Vốn tín dụng chính sách sát cánh cùng người dân

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40), tỉnh Tuyên Quang luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với việc tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Nhờ đó, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn ngày càng phát huy hiệu quả, nguồn vốn được đưa đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội…

Tạo sinh kế cho người dân

Với sự hỗ trợ từ nguồn tín dụng chính sách, từ một quầy tạp hóa nhỏ, chị Hà Thị Toán, dân tộc Tày, thôn Làng Lạc, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có cửa hàng rộng rãi với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân quanh vùng. Chị Hà Thị Toán chia sẻ, chị không có vốn, hàng hóa ít, buôn bán cũng bấp bênh nên cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn.

vna_potal_tuyen_quang_giam_ngheo_ben_vung_tu_nguon_von_tin_dung_chinh_sach_7490724.jpg
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương giao dịch tại xã Vĩnh Lợi. Ảnh tư liệu: Hoàng Hải - TTXVN

Nắm bắt được thông tin từ Hội Phụ nữ xã Xuân Quang, chị Toán mạnh dạn làm đơn đăng ký vay vốn tín dụng chính sách để làm ăn. Qua bình xét, chị Toán được vay 50 triệu đồng từ “Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn” của Ngân hàng Chính sách xã hội. Chị Toán sử dụng để mở rộng cửa hàng và mua máy khâu phục vụ nhu cầu may mặc của người dân, bán thêm quần áo may sẵn, nguyên vật liệu, đồ gia dụng... Nhờ đa dạng các mặt hàng nên cửa hàng của chị Hà Thị Toán ngày càng đông khách, kinh doanh ổn định, cuộc sống gia đình cũng nhờ đó mà có của ăn, của để và có thêm điều kiện cho con cái học hành.

Gia đình ông Lưu Văn Quế thuộc hộ cận nghèo của thôn Ngầu 2, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa. Với mong muốn cho con đi xuất khẩu lao động, nhưng do chi phí xuất cảnh cao, gia đình không có điều kiện lo liệu. Thông qua “Chương trình tín dụng cho vay xuất khẩu lao động” của Ngân hàng chính sách xã hội, tháng 1/2024, con trai ông đã được vay 100 triệu đồng để ký quỹ đi làm việc tại Hàn Quốc.

Theo ông Quế, nhờ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách mà gia đình ông giảm bớt được nỗi lo tài chính khi cho con đi xuất khẩu lao động, Hiện tại, con trai đã được thu xếp công viêc và chỗ ở ổn định. Hai tháng nay, trừ chi phí sinh hoạt, con trai ông cũng đã dành dụm gửi được tiền về để gia đình chi trả khoản vay ngân hàng và phụ giúp sinh hoạt.

Bà Hà Thị Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cho biết: Thực hiện Chỉ thị 40, huyện đã phối hợp lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công tác giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho con em trên địa bàn. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, huyện Chiêm Hóa đã giải ngân gần 1.600 tỷ đồng cho trên 50.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 729 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách tạo điều kiện cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách ổn định nơi ở, học tập, lao động, phát triển sản xuất, góp phần quan trọng giúp tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của huyện giảm từ 1,5 - 2%.

Giảm nghèo bền vững

Gia đình chị Nguyễn Thị Lụa, thôn Tứ Thông, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương được biết đến là cơ sở phân phối gà thịt uy tín ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Chị Nguyễn Thị Lụa chia sẻ, cơ ngơi có được như ngày hôm nay là nhờ những đồng vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ kịp thời trong lúc gia đình chật vật lo vốn làm ăn.

Trước kia, gia đình chị có 1 chuồng nuôi gần 500 con gà thịt, chủ yếu bán cho bà con trong xã. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của thị trường, chị Lụa bàn với gia đình mở rộng quy mô, nuôi thêm gà thịt. Chị đăng ký vay vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Sơn Dương để đầu tư mở rộng chuồng trại.

Qua bình xét, chị được vay 70 triệu đồng từ “Chương trình cho vay giải quyết việc làm” của Ngân hàng Chính sách xã hội, cùng với số vốn liếng và vay mượn người thân, gia đình chị Lụa xây dựng thêm chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện tại, gia đình chị có 5 chuồng nuôi với gần 10.000 con gà thịt. Cứ khoảng 4 tháng, chị Lụa lại xuất 1 lứa gà đi các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, với giá bán từ 48 – 50.000 đồng/kg, thu về trên 120 triệu đồng.

Cũng tại xã Hợp Thành, huyện sơn Dương, nhận thấy cây chuối tiêu hồng phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, năm 2023, ông Đặng Văn Minh, thôn Cầu Trắng đã trồng thử nghiệm 100 cây chuối tiêu hồng tại vườn đồi của gia đình. Nhận thấy cây hợp đất, phát triển tốt, tiêu thụ cũng dễ, ông Minh mạnh dạn vay 35 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để trồng thêm chuối tiêu hồng.

Hiện tại, gia đình ông có gần 3.000 gốc chuối tiêu hồng, dự kiến cho thu hoạch vào cuối năm nay. Đồng thời, nguồn lá chuối cũng được ông sử dụng làm thức ăn cho 2 ao cá của gia đình. Giờ đây, mô hình trang trại tổng hợp không chỉ giúp ông phát triển kinh tế gia đình mà còn là địa chỉ để nhiều người trong và ngoài thôn đến học hỏi kinh nghiệm.

Bà Phạm Thị Nhị Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương cho hay, thời gian qua, huyện Sơn Dương luôn chủ động cân đối và tích cực huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt từ khi thực hiện Chỉ thị 40, huyện đã chuyển trên 7, 6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của huyện, ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40, đến ngày 30/6/2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Dương đã và đang triển khai thực hiện cho vay 21 chương trình tín dụng, tổng dư nợ đạt trên 858 tỷ đồng với trên 20.000 hộ vay còn dư nợ, tăng trên 543 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị.

