa bàn từ 19 giờ ngày 30/9 đến chiều 1/10 dao động từ trên 70 - 200 mm. Mưa lớn kéo dài gây ra lũ ở các khe suối và sạt lở đất tại nhiều nơi ở huyện Văn Yên, gây thiệt hại về nhà cửa và sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang khiến hàng nghìn khối đất đá bất ngờ đổ xuống, vùi lấp nhà cửa và gây chia cắt cục bộ tuyến Quốc lộ 2 đoạn Hà Giang – Tuyên Quang. Hiện nay, các lực lượng thi công và chính quyền địa phương đang đồng bộ các giải pháp để xử lý khối lượng đất đá sạt lở nhằm sớm thông tuyến sớm nhất Quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang.
Ông Hoàng Quang Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang (Hà Giang) cho biết, để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã vận động, di dời khẩn cấp 46 hộ dân với hơn 170 khẩu ở thôn Thượng Mỹ ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, số 4, tại huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, đi lại, sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Bên cạnh đó, tại các xã Sốp Cộp, Sam Kha, Nậm Lạnh đã xuất hiện vết nứt trên đồi và nền nhà, tường, sân nhà của nhiều hộ dân.
Theo thông tin từ ông Lã Ngọc Quảng, Chủ tịch UBND xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, chiều 25/9 đã tìm thấy thi thể anh Hoàng Văn Dược (sinh năm 1991), trú tại thôn Át Thượng (xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái). Anh Dược là nạn nhân bị mất tích trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra vào ngày 10/9 khiến 9 người bị tử vong và mất tích.
Do ảnh hưởng của nhiều đợt mưa lớn, tại bản Nà Mện (xã Nậm Ty, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã xuất hiện những vết nứt rộng, nguy cơ cao sạt lở đất, đe dọa trực tiếp đến 66 hộ dân. Trước thực trạng đó, huyện Sông Mã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã, bản kiểm tra, đánh giá mức độ và có phương án di dời các hộ ra khỏi khu vực sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau bão số 4, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục mưa to. Tại nhiều địa phương miền núi Nghệ An, tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp, đe dọa cuộc sống hàng trăm hộ gia đình, chính quyền địa phương phải tổ chức lực lượng di dời người dân đến nơi an toàn.
Ngày 23/9, tại khu vực Km9+200, Tỉnh lộ 674, đoạn qua xã Sa Sơn (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) xảy ra vụ sạt lở đất khiến các phương tiện không thể lưu thông.
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của bão đã xảy ra mưa lớn, dài ngày, gây nguy cơ sạt lở đất, đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhiều người dân sinh sống trên địa bàn xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).
Ngày 19/9, thông tin từ UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), liên quan đến vết nứt lớn được phát hiện gần đây trên quả đồi bản Đỏ, xã Phú Thanh, trực tiếp đe dọa an toàn và tính mạng của hàng chục hộ dân, hiện nay, lực lượng chức năng đang khẩn trương thực hiện phương án khắc phục.
Yên Bái là địa phương nằm ở khu vực có địa hình đồi núi phức tạp. Thành phố Yên Bái, Lục Yên, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên… đều đối mặt với nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét.
Bão số 3 gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc, riêng vụ sạt lở đất và lũ quét sáng 10/9/2024 tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã làm 66 người chết và mất tích tính đến ngày 15/9. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lại vừa phát tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại khu vực miền núi Bắc trong những ngày tới. Điều này một lần nữa đặt ra vấn đề phải nhanh chóng nâng cấp cảnh báo sớm sạt lở đất ở các vùng nguy cơ cao.
Tối 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình truyền hình đặc biệt “Điểm tựa Việt Nam” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1, hướng đến người dân vùng lũ lụt, sạt lở đất phải gánh chịu hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra nhằm lan tỏa tình cảm, sự sẻ chia với những mất mát của nhân dân do hậu quả của bão lũ, động viên tinh thần kiên cường khắc phục khó khăn, sáng tạo và dũng cảm vì mục tiêu chung.
Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 14/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, trong 3-6 giờ tới (18 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút ngày 14/9), khu vực Bắc Bộ có mưa với lượng mưa từ 5-15mm, có nơi trên 40mm.Các chuyên gia cảnh báo, khu vực vùng núi Bắc Bộ mưa lớn kéo dài, đất đá đã bão hòa, lũ trên các sông đã xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa.
Mặc dù trời đã tạnh mưa từ 2 ngày nay, nhưng trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn tiếp tục xảy nhiều vụ lở đất gây thiệt hại về người và tài sản. Nhiều điểm có nguy cơ sạt lở, sụt lún đang được các địa phương tiếp tục di dời dân và tích cực khắc phục.
Trưa 13/9, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của tỉnh Lào Cai đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất xảy ra tại xã A Lù, huyện Bát Xát khiến 7 người mất tích. Ngay sau khi tìm thấy các thi thể nạn nhân xấu số, cấp ủy, chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình nạn nhân làm thủ tục mai táng theo phong tục địa phương.
Trong sáng 12/9, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xảy ra 2 vụ sạt lở đất khiến 5 người tử vong, 4 người bị thương và 1 người bị mất tích.