Chủ động, linh hoạt trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7, các địa phương trên cả nước đã chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã đã vận hành đồng bộ, hiệu quả.

Giải quyết công việc thấu đáo, nhanh chóng

lai-chau-010725.jpg
Hội đồng nhân dân xã Sì Lở Lầu họp Kỳ họp thứ nhất trong ngày làm việc đầu tiên. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN

Tại xã biên giới Sì Lở Lầu (Lai Châu), đúng 7 giờ 30 phút ngày 1/7 toàn bộ cán bộ, công chức đã có mặt đầy đủ, bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới. Các phòng, ban chủ động tiếp cận quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Về cơ bản, hệ thống máy móc, đường truyền đảm bảo vận hành ổn định.

Ngay trong buổi làm việc đầu tiên, xã đã họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, HĐND để thống nhất nhiều chương trình, nghị quyết như: kiện toàn bộ máy, thủ tục hành chính (bổ nhiệm lãnh đạo phòng, phân công nhiệm vụ, ban hành các quy chế...). Nhiều công việc cần làm ngay đã được quán triệt và thực hiện đảm bảo vận hành bộ máy thông suốt, nhanh chóng, hiệu quả.

Tại Trung tâm hành chính công của xã, người dân có mặt làm các giấy tờ, thủ tục được cán bộ hướng dẫn tận tình, niềm nở. Đặc biệt, một số người dân không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông được cán bộ hướng dẫn tỉ mỉ để hoàn thành thủ tục, giấy tờ.

lai-chau2-010725.jpg
Trung tâm phục vụ hành chính công xã biên giới Sì Lở Lầu phục vụ người dân đến làm thủ tục. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN

Ngày đầu tiên đến giải quyết công việc tại UBND xã, Bí thư Chi bộ bản Thà Giàng (xã Sì Lở Lầu) phấn khởi cho biết, ông rất kỳ vọng vào bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp mới sẽ gần dân hơn, sát dân hơn để nắm rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân; từ đó giải quyết công việc thấu đáo, nhanh chóng.

Anh Lý Vần Hộ (bản Tân Séo Phìn) tin tưởng, với những cán bộ được tăng cường từ huyện, tỉnh về có chuyên môn vững, nghiệp vụ cao cùng những cách làm hay, sáng tạo sẽ giúp xã Sì Lở Lầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.

Xã Sì Lở Lầu được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã Sì Lở Lầu, Vàng Ma Chải, Mồ Sì San, Pa Vây Sử của huyện Phong Thổ (cũ). Sau khi thành lập, xã Sì Lở Lầu có diện tích tự nhiên 147,8 km2, quy mô dân số 16.196 người và 27 thôn, bản. Đây là một trong những xã rất khó khăn của tỉnh Lai Châu với địa bàn vùng sâu, vùng xa và đa phần dân số là đồng bào dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì…

Theo ông Đỗ Xuân Thủy, Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, hôm nay chính thức bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của chính quyền địa phương 2 cấp. Với tinh thần quyết tâm cao vượt khó, đoàn kết, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ nhân dân hiệu quả, nhanh chóng...

Đặt quyết tâm cao từ ngày làm việc đầu tiên

tuyen-quang-1725-10.jpg
Trung tâm hành chính công xã Phú Linh (Tuyên Quang) nhộn nhịp ngày làm việc đầu tiên. Ảnh: Đức Thọ/TTXVN

Cùng với các địa phương trên cả nước, ngày 1/7, phường Nông Tiến (tỉnh Tuyên Quang) bước vào ngày làm việc chính thức đầu tiên theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.

Ngay từ sáng, nhiều người dân đã có mặt tại Trung tâm hành chính công của phường đặt ở trụ sở UBND phường Nông Tiến (Tổ 9, phường Nông Tiến) để làm các thủ tục giấy tờ cần thiết ngay khi chính quyền mới đi vào hoạt động. Bà Nguyễn Thị Tâm (xóm Tràng Đà 6, phường Nông Tiến) cho biết, bà có mặt tại đây từ rất sớm để chờ làm thủ tục tại Trung tâm hành chính công phường. Mọi công việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Trung tâm được bố trí rộng rãi, hợp lý, trang thiết bị hiện đại có khu vực chờ cho công dân khi đến làm các thủ tục. Đội ngũ cán bộ, công chức tại Trung tâm làm việc chuyên nghiệp, ân cần và nhiệt tình.

Trong ngày làm việc đầu tiên, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại phường Nông Tiến đều phấn khởi, vui mừng nhưng cũng khẩn trương bắt tay ngay vào công việc. Chị Ma Thị Hồng, chuyên viên lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường, Trung tâm phục vụ hành chính công phường Nông Tiến chia sẻ: “Sau sắp xếp, công việc sẽ nhiều hơn, người dân có nhu cầu phục vụ sẽ đông hơn nên chúng tôi quyết tâm nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn với tinh thần phục vụ nhân dân chu đáo, nhanh chóng thuận lợi và thông suốt”.

Chị Lý Thị Thu, chuyên viên Văn phòng UBND phường Nông Tiến cho hay, chị và các cán bộ, công chức, người lao động với trang phục chỉnh tề có mặt từ sớm để triển khai các công việc với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao, quyết tâm xây dựng chính quyền địa phương hiệu lực, hiệu quả, thân thiện, tích cực.

Theo ông Nguyễn Thế Anh, Phó Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công phường Nông Tiến, đơn vị đã xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân sự trong tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các thủ tục đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… Dù là phường mới nhưng các thủ tục hành chính vẫn được giải quyết thuận lợi, nhất là giảm được đầu mối giúp cho việc xử lý hồ sơ tập trung và hiệu quả hơn.