Chia sẻ về bài học kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, theo bà Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang, để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp cần thực hiện thường xuyên, liên tục.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về tín dụng chính sách xã hội đến nhân dân cần được quan tâm, đẩy mạnh; nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội đối với tín dụng chính sách; chú trọng động viên, hướng dẫn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, phương thức sản xuất, kinh doanh hiệu quả, từ đó chủ động vươn lên thoát nghèo và làm chủ cuộc sống.

Cùng với đó, việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách xã hội phải gắn với thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, ưu tiên bố trí, huy động nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, phương tiện, nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu quả của các chương trình tín dụng. Cùng đó, tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào Ngân hàng Chính sách xã hội, bảo đảm cấp bù lãi suất, chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội…

Hoàng Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Những căn nhà mới vững chãi đang được dựng lên không chỉ là nơi an cư, mà còn là biểu tượng của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn được gìn giữ và phát huy.

Ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Ayun

Ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Ayun

Thời gian qua, hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Ayun (đoạn chảy qua địa bàn xã Ayun, tỉnh Gia Lai) diễn ra công khai với quy mô lớn. Ghi nhận thực tế cho thấy, “cát tặc” ngang nhiên khai thác suốt ngày đêm, vận chuyển rầm rộ qua các tuyến đường chính mà không gặp bất cứ sự kiểm tra, xử lý nào từ chính quyền địa phương.

Tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam liên tục thay đổi thủ đoạn

Tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam liên tục thay đổi thủ đoạn

Tây Ninh có hơn 368 km đường biên giới tiếp giáp ba tỉnh của Vương quốc Campuchia gồm Svay Rieng, Pray Veng và Tboung Khmum. Tỉnh hiện có 4 cửa khẩu quốc tế, 4 cửa khẩu quốc gia, 13 cửa khẩu phụ. Thời gian qua, lợi dụng địa hình bằng phẳng và nhiều đường mòn, lối mở qua lại biên giới, một số đối tượng đã đưa tài sản trộm cắp trong nước sang Campuchia tiêu thụ. Lực lượng chức năng biên giới Tây Ninh đã tích cực vào cuộc xử lý.

Công an cơ sở - Cầu nối dịch vụ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công an cơ sở - Cầu nối dịch vụ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Không cần phải đi xa hay chờ đợi lâu, người dân ở phía Tây tỉnh Gia Lai giờ đây dễ dàng làm thủ tục hành chính ngay tại cơ sở. Có được thuận lợi này là nhờ sự vào cuộc của lực lượng Công an xã, phường, đã đưa dịch vụ công đến gần dân hơn, đặc biệt là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ người dân có nhà bị cháy vượt qua khó khăn

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ người dân có nhà bị cháy vượt qua khó khăn

Ngày 23/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương xã A Dơi triển khai chữa cháy kịp thời nhà dân lúc rạng sáng, hỗ trợ bước đầu cho gia đình các nạn nhân lương thực, thực phẩm để vượt qua khó khăn trước mắt.

Nghề nuôi yến đang hình thành chuỗi giá trị mới

Nghề nuôi yến đang hình thành chuỗi giá trị mới

Nghề nuôi chim yến đang hình thành nên chuỗi giá trị mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Gia Lai. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhiều mô hình còn được liên kết sản xuất, chuẩn hóa tiêu chuẩn sản phẩm, xây dựng thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu.

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Ngày 22/7, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh Đồng Nai luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến các đối tượng người có công với cách mạng. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng và đoàn thể trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Vào lúc 13 giờ ngày 21/7, tại km 229+100 Quốc lộ 4H (thuộc địa phận bản Tó Khò, xã Mù Cả, tỉnh Lai Châu) lực lượng Biên phòng thuộc Phòng Nghiệp vụ và Đồn Biên phòng Mù Cả, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã bắt quả tang đối tượng Vàng A Lâu (tên gọi khác là Vàng A Sơn, sinh năm 2000, dân tộc Mông, thường trú tại bản Nậm Vì, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Từ ngày 21/7, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi thực hiện các thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (nộp hồ sơ qua môi trường điện tử) sẽ được miễn phí, lệ phí đối với nhiều thủ tục, như: Lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, phí bình tuyển và công nhận cây mẹ, vườn cây đầu dòng, rừng giống...

 Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Ngày 21/7, tại Lào Cai và Quảng Trị diễn ra nhiều hoạt động thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 mới đây, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại và nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tại Trung tâm hành chính tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết được đông đảo cán bộ cơ sở đánh giá cao, thể hiện tính nhân văn, kịp thời và lan tỏa thông điệp: cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ.

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Trước diễn biến phức tạp của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định hoạt động thương mại.

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Với phương châm “gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ”, nhiều xã, phường tại Đồng Nai đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sau sáp nhập địa giới hành chính từ ngày 1/7. Đặc biệt tại xã Phước Sơn, địa bàn vừa sáp nhập từ 3 xã (Phước Sơn, Đăng Hà, Thống Nhất), có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình chính quyền mới mang lại niềm tin mạnh mẽ cho người dân.

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất tỉnh Phú Yên (cũ) với Đắk Lắk, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại phường Buôn Ma Thuột. Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ.

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Từng là vùng đất chỉ canh tác ngô, sắn với giá trị thấp và đầu ra bấp bênh, Sơn La ngày nay đang từng bước khẳng định vị thế của một trung tâm nông sản lớn tại khu vực Tây Bắc.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Xác định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần cùng các cấp ngành, địa phương tháo gỡ thẻ vàng EC áp dụng đối với thủy sản của Việt Nam. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.