Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk sẵn sàng lên đường nhập ngũ

Những ngày đầu Xuân mới 2025, tỉnh Đắk Lắk khẩn trương, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng cho Ngày hội tòng quân. Ngày 13/2, các công dân trẻ của tỉnh với trái tim đầy nhiệt huyết ở lứa tuổi đôi mươi sẽ lên đường nhập ngũ. Điều đáng nói, trong đợt nhập ngũ này, tỉnh Đắk Lắk có trên 500 công dân trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ.

potal-hon-500-thanh-nien-dak-lak-viet-don-tinh-nguyen-tham-gia-quan-ngu-7851807.jpg
Thanh niên Y Đam San Niê, buôn Duk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

*Háo hức trước ngày nhập ngũ Những ngày này, buôn Duk, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột nhộn nhịp hơn ngày bình thường với hình ảnh cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự phường và bà con trong buôn đến thăm hỏi, động viên, chung vui với các gia đình có thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ.

Là một trong những thanh niên tiêu biểu của thành phố Buôn Ma Thuột lên đường nhập ngũ năm 2025, thanh niên Y Đam San Niê, 22 tuổi, buôn Duk cho biết, với mong muốn được tiếp bước truyền thống cha anh nên Y Đam San Niê tự nguyện viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Gia đình em có cậu đi bộ đội. Nhìn cậu chín chắn, trưởng thành trong bộ quân phục người lính, em rất ngưỡng mộ. Do đó, em tình nguyện nhập ngũ với mong muốn được rèn luyện, cống hiến. Em hứa sẽ chấp hành tốt điều lệnh, điều lệ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là niềm tự hào của cha mẹ và buôn làng”, Y Đam San Niê chia sẻ.

Tương tự Y Đam San Niê, thanh niên Phương Bắc Bkrông, 22 tuổi, buôn Cuăh, xã Ea Na, huyện Krông Ana đã viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, do đó, Phương Bắc Bkrông sớm khát khao được rèn luyện, học tập, nâng cao kỹ năng sống và bản lĩnh chính trị trong môi trường quân ngũ. Ngày hội tòng quân đã cận kề cũng là ngày ước mơ trở thành người lính Cụ Hồ của Phương Bắc Bkrông thành hiện thực.

potal-hon-500-thanh-nien-dak-lak-viet-don-tinh-nguyen-tham-gia-quan-ngu-7851804.jpg
Thị đoàn Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tặng hoa, Giấy khen cho 2 anh em ruột Nguyễn Phương Huy, Nguyễn Phương Hoàng đã viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ và trúng tuyển. Ảnh: TTXVN phát

“Cuối năm 2023, khi đang là sinh viên năm 2 Trường Cao đẳng FPT Polytechnic cơ sở Tây Nguyên, em quyết định sẽ bảo lưu kết quả học tập và viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ, thế nhưng kết quả khám tuyển không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù hụt hẫng song em vẫn cố gắng rèn luyện thể lực, chú trọng vào chế độ ăn uống, ngủ đủ giấc. Sau một năm rèn luyện, em tiếp tục viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ và đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Được nhập ngũ là niềm vinh dự, tự hào, cơ hội để em rèn luyện, học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng”, Phương Bắc Bkrông chia sẻ.

Trong đợt nhập ngũ năm 2025, tỉnh Đắk Lắk có 3 “bóng hồng” viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Là một trong 3 công dân nữ sẽ lên đường nhập ngũ, Đỗ Thị Thu Hiền, 23 tuổi, thôn Tiến Thành, xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar cho biết, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Hà Nội, Hiền nắm bắt được thông tin tuyển quân nên viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Niềm vui như vỡ òa khi ước mơ thành hiện thực, Đỗ Thị Thu Hiền quyết tâm rèn luyện để trưởng thành, bản lĩnh hơn trong môi trường quân đội.

potal-hon-500-thanh-nien-dak-lak-viet-don-tinh-nguyen-tham-gia-quan-ngu-7851806.jpg
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk thăm hỏi, động viên, chung vui với gia đình thanh niên Nguyễn Thắng Lợi, đảng viên trẻ viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh có hơn 500 công dân trẻ tình nguyện viết đơn tham gia quân ngũ, số lượng này cao hơn nhiều so với các năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy thế hệ trẻ ngày nay đã nâng cao ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nâng chất lượng công dân nhập ngũ

