Tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo Đắk Lắk

Tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo Đắk Lắk

Với diện tích sản xuất lúa hơn 100 nghìn ha/năm, tỉnh Đắk Lắk là "vựa lúa" lớn nhất Tây Nguyên. Nhiều vùng trồng lúa của tỉnh cho năng suất và chất lượng rất tốt, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, giá trị của lúa gạo vẫn chưa cao, bà con nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.

Tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo Đắk Lắk ảnh 1Đắk Lắk chủ động nguồn nước tưới phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân. Ảnh: Anh Dũng – TTXVN

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo "Giải pháp nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Đắk Lắk" được tổ chức ngày 26/3.

Tại hội thảo các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ định hướng, giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm lúa gạo trên địa bàn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk, với khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn nước dồi dào, hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện nên Đắk Lắk có nhiều điều kiện để sản xuất nông nghiệp; trong đó có cây lúa nước. Những năm qua, nhìn chung tình hình sản xuất lúa khá ổn định, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng hầu hết đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Diện tích gieo trồng lúa ổn định với khoảng hơn 100 nghìn ha, chiếm khoảng 34,95% diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh. Diện tích lúa nước tập trung nhiều ở các huyện: Lắk, Krông Bông, Ea Kar, Krông Ana, Ea Súp...

Năm 2021, sản xuất lúa của Đắk Lắk đứng đầu khu vực Tây nguyên, với diện tích hơn 111 nghìn ha; năng suất bình quân của tỉnh đạt 67,1 tạ/ha đứng đầu khu vực và đứng thứ 2 so với cả nước (sau Phú Yên 71,1 tạ/ha); cao hơn 8,4 tạ/ha so với năng suất bình quân cả nước (năng suất lúa bình quân cả nước là 58,7 tạ/ha). Hầu hết các vùng trồng lúa trong tỉnh sử dụng giống lúa chất lượng cao, nhiều giống lúa mới có chất lượng được công nhận như Đài thơm số 8, RVT, ST 24, ST 25, OM4900, HT1, OM5451… là những giống có chất lượng gạo thơm ngon, xuất khẩu, năng suất bình quân đạt từ 7-8 tấn/ha.

Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được một số thương hiệu, nhãn hiệu gạo có uy tín bước đầu được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận như "Gạo sạch Mười Đào", "Gạo sạch Đồng Nhất" của huyện Lắk, thương hiệu "Gạo Krông Ana" của huyện Krông Ana, thương hiệu "Gạo Bảy Hai Mốt" của Công ty TNHH MTV Cà phê 721 huyện Ea Kar, thương hiệu "Gạo Sạch Thăng Bình HTB" của Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Thăng Bình (tỉnh Đắk Lắk)...

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk Đỗ Xuân Dũng, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk duy trì đảm bảo diện tích gieo trồng lúa 97.000 ha lúa/năm. Thời gian tới, ngành nông nghiệp của tỉnh sẽ hướng dẫn bà con tăng cường sử dụng giống lúa chất lượng; tập trung xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Bên cạnh đó, triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chí cánh đồng lớn tại một số vùng sản xuất lúa trọng điểm như Ea Súp, Lắk, Krông Ana, Ea Kar… để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực.

Cùng với đó, để nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo, tỉnh Đắk Lắk cũng đẩy mạnh cơ chế liên kết hợp tác 4 nhà trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tăng cường áp dụng cơ giới hoá vào các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ; chú trọng xây dựng nhãn hiệu, quảng bá gạo chất lượng cao... ở một số địa phương trong tỉnh.

Nhiều chuyên gia và thương nhân kinh doanh lúa gạo đã công nhận hạt lúa trồng trên Tây Nguyên đạt chất lượng rất tốt, rất ngon. Thế nhưng, với tổng số gần 247 nghìn hecta lúa nước, thu hoạch được hơn 1,4 triệu tấn lúa trong năm 2021 vừa qua, số nhãn hàng gạo Tây Nguyên xây dựng thành công thương hiệu cho vùng trồng vẫn vô cùng ít ỏi. Lượng gạo Tây Nguyên vươn ra thị trường thế giới càng hiếm hoi hơn. Giá trị gia tăng của lúa gạo trên ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng chưa cao, bà con nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Võ Thị Thiên Nga, Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Nông sản Thiên Anh chia sẻ, qua tìm hiểu của Công ty Thiên Anh thì "nút thắt" là do thiếu nhà máy chế biến đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, giao thông vận tải khó khăn, chưa có vùng trồng lúa đạt tiêu chuẩn, chất lượng VietGap, Global Gap...

"Thực trạng các vùng trồng lúa phân tán, diện tích lúa thuần chủng giá trị cao chưa có nhiều, các hình thức tổ chức liên kết nông dân để quản lý chặt chẽ quy trình canh tác chưa phát triển, phần lớn hợp tác xã chỉ có thể hoạt động với quy mô nhỏ, đang đòi hỏi lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên có giải pháp tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện nay", bà Nga cho hay.

