Trà Vinh đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây nhưng không quên phòng, chống dịch COVID-19

Trà Vinh đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây nhưng không quên phòng, chống dịch COVID-19
Thường niên, thời điểm tiễn năm cũ, chuẩn bị đón năm mới này, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh đã được sơn mới và trang hoàng cờ hoa rực rỡ đón tết. Theo truyền thống của đồng bào Khmer, mọi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng đều gắn bó với chùa chiền; các lễ hội đều diễn ra trong chùa. Đối với Tết Chôl Chnăm Thmây, hầu hết các nghi thức tổ chức tại chùa như: rước đại lịch, tắm phật, cầu siêu, chúc thọ cho các vị cao tăng, tiền bối, dâng cơm cho các vị sư, đắp núi cát… Nhưng năm nay, các hoạt động này được hạn chế tối thiểu.

Chùa Phật giáo Nam tông Khmer ấp 2, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè có trên 500 phật tử. Mỗi tháng các phật tử tập trung về chùa 4 ngày để sinh hoạt tín ngưỡng. Theo sư cả Thạch Lên, từ khi có các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh, các văn bản tuyên truyền của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng như thường lệ, phật tử đến chùa còn được các sư tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch, như phải mang khẩu trang, thường xuyên rửa tay, thực hiện nghiêm việc cách ly  xã hội, tránh tập trung đông người… Nhờ vậy, hơn một tháng qua, bà con phật tử đều nâng cao ý thức phòng, chống dịch. Đối với Tết Chôl Chnăm Thmây sắp tới, sư cả Thạch Lên vận động bà con chủ yếu cúng ở nhà, không nên tập trung nhiều về chùa. Trường hợp vào chùa thì phải tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, cúng xong về ngay không ở lại vui chơi như những năm trước.

Thượng tọa Thạch Thảo, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Cầu Kè cho biết, toàn huyện có 22 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer nằm ở các xã Hòa Tân, Hòa Ân, Phong Phú, Phong Thạnh, Châu Điền, Tam Ngãi và thị trấn Cầu Kè, với hơn 10.700 phật tử. Hiện nay, hầu hết các chùa trên địa bàn huyện đã tạm dừng một số nghi lễ tôn giáo, các vị sư trong chùa không ra ngoài dưng bát và bà con phật tử cũng hạn chế tập trung tại chùa. Để giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của dân tộc mình, Tết Chôl Chnăm Thmây này, đồng bào Khmer có thể tổ chức tổ chức nhỏ trong phạm vi gia đình, hạn chế tập trung đông người. Nếu đến chùa, bà con nên chia theo từng lượt, từng gia đình.

Năm nay, các chùa Khmer tinh gọn nhiều nghi thức truyền thống, cắt giảm một số hoạt động phật sự, không tổ chức các trò chơi dân gian, vui chơi, giải trí. Đối với những nghi thức không thể tối giản như tắm Phật, các chùa sẽ cử đại diện ban quản trị chùa cùng các sư, phật tử tham gia với số lượng giới hạn và phải ra về ngay khi hoàn thành phần lễ.

Các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, ủng hộ để phòng chống dịch bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN
Các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, ủng hộ để phòng chống dịch
bệnh Covid-19 và hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN 
Theo Hòa thượng Thạch Oai, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh, thực hiện các chỉ thị của Trung ương và Trà Vinh về phòng, chống dịch COVID-19, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đã triển khai đến các chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Hiện, hầu hết các chùa đã tạm ngưng nhiều lễ sinh hoạt tín ngưỡng tập trung đông người tại chùa. Dịp Tết cổ truyền năm nay diễn ra trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh chỉ đạo các chùa Khmer tạo điều kiện cho đồng bào Khmer đón tết cổ truyền trên tinh thần vui tươi, an toàn, luôn luôn ý thức cao trong phòng, chống dịch, tránh các hoạt động tập trung đông người; đặc biệt, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tại chùa. Riêng nghi thức tắm Phật, các chùa bố trí phật tử tham gia giới hạn số lượng và phải mang khẩu trang.

Tỉnh Trà Vinh có 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với gần 330.000 người dân tộc Khmer (chiếm hơn 31% dân số toàn tỉnh).

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào Khmer nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hạ tầng vùng đồng bào Khmer ngày càng hoàn thiện. Nhờ vậy, diện mạo phum sóc đã có nhiều đổi thay tích cực, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên khá giả.

Ông Kiên Banh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết, năm 2019, từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ hơn 52,5 tỷ đồng, tỉnh đã đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng 105 công trình hạ tầng tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135; hỗ trợ gần 700 hộ nghèo, hộ Khmer phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộ vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã phân bổ hơn 5,3 tỷ đồng hỗ trợ đất ở 161 hộ nghèo. Đồng thời giải ngân hơn 20 tỷ đồng hỗ trợ hơn 600 hộ vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, đồng bào Khmer ở Trà Vinh còn được thụ hưởng các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; cấp phát báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số…

Đặc biệt, các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer thời gian qua luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh tổ chức long trọng, trang nghiêm. Nhưng năm nay, dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer diễn ra trong bối cảnh cả nước đang chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, cùng với lời chúc mừng năm mới, lãnh đạo tỉnh Trà Vinh mong muốn đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền đầm ấm, an vui bên gia đình, luôn nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ bản thân và cộng đồng; nhất là hạn chế các hoạt động tập trung đông người.

Thanh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Với 32 km bờ biển nằm ở phía Đông cùng 2 cửa sông chính gồm Cửa Tiểu, cửa Soài Rạp là cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng thông ra biển Đông nối với các tỉnh trong nước và quốc tế, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó, có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; hậu cần nghề cá; du lịch sinh thái biển; phát triển công nghiệp, cảng biển. Tỉnh định hướng trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển của địa phương.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.