Số hộ được chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Đắk Lắk còn thấp

Số hộ được chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Đắk Lắk còn thấp
Người dân được hưởng lợi từ thu phí dịch vụ môi trường.Ảnh :baochinhphu.vn
Người dân được hưởng lợi từ thu phí dịch vụ môi trường.Ảnh :baochinhphu.vn

Các chủ rừng này tập trung ở các huyện Lắk, Krông Bông, Krông Ana, M’Đrắk, Ea H’Leo; trong đó, hai huyện Lắk và Krông Bông được xác định là địa bàn trọng điểm do có diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng có giá trị lớn về mặt khoa học, môi trường, lại nằm trọn trong hệ thống lực vực sông Sêrêpốk nên có số chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia cung ứng dịch vụ môi trường nhiều với 121 chủ rừng và 4.185 ha rừng…

Các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình đã thường xuyên tuần tra, chăm sóc, tu bổ, về sinh, bảo vệ nên rừng, đất rừng không những không bị lấn chiếm trái phép mà còn chất lượng rừng ngày càng tăng lên, tăng thêm thu nhập cho các chủ rừng.

Theo kế hoạch, năm 2018 này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh Đắk Lắk chi trả cho các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình là 1.981 triệu đồng (đơn giá 300.000 đồng/ha/năm); trong đó, chi trả cho 11 chủ rừng là cộng đồng hơn 646 triệu đồng, bình quân mỗi cộng đồng nhận hơn 60 triệu đồng/năm, số tiền còn lại là chi trả cho các chủ rừng là nhóm hộ, hộ gia đình.

Ông Y Koi Luk, dân tộc M’nông, Trưởng buôn Dung xã vùng sâu Đắk Phơi (huyện Lắk) cho biết, buôn có 11 hộ, mỗi hộ nhận 18 ha rừng sau khai thác của Công ty Lâm nghiệp Lắk để chăm sóc quản lý, bảo vệ.

Các hộ nhận rừng đã được cấp sổ xanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 50 năm. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở về trước, do tiền công quản lý, bảo vệ quá thấp (50.000 đồng/ha) nên các hộ buông lỏng quản lý, không chăm sóc, tu bổ rừng. Thậm chí, có 6 hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng còn để người dân nơi khác đến lấn chiếm rừng, đất rừng để sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2014 đến nay,hàng năm ngoài việc nhận mỗi hộ gia đình từ 2,5 đến cả chục triệu đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hộ gia đình còn tận thu các lâm sản phụ như măng tre, le, mây…để sử dụng, hoặc bán tăng thêm thu nhập, đồng thời, thường xuyên tuần tra, canh gác, tu bổ, chăm sóc để rừng ngày càng phát triển…

Còn ông Y Tuyết Liêng, Trưởng buôn Du Mah, xã vùng sâu Đắk Nuê (huyện Lắk) chia sẻ, buôn có 36 hộ gia đình đồng bào M’nông trong buôn ngoài sản xuất nông nghiệp còn được giao rừng, mỗi hộ nhận từ 28 đến 35 ha rừng sau khai thác. Từ năm 2014 trở lại đây, rừng được chăm sóc, quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên rừng ở đây ngày càng được bảo vệ, chăm sóc tốt hơn, sinh khối ngày càng tăng, thu nhập của hộ gia đình nhận rừng cũng khá hơn, thu nhập mỗi hộ gần chục triệu đồng/năm…

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của ông Nguyễn Minh Chí, mức thu nhập bình quân trên đầu người về hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình vẫn còn thấp, chưa tương xứng với công sức của người làm nghề rừng nên chưa khuyến khích, thu hút được người dân tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Minh Chí cũng kiến nghị tỉnh Đắk Lắk ngoài việc thu từ các nhà máy thủy điện, các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sạch, còn cần khai thác thêm các loại dịch vụ khác có sử dụng dịch vụ môi trường rừng như các cơ sở sản xuất nước công nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch…để huy động thêm nguồn thu phục vụ cho công tác bảo vệ, phát triển rừng, tăng thêm thu nhập cho các chủ rừng.

Ông Nguyễn Minh Chí đề nghị các huyện, đơn vị chức năng ngoài việc tăng thêm số hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng còn nhanh chóng rà soát lại việc giao đất, giao rừng cho các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình trên từng địa bàn đảm bảo về hồ sơ, rõ ràng về vị trí, ranh giới, diện tích, tên chủ rừng được giao.

Đặc biệt, ông Chí cho rằng, tỉnh cần nghiên cứu, nâng cao hạn mức được giao rừng cho các đối tượng này để quản lý, bảo vệ, hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm tăng nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số là hộ nghèo sinh sống gần rừng.
Quang Huy

Có thể bạn quan tâm

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Mấy năm nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã và đang được đầu tư hoàn thiện, góp nâng cao chất lượng đời sống người dân. Đây là kết quả từ việc ưu tiên nguồn lực của trung ương, của tỉnh Đắk Nông cho huyện, cũng là thành quả từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự góp sức của người dân.

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.