Trên 59.000 hộ thoát nghèo từ dòng vốn tín dụng chính sách

Xác định tín dụng chính sách xã hội là một trong những nguồn lực quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy đảng tỉnh Kiên Giang đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Qua đó giúp cho hàng chục nghìn gia đình được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để tham gia lao động sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

vna_potal_tong_du_no_ngan_hang_csxh_kien_giang_dat_gan_6100_ty_dong_7472157.jpg
Cán bộ Ngân hàng CSXH tham quan mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc của hộ ông Nguyễn Thành Đô, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

* Đời sống đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng

Ông Nguyễn Thành Đô, Giám đốc Hợp tác xã xoài cát hòa lộc Hòn Đất, huyện Hòn Đất cho biết, hợp tác xã hiện có 151 thành viên; trong đó, có 141 thành viên trồng xoài đạt chuẩn OCOP 4 sao của tỉnh với tổng diện tích 431ha. Trước đây, Hợp tác xã có hơn 10 thành viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo, thế nhưng đến nay, 100% thành viên hợp tác xã không có hộ nghèo, cận nghèo.

Theo ông Đô, tham gia vào hợp tác xã, bên cạnh được chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu nông sản, 141 thành viên hợp tác xã trồng xoài cát hòa lộc còn được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư tiền mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Nhờ đó, đa số các thành viên sản xuất hiệu quả, lợi nhuận khá từ mô hình và đời sống không ngừng đổi thay phát triển.

“141 thành viên của hợp tác xã vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội gần 6 tỷ đồng để trồng xoài cát hòa lộc và trong 4 năm nay một số hộ đã trả xong tiền vay, một số hộ còn lại thực hiện trả gốc, lãi đúng kế hoạch. Trung bình mỗi thành viên hợp tác xã thu nhập từ 200 triệu - 500 triệu đồng/năm (tùy theo diện tích sản xuất), hơn 70% thành viên thuộc hộ giàu khá, còn lại là hộ có mức sống trung bình. Có được sự đổi thay, phát triển này chính là nhờ chúng tôi được vay vốn tín dụng chính sách xã hội với lãi suất thấp và phương thức thanh toán linh hoạt”, ông Nguyễn Thành Đô nói.Là một trong những hộ tiêu biểu về ý chí vươn lên thoát nghèo ở ấp Hòn Me, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, bà Nguyễn Thị Lan (thành viên Hợp tác xã trồng xoài cát hòa lộc Hòn Đất) cho biết, những năm gần đây gia đình đã khấm khá và 4 người con đều có việc làm ổn định. Bà Lan cho biết, từ năm 2010 đến năm 2016, gia đình bà thuộc hộ nghèo, phải chạy ăn từng bữa nên định cho các con nghỉ học để đi làm phụ lo cho gia đình. Thế nhưng sau đó, bà Lan được tư vấn vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội cho các con học đại học, trung cấp; đồng thời vay vốn nuôi bò, trồng xoài cát hòa lộc, nhờ đó kinh tế gia đình phát triển dần cho đến nay.

vna_potal_tong_du_no_ngan_hang_csxh_kien_giang_dat_gan_6100_ty_dong_7472153.jpg
Cán bộ Ngân hàng CSXH tư vấn cho gia đình bà Nguyễn Thị Lan (xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất) về chính sách vay của ngân hàng. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

“Nếu không có những khoản vay trên có lẽ vợ chồng tôi cùng các con đã phải rời quê đi làm công nhân và những khoản nợ trước đây không thể trả được. Gia đình tôi luôn nhớ ơn Đảng, Nhà nước đã có chính sách vay vốn ưu đãi dành cho các hộ gia đình yếu thế”, bà Lan chia sẻ.

Cũng vươn lên từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, chị Nguyễn Thị Quẩn, xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng chia sẻ. Trước đây, chị làm lao động tự do ở thành phố Cần Thơ. Đến năm 2021, sau khi ảnh hưởng của dịch COVID-19, chị Quẩn bị thất nghiệp và trở về quê sinh sống. Đầu năm 2022, chị Quẩn muốn khởi nghiệp bằng việc sản xuất bán chuối và dứa sấy khô, tuy nhiên do không đủ vốn nên chị đã tìm đến Ngân hàng Chính sách xã hội vay 70 triệu đồng để mua máy sấy chuối và dứa.

“Nhờ vay được 70 triệu đồng và một ít tiền tôi tích lũy được khi đi làm ở Cần Thơ, tôi mua được 2 máy sấy và còn một số vốn mua nguyên liệu là dứa và chuối để sấy bán. Qua hơn 2 năm mở rộng thị trường, đến nay mặt hàng chuối và dứa sấy khô của tôi không chỉ tiêu thụ ở các tỉnh lân cận Kiên Giang mà bán đến nhiều tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội”, chị Quẩn nói.

Là huyện biên giới của tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm tỉnh hơn 130 km, Giang Thành trước đây là huyện có điều kiện kinh tế khó khăn. Thế nhưng, nhờ sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, những năm gần đây diện mạo nông thôn của huyện đổi thay mạnh mẽ.

Giai đoạn 2014-2024, Giang Thành có hơn 24 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội với doanh số cho vay trên 765 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến nay đạt gần 370 tỷ đồng.

“Tín dụng chính sách đã giúp hơn một ngàn lượt hộ thoát nghèo, tao việc làm cho 1.400 lao động tại chỗ và 5 lao động làm việc tại nước ngoài; giúp trang trải chi phí học tập cho 425 sinh viên; xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trên 16 ngàn công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường”, Bí thư huyện Giang Thành Ong Văn Ngay nhấn mạnh.

* Đảm bảo nguồn vốn vay đúng đối tượng

Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang, tính đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội ở tỉnh đạt trên 6.100 tỷ đồng, tăng hơn 3.930 tỷ đồng so với năm 2014. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội từ năm 2014 đến nay đã giúp cho trên 408.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Qua đó, giúp trên 59.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho gần 47.000 lao động; giúp 505 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; gần 18.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 290.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.

vna_potal_tong_du_no_ngan_hang_csxh_kien_giang_dat_gan_6100_ty_dong_7472159.jpg
Hộ bà Nguyễn Thị Quẩn (xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng) vay vốn từ Ngân hàng CSXH 70 triệu đồng đầu tư máy sấy để sản xuất dứa và chuối sấy khô. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Để hoạt động tín dụng chính sách xã hội đạt kết quả hơn trong thời gian tới theo ông Đoàn Công Thiệt, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Kiên Giang cho biết, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Kiên giang nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội: chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, an toàn, hiệu quả.

Tỉnh nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tín dụng chính sách xã hội; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo lồng ghép có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm.

Văn Sĩ

Có thể bạn quan tâm

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.