Năm 2025, tỉnh Đắk Lắk có hàng nghìn công dân đủ điều kiện nhập ngũ; trong đó, tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp là 162 người. Trình độ học vấn cao, nhận thức tốt sẽ là tiền đề thuận lợi để nâng cao chất lượng huấn luyện, học tập trong môi trường quân đội. Ngoài ra, trong đợt nhập ngũ năm nay, nhiều đảng viên trẻ với lý tưởng cống hiến đã sẵn sàng khoác lên mình bộ quân phục người lính, lên đường tòng quân.

potal-hon-500-cong-dan-tre-dak-lak-viet-don-tinh-nguyen-tham-gia-quan-ngu-7851793.jpg
Đảng viên trẻ Nguyễn Thắng Lợi, phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Nguyễn Phương Hoàng, 19 tuổi, thôn Bình Thành 3, xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ vinh dự được kết nạp Đảng vào tháng 7/2024 khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Hoàng thi vào Trường Sĩ quan Lục quân nhưng chưa được như kỳ vọng. Sau đó, nắm bắt được thông tin tuyển quân, Hoàng cùng anh trai Nguyễn Phương Huy (21 tuổi) viết đơn tình nguyện tham gia quân ngũ và đều trúng tuyển. Được Thị ủy, Thị đoàn Buôn Hồ cùng chính quyền địa phương, gia đình quan tâm, động viên, Hoàng tự nhủ sẽ cố gắng rèn luyện, phấn đấu trở thành sĩ quan quân đội khi có cơ hội.

Cũng là đảng viên trẻ lên đường nhập ngũ trong đợt này, Nguyễn Thắng Lợi, 22 tuổi, phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, Lợi vinh dự được kết nạp Đảng vào tháng 11/2024 và càng vinh dự hơn khi trúng tuyển nghĩa vụ quân sự trong đợt này. Với sức trẻ, khát khao cống hiến, Lợi tin tưởng bản thân sẽ trưởng thành hơn trong môi trường quân ngũ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Theo Đại tá Niê Ta, Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh Đắk Lắk, để triển khai công tác tuyển quân năm 2025 đúng Luật Nghĩa vụ quân sự, đủ số lượng, chất lượng tốt, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tuyển quân cho các địa phương chặt chẽ, bảo đảm tuyển người nào chắc người đó. Đồng thời, để mang lại hiệu quả cao trong mùa tuyển quân năm nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động tham mưu kiện toàn Hội đồng Nghĩa vụ quân sự của tỉnh, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên sát chức năng, nhiệm vụ. Quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng luật.

Đại tá Niê Ta cho biết thêm, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp Công an tỉnh, cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý, nắm chắc nguồn công dân trong độ tuổi nhập ngũ; chỉ đạo các địa phương nâng cao chất lượng khám tuyển; tăng cường biện pháp quản lý, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, trốn tránh, không thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; kịp thời gặp gỡ, động viên gia đình có con em chuẩn bị nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách.

“Đến thời điểm này, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tham mưu Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh chỉ đạo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự các huyện thị xã, thành phố triển khai làm tốt các mặt công tác chuẩn bị cho lễ giao, nhận quân năm 2025. Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, bảo đảm chặt chẽ, trang trọng, đúng quy định để thực sự trở thành ngày hội tòng quân của nhân dân tỉnh Đắk Lắk”, Đại tá Niê Ta nhấn mạnh.

Thanh niên các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày hội tòng quân đã cận kề với khí thế sôi nổi, rộn ràng. Các hoạt động thăm hỏi, động viên, chung vui của cấp ủy, chính quyền, hội đoàn thể và buôn làng tiếp thêm động lực, niềm tin cho tân binh quyết tâm hiện thực hóa ước mơ, nỗ lực cống hiến trong môi trường quân ngũ.

Hoài Thu

TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 17/6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư khẩn trương rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các dự án; trên cơ sở đó có các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trước khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Chiều 16/6, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số khu vực, đoạn đường ven suối trong trung tâm thành phố. Sau khoảng 30 phút, nước đã rút tại các khu vực này.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, từng chứng kiến những tháng năm rực lửa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Nơi đây trên từng triền núi, từng tấc đất thấm đẫm máu xương và hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa có điểm dừng.

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Trước việc một số địa phương đã công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tập trung hướng dẫn điều tra phát hiện sớm và phun trừ kịp thời các ổ châu chấu trên địa bàn ngay khi châu chấu còn tuổi nhỏ.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Trà Vinh tranh thủ nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án đang triển khai tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, cơ giới hóa, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.