Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer

Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer

Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 22.600 người dân tộc Khmer sinh sống, tập trung chủ yếu ở thị xã Bình Minh và các huyện: Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm. Thời gian qua, các cấp, ngành đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện để người dân đồng bào Khmer được tập luyện, cũng như tham gia các ngày hội, giải đấu để rèn luyện sức khỏe, nâng cao năng lực, tinh thần thi đấu thể thao. Qua phong trào vừa cổ vũ, thúc đẩy tinh thần tập luyện của người dân, vừa góp phần giữ gìn các môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer, từ đó đóng góp chung vào thành tích thi đấu ở các bộ môn thể thao của địa phương.

Cổ vũ phong trào thể dục, thể thao trong đồng bào Khmer

Xã Đông Bình, thị xã Bình Minh có 2 ấp có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 30% số hộ trên toàn xã. Nếu trước đây, người dân chủ yếu tập trung cải thiện thu nhập thì hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến việc rèn luyện sức khỏe thông qua tập luyện thể thao. Tranh thủ buổi chiều sau giờ làm, giờ học, người dân tích cực tham gia tập thể dục, tập luyện các môn bóng đá, bóng chuyền, võ thuật… để nâng cao sức khỏe và có thêm kỹ thuật tham gia các giải đấu do địa phương tổ chức.

Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer ảnh 1Các thanh niên xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tinh Vĩnh Long tham gia tập luyện môn bóng chuyền vào mỗi buổi chiều. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN

Tại Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Đông Bình, không khí luyện tập thể dục, thể thao của người dân rất sôi động. Nhiều phụ nữ, em nhỏ tranh thủ thời gian đến để tập luyện với các dụng cụ thể dục được trang bị. Bà Kim Thị Thu Hương (ngụ xã Đông Bình, thị xã Bình Minh) cho biết, từ ngày trung tâm văn hóa có trang bị các dụng cụ tập thể dục, ngày nào bà và các chị em hàng xóm cũng rủ nhau sang đây để đi bộ, luyện tập với các dụng cụ. “Từ hồi có đồ tập tới giờ, chị em ở đây rủ nhau qua tập thường xuyên. Mọi người nói chuyện vui vẻ vừa gắn kết vừa luyện tập để có sức khỏe tốt hơn.”-bà Kim Thị Thu Hương nói.

Còn với các em nhỏ ở gần đó, cứ mỗi chiều tan học, các em lại rủ nhau đến tập luyện, vui chơi. Sân sau của trung tâm cũng được tạo điều kiện để các em đến tập luyện đá bóng, thỏa niềm đam mê. Em Lý Hào Kiệt (ngụ xã Đông Bình, thị xã Bình Minh) phấn khởi nói: Sau giờ học, con hay qua đây chơi đá bóng và tập các dụng cụ thể dục. Qua đây có đông bạn bè, được chơi thoải mái nên tụi con rất thích.

Cách đó không xa, các thanh niên cũng đã có mặt tham gia tập luyện bóng chuyền. Không khí tập trung và căng thẳng không thua gì các cuộc thi đấu. Tranh thủ sau giờ làm, các thanh niên địa phương hẹn nhau đến tập. Thường thì chơi bóng chuyền, đá bóng và đá cầu. Anh Thạch Hoài Nam (ngụ xã Đông Bình, thị xã Bình Minh) cho biết, nhờ địa phương hỗ trợ sân thi đấu, lưới và bóng nên anh em cũng phấn khởi, cố gắng tập luyện. Ngày nào cũng đến đây thi đấu với nhau để tăng cường tính đoàn kết ở địa phương và học hỏi thêm được kỹ thuật.

Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer ảnh 2Các em nhỏ đến vui chơi tại Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tinh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN

Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa và học tập cộng đồng xã Đông Bình Nguyễn Thị Kiều Nhi cho biết, phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong đồng bào Khmer tại địa phương đang phát triển, người dân không chỉ tự ý thức luyện tập để nâng cao sức khỏe bản thân mà còn có tinh thần tham gia sôi nổi trong các ngày lễ, ngày hội và các giải thi đấu thể thao ở địa phương. Có được sự phát triển này là nhờ thời gian qua địa phương quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất như sân bóng, dụng cụ tập luyện, đặc biệt là qua việc linh động tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể dục, thể thao ở địa phương, để thu hút người dân tham gia, từ đó cỗ vũ phong trào trào đi lên.