Phường Nông Tiến thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị hành chính là phường Nông Tiến, xã Tràng Đà và thôn Chanh 1, xã Thái Bình. Sau sắp xếp, phường có diện tích gần 27 km2, quy mô dân số trên 15.000 người. Đơn vị hành chính mới sẽ tạo được không gian, động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Thủ tục trôi chảy, người dân hài lòng

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, 135 đơn vị hành chính cấp xã mới chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã). Trong ngày làm việc đầu tiên, bộ máy chính quyền tại xã vận hành đồng bộ, hiệu quả, không xảy ra tình trạng gián đoạn hoặc quá tải trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Ghi nhận của phóng viên tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Đức Cơ cho thấy, ngay từ 7 giờ, cán bộ, công chức các bộ phận chuyên môn đã có mặt đầy đủ, sẵn sàng tiếp nhận công việc theo kế hoạch phân công. Khu vực một cửa làm việc thông suốt, quy trình tiếp dân, xử lý hồ sơ diễn ra khẩn trương, chuyên nghiệp.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoàng, công chức lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, đăng ký kinh doanh xã Đức Cơ, trong sáng cùng ngày, bộ phận đã tiếp nhận hơn 10 hồ sơ liên quan. “Tất cả đều được xử lý trong ngày, không để tồn đọng. Nhờ được tập huấn trước về quy trình tiếp nhận hồ sơ theo mô hình mới, cán bộ nắm rõ nghiệp vụ, phối hợp tốt giữa các bộ phận nên công việc không bị ngắt quãng”- ông Nguyễn Hữu Hoàng cho biết.

Bà Rơ Châm H’Guel (làng Ắp, xã Đức Cơ) đến làm thủ tục xác nhận lĩnh vực đất đai cho biết: “Sáng nay, tôi đến làm thủ tục về lĩnh vực đất đai được cán bộ hướng dẫn rõ ràng, tận tình và rất chu đáo. Trước đây, để làm các thủ tục hành chính phải qua nhiều cấp, mất nhiều ngày nhưng nay không còn phải đi lòng vòng”.

Ông Phạm Văn Cường, Bí thư xã Đức Cơ cho biết: “Ngay sau khi có quyết định sáp nhập và tổ chức lại đơn vị hành chính, chúng tôi đã chủ động rà soát toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; đồng thời tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức. Nhờ vậy, khi chính thức bước vào ngày làm việc đầu tiên, bộ máy đã vận hành trơn tru. Chúng tôi xác định rõ quan điểm: Người dân không phải là người điều chỉnh theo bộ máy, mà bộ máy phải phục vụ người dân tốt hơn sau sắp xếp”.

Về cơ sở vật chất, hiện, UBND xã Đức Cơ được bố trí đầy đủ trang thiết bị làm việc. Hệ thống phần mềm quản lý hành chính được liên thông giữa các bộ phận, đảm bảo xử lý hồ sơ nhanh chóng. Các khu vực chức năng được sắp xếp gọn gàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch.

Theo bà Rơ Châm Huynh (xã Đức Cơ): Trước đây, đi làm giấy tờ, bà phải lên huyện, chờ rất lâu. Giờ xã mới làm được nhiều việc hơn, không phải đi xa.

Mô hình chính quyền hai cấp ở tỉnh Gia Lai là một bước đi đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước nhằm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và gần dân hơn. Trong giai đoạn đầu triển khai, các địa phương như Đức Cơ đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong vận hành, khẳng định tính đúng đắn của chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức lại chính quyền cơ sở.

Việc đi vào hoạt động hiệu quả của chính quyền địa phương 2 cấp ở Đức Cơ nói riêng và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung là minh chứng rõ nét cho sự chuyển mình tích cực trong cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp và phục vụ người dân tốt hơn./.

Có thể bạn quan tâm

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, địa phương hiện có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tổng đàn gia cầm 17,5 triệu con, vượt 04,17 % so với kế hoạch cả năm, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó gồm có: gà ri, cút, gà ta... Các huyện có tổng đàn gia cầm tập trung lớn là: Chợ Gạo, Cái Bè, Châu Thành...

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 tại Hà Tĩnh đang được tuổi trẻ các địa phương tích cực triển khai, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ thí sinh vững vàng khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trên nền tảng kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tuyên Quang mới được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành trung tâm tăng trưởng mới của khu vực.

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Năng động, nhiệt tình, gần dân, vì dân,… là những tố chất của một số trưởng thôn tại Quảng Ngãi. Họ là những cán bộ điển hình trong công tác dân vận khéo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và củng cố niềm tin trong dân.

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 26/6, tại Kỳ họp lần thứ 27, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thống nhất cơ chế, chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Luật Đất đai năm 2024 và Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội.

Mưa to gây ngập úng cục bộ và sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa to gây ngập úng cục bộ và sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, từ đêm 24 đến sáng 25/6, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa to kèo theo dông lốc gây thiệt hại về nông nghiệp và ngập lụt nhà cửa của người dân cùng một số tuyến đường ở huyện Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài kèm theo dông lốc và sét đánh, từ đêm 23 đến sáng ngày 25/6, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã ghi nhận thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng giao thông. Trước tình hình thời tiết còn tiếp diễn phức tạp, cấp ủy, chính quyền địa phương đã khẩn trương triển khai việc khắc phục hậu quả, đồng thời tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân nâng cao ý thức phòng, tránh thiên tai trong cao điểm mùa mưa lũ.