Theo đại diện Công ty Thiên Anh, trong khi chờ các chủ trương lớn ở tầm vĩ mô của Đảng và Nhà nước tiếp tục đầu tư, hỗ trợ nông nghiệp Tây Nguyên thì mỗi vùng trồng không có giải pháp nào khả thi hơn cho mục tiêu nâng cao giá trị lúa gạo, bằng cách tận dụng các ưu thế về nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu, kết hợp với đơn vị thương mai để xây dựng thương hiệu lúa gạo đặc sản. Có thể không lớn lắm nhưng đạt các tiêu chí dinh dưỡng và giá trị cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể chào bán vào các thị trường cao cấp, theo cách các Hợp tác xã năng động như Thăng Bình (huyện Krông Bông, Đắk Lắk), Hợp tác xã Buôn Choah (huyện Krông Nô, Đắk Nông) đang triển khai.

Giáo sư Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, ngành hàng lúa gạo đang chuyển đổi tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp" - một thách thức của mô hình nông hộ nhỏ và phân tán. Sự kiện gạo Việt có mặt tại những siêu thị khó tính ở châu Âu là kết quả vô cùng khích lệ, tuy số lượng còn nhỏ so với thị trường lớn là Trung Quốc, Philippines. Để nâng cao giá trị lúa gạo, yêu cầu đầu tiên đối với tỉnh Đắk Lắk là phải sản xuất gạo hàng hóa theo chuỗi giá trị, ứng dụng kinh tế số và kỹ thuật canh tác tiên tiến.

Đắk Lắk không thể phát triển cánh đồng lớn, mà "mô hình nhỏ" nhưng quy trình công nghệ cải tiến "lớn", đó là tiếp cận kỹ thuật canh tác tiên tiến, kinh tế số. Cánh đồng nhỏ nhưng tập trung, theo mô hình liên kết bền vững trên cơ sở chuỗi giá trị của ngành hàng lúa gạo. Mấu chốt là giải quyết được hài hòa lợi ích trong liên kết giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp, liên kết giữa ngân hàng và nhà doanh nghiệp sản xuất lúa.

Ngoài giải pháp trên, theo Giáo sư Bùi Chí Bửu, để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo thì cần phải đa dạng hóa sản phẩm gạo, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ...

Tiến sỹ Lê Đăng Khoa, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), cho rằng để nâng cao giá trị lúa gạo vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi, thu hút doanh nghiệp; nâng cao năng lực cho người sản xuất lúa gạo; phát triển thương hiệu, sản phẩm có chứng nhận chất lượng; hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ...

Theo đó, tỉnh Đắk Lắk cần đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để nâng cao như kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm; sản xuất lúa theo quy trình GAP, hữu cơ; đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa để giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành và tăng thu nhập cho nông dân. Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp để xây dựng áp dụng quy trình canh tác bền vững và đăng kí, áp dụng các quy trình canh tác để có chứng nhận chất lượng như chứng nhận VietGAP, tiến tới chứng nhận lúa gạo hữu cơ.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm để tăng giá bán sản phẩm; quản lý và khai thác tốt chứng nhận chỉ dẫn địa lý lúa gạo làm công cụ để quản lý diện tích, quy hoạch vùng nguyên liệu và liên kết vùng, xây dựng các cụm chế biến gắn với các vùng nguyên liệu lúa gạo tập trung, với hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở đồng bộ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm gạo...

Anh Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Hà Giang xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 22/12/2021, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư đồng bộ, mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội mới cho tỉnh miền núi biên giới địa đầu Tổ quốc.

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Ngày 21/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã đến Bến Tre thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân Bến Tre.

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Cơn mưa to kéo dài từ 19h tối ngày 20/6 tới sáng nay 21/6/2025 đã khiến nhiều nơi tại thành phố Thái Nguyên ngập sâu trong nước như: đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến,…và nhiều ngã tư, khu dân cư. Đến 6 giờ 20 phút sáng 21/6, trời vẫn đang tiếp tục mưa to. 

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Sau 5 năm triển khai phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Lạng Sơn, diện tích rừng trồng mới, đặc biệt là rừng gỗ lớn và vùng nguyên liệu tập trung được mở rộng, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và cấp chứng chỉ rừng; đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện.

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch ở nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo đà cho bước phát triển mới nhờ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và những trải nghiệm văn hóa gắn di tích lịch sử, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Ngày 20/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, vụ sạt lở đất đá trên Quốc lộ 4D đoạn qua xã Sơn Bình, huyện Tam Đường khiến các phương tiện không thể lưu thông hai chiều.

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích rình rập, thậm chí ngay trong chính ngôi nhà, môi trường sống quanh trẻ, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Để đảm bảo trẻ được sống trong môi trường an toàn, cần sự quan tâm, vào cuộc của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.