Còn tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, hiện có khoảng 20% dân số là người dân tộc Khmer. Địa phương đã phát huy vai trò xã hội hóa, vận động nhân dân đóng góp xây dựng sân bãi phục vụ cho tập luyện, giao lưu thi đấu thể thao, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thể thao quần chúng trong vùng đồng bào Khmer. Địa phương thường xuyên tổ chức, tạo điều kiện cho người dân tham gia các hoạt động thể thao ở các môn, như: Kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền, đua ghe ngo...

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn Nguyễn Bích Thy cho biết: "Bà con rất mong muốn được tham gia các môn thể thao. Mỗi lần chuẩn bị cho dịp lễ hội, bà con nhiệt tình tập luyện và thi đấu hăng say. Thời gian tới, địa phương tiếp tục phát triển phong trào, đồng thời đề xuất các cấp, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ trong xây dựng, tu bổ các địa điểm sân bãi để người dân có điều kiện tập luyện tốt hơn".

Quan tâm phát triển phong trào

Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, trong đó có đồng bào Khmer, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long dần phát triển, đáp ứng được nhu cầu luyện tập thể dục, thể thao ngày càng cao của người dân.

Ông Cao Tấn Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao huyện Trà Ôn cho biết, thời gian qua, địa phương đã quan tâm đầu tư, bảo tồn, duy trì các môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer, trong đó nổi bật là các môn bóng đá, bóng chuyền, đua ghe ngo, đẩy gậy… Địa phương cũng tập trung phục hồi, phát triển môn bi sắt, cờ ốc. Hiện nay, huyện có được 2 ghe ngo, 6 sân bi sắt. Ngoài ra, các chùa đều có sân bóng chuyền để đáp ứng nhu cầu luyện tập, phát triển phong trào. Song song đó, để lan tỏa phong trào, địa phương thường xuyên tổ chức các giải thi đấu, ngày hội để người dân tham gia.

Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer ảnh 3Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long bàn giao sân tập và hướng dẫn cách chơi môn bi sắt tại chùa Cũ, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng – TTXVN

Ông Sơn Hoàng Duy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao thị xã Bình Minh cho biết, phong trào thể dục, thể thao trong đồng bào Khmer tại địa phương khá sôi nổi. Người dân nhiệt tình tham gia thi đấu các ngày lễ, tết truyền thống của đồng bào, đồng thời đóng góp trong các kỳ đại hội thể dục thể thao. Từ đó, địa phương đã xác định được các môn thể thao thế mạnh, phát hiện các vận động viên có năng khiếu ở từng môn, bồi dưỡng và tạo điều kiện để tham gia thi đấu.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long Huỳnh Trung Toàn, những năm qua, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong đồng bào Khmer luôn được các cấp, ngành quan tâm. Các địa phương có đồng bào dân tộc thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao vào các dịp tết, lễ hội, tạo nên không khí sôi động, đoàn kết trong đồng bào.

Để thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao trong đồng bào Khmer, tỉnh đã đầu tư để phát triển một số môn truyền thống như ghe ngo, bóng đá, bóng chuyền. Ngoài ra, đối với môn bi sắt, tỉnh cũng xây dựng Đề án phát triển môn Bi sắt trong chùa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020 – 2025, qua đó đã tập trung xây dựng, bàn giao, tập huấn kỹ thuật để phát triển bộ môn này. Bên cạnh đó, ngành cũng quan tâm phục hồi, phát triển môn cờ ốc, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn để người chơi ngày càng hoàn thiện các kỹ năng.

Vĩnh Long: Quan tâm phát triển thể dục, thể thao vùng đồng bào Khmer ảnh 4Các em học sinh đồng bào dân tộc Khmer tại Đông Bình, thị xã Bình Minh, tinh Vĩnh Long tham gia tập luyện môn Teakwondo. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tập luyện, thi đấu thể thao, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” để tạo sự lan tỏa rộng rãi trong trong đồng bào Khmer. Ngành sẽ rà soát để có kế hoạch hỗ trợ chuyên môn thi đấu, khôi phục, bảo tồn các trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống của đồng bào Khmer, thường xuyên tổ chức thi đấu lồng ghép những môn thể thao dân tộc vào các dịp lễ, Tết, các kỳ Đại hội Thể dục thể thao tại địa phương, để tạo sân chơi sôi động cho người dân, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Lê Thúy Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Ngày 11/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum đã ban hành công văn số 29/PCTT về việc chủ động ứng phó với mưa, bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 30 ngày 11/6 đến 00 giờ 30 ngày 12/6, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa lũy tích phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Súp, Krông A Na, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Lắk (tỉnh Đắk Lắk); Cư Jút, Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa, Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Sau phản ánh của TTXVN và người dân về tình trạng khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) và xã Biển Hồ (thành phố Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Theo thông tin từ UBND thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai, vào khoảng 12 giờ ngày 11/6, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn trôi từ ngày 8/6 và đã bàn giao cho gia đình để lo mai táng theo phong tục địa phương.

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Khai thác lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Hướng đi này không chỉ giúp nông dân tránh phụ thuộc vào một loại cây duy nhất, mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Sáng 11/6, tại chùa An Hòa Tự (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), Đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, do Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cùng toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Ất Tỵ 2025).

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị cô lập, giao thông qua Quốc lộ 25 bị chia cắt. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho người dân.

Nỗ lực tuyên truyền thay đổi ‘nếp nghĩ, cách làm’ cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Nỗ lực tuyên truyền thay đổi ‘nếp nghĩ, cách làm’ cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Từ những buôn làng heo hút tại xã Trường Sơn (tỉnh Quảng Bình) đến các thôn bản xa xôi tại xã Ea Sô (tỉnh Đắk Lắk), những người phụ nữ dân tộc thiểu số vốn lâu nay bị bó buộc bởi định kiến giới, hủ tục và nghèo đói đang từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” với sự tiếp sức của dự án 8.

Cánh tay nối dài của Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số

Cánh tay nối dài của Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Điểu Dũng làm Trưởng thôn Thác Dài, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã được gần 10 năm. Với sự tận tâm và trách nhiệm, ông đã trở thành điểm tựa vững chắc, tiếp thêm động lực cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân tăng thu nhập gấp từ 3 - 10 lần

Ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân tăng thu nhập gấp từ 3 - 10 lần

Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Trà Vinh cho biết, hiện toàn tỉnh có hơn 29.700 ha đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: tưới phun bán tự động, nhà lưới, sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, ASC; nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao... Các mô hình này cho năng suất, chất lượng vượt trội, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3 đến 10 lần so với phương thức truyền thống.

Nâng cao ‘quyền năng’ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Nâng cao ‘quyền năng’ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Từ những tổ tiết kiệm nhỏ trong cộng đồng đến các mô hình sinh kế hiệu quả, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu sốn tại các vùng miền trên cả nước đang từng bước chuyển đổi mạnh mẽ. Khi được hỗ trợ đúng lúc, đúng cách, chị em không chỉ cải thiện thu nhập, mà còn tự tin làm chủ cuộc sống, trở thành điểm tựa vững chắc cho gia đình và cộng đồng.

Thắm tình quân dân trên cánh đồng lúa Rục Làn và Ka Ai

Thắm tình quân dân trên cánh đồng lúa Rục Làn và Ka Ai

Từ ngày 5 - 9/6, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và Đồn Biên phòng Cà Xèng (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) đã huy động cán bộ, chiến sĩ xuống ruộng giúp nhân dân thu hoạch vụ lúa Đông - Xuân tại các cánh đồng bản Rục Làn, xã Thượng Hóa và bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.

Vượt cầu tràn cầu tràn Bộc Bố, một người dân bị nước lũ cuốn trôi

Vượt cầu tràn cầu tràn Bộc Bố, một người dân bị nước lũ cuốn trôi

Theo thông tin ban đầu từ huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của trận mưa lớn vào rạng sáng 9/6, nước lũ đầu nguồn Sông Năng đổ về. Đến khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, tại khu vực cầu tràn Bộc Bố - Nhạn Môn thuộc địa bàn xã Bộc Bố nước dâng cao, chảy xiết. Lúc đó, một người dân trong khi đi qua cầu tràn này không may đã bị nước lũ cuốn trôi, tử vong.

Tây Ninh: Học và làm theo Bác hiện thực hóa mục tiêu đổi mới đất nước

Tây Ninh: Học và làm theo Bác hiện thực hóa mục tiêu đổi mới đất nước

Ngày 9/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", gặp mặt, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong học và làm theo Bác.

Chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật ở Yên Bái

Chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật ở Yên Bái

Ngày 9/6, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và UBND thành phố Yên Bái tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ cho trẻ em khuyết tật tỉnh Yên Bái”. Hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu thương, chia sẻ những khó khăn, thiệt thòi và tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tỉnh Yên Bái có cơ hội học tập, phát triển bản thân.

Kon Tum tiếp tục yêu cầu kiểm tra lại việc mã số vùng trồng cho sâm Ngọc Linh

Kon Tum tiếp tục yêu cầu kiểm tra lại việc mã số vùng trồng cho sâm Ngọc Linh

Liên quan đến những bất cập trong việc cấp mã vùng trồng sâm Ngọc Linh của Chi cục Nông nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tiếp tục có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ đề nghị, quy trình, trình tự cấp mã số vùng trồng đối với Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh (số 2056/UBND-KTN ngày 6/6/2025).