Xâm nhập mặn bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long (Bài 2)

Thiếu nước ngọt là điều khiến người dân Đồng bằng sông Cửu Long lo lắng trong thời gian hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài. Chính vì vậy, nhu cầu “giải khát” cho vườn tược, “giải nhiệt” cho người dân đang được đặt lên hàng đầu.

vna_potal_bac_lieu_chu_dong_trong_phong_chong_han_man_7269032.jpg
Điều tiết nước ngọt cho vùng sản xuất lúa, điều tiết nước mặn cho vùng lúa tôm tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: TTXVN phát

Dùng mọi điều kiện trữ nước

Diễn biến xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài trong mùa khô 2024 vẫn còn diễn ra khốc liệt cho đến cuối tháng 3, đầu tháng 4/2024. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã phát động phong trào trữ nước mưa, tích nước từ các hệ thống sông vào kênh mương nội đồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với xâm nhập mặn.

Để hỗ trợ người dân có nguồn nước phục vụ sản xuất, UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, địa phương tích cực tuyên truyền, phát động nhân dân, doanh nghiệp tích cực trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức. Có thể kể đến việc tận dụng dụng cụ trữ nước đã được hỗ trợ; trữ nước trong các ống hồ, mái, lu, bồn chứa, túi chứa nước; đào hố trải bạt, ngăn chứa nước trong ao hồ, mương vườn, đắp đập cục bộ từng khu vực và nhiều biện pháp khác để đảm bảo có đủ nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, sản xuất trong trường hợp xâm nhập mặn tăng đột biến, bất thường. Đồng thời, Bến Tre ban hành hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản trong điều kiện hạn mặn. Các đơn vị nông nghiệp cũng hướng dẫn nông dân dời lịch thời vụ trước 1 tháng để né mặn, an toàn trong sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam thông tin, toàn tỉnh có 67 nhà máy cấp nước sạch đang hoạt động, tổng công suất 10.500 m3/giờ (khoảng 250.000 m3/ngày đêm), chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt tại chỗ để xử lý. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống RO tại các nhà máy nước (có lịch vận hành, thông báo đến người dân về lịch cấp nước); vận hành linh hoạt các phương án cấp nước (đắp đập tạm ngăn mặn tại khu vực lấy nước, chuyển nước từ nhà máy nước có nước ngọt/độ mặn thấp đến mạng lưới cấp nước của nhà máy nước nơi có độ mặn cao, vận chuyển nước bằng sà lan, cấp nước ngọt/độ mặn thấp theo khung giờ...).

Điển hình như tại huyện Ba Tri, UBND huyện đã tranh thủ mọi nguồn lực nạo vét kênh mương nội đồng, khơi thông dòng chảy; duy tu, sửa chữa các cống lấy nước..., đảm bảo thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Hay tại huyện Chợ Lách đã trữ nước theo các hệ thống thủy lợi toàn huyện và kênh mương nội đồng của từng ấp, xã để phục vụ sản xuất.

Sau Tết Nguyên đán 2024, độ mặn ở Tiền Giang đã tăng cao và lấn sâu vào khu vực nội đồng. Các cống đã đóng ngăn mặn, riêng cống Xuân Hòa vận hành lấy nước ngọt bổ cấp vào nội đồng khi độ mặn bên ngoài giảm về gần 0‰; mực nước nội đồng trên kênh trục dao động từ +0,37 đến +0,39 m. Vùng dự án Phú Thạnh-Phú Đông, các cống đóng ngăn mặn từ ngày 20/11/2023, mực nước nội đồng trên kênh trục dao động từ -0,18 đến -0,17 m. Vùng dự án Bảo Định, cống Gò Cát, Bảo Định, Xoài Hột đóng ngăn mặn; mực nước nội đồng trên kênh trục dao động từ +0,40 đến +0,48 m - Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh chia sẻ.

Ngay từ giữa năm 2023, UBND tỉnh Tiền Giang đã tuyên truyền, khuyến khích người dân chủ động tích trữ nước trên mương, vườn, ao, líp, các mô hình đã áp dụng trong thời gian qua. Đơn vị chức năng hướng dẫn người dân tưới tưới nhỏ giọt, phun sương tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo độ ẩm cho cây; áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật ứng phó trước, trong và sau mùa khô.

Tỉnh nhân rộng những mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước; giữ vệ sinh nguồn nước...; theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn, xâm nhập mặn để kịp thời thời ứng phó, sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích...

vna_potal_ben_tre_tap_trung_ung_pho_voi_han_han_xam_nhap_man_mua_kho_2023-2024_7192218.jpg
Cống Tân Phú thuộc Dự án Quản lý nước tỉnh Bến Tre tại huyện Châu Thành (Bến Tre) ngăn nước mặn xâm nhập từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào sông Ba Lai. Ảnh: Công Trí - TTXVN

Chia sẻ nước cho người khó khăn

Đến với vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nơi chịu tác động của hạn hán và xâm nhập mặn, nhiều người đều biết và nói về cụ bà 82 tuổi chia sẻ nước ngọt cho người khó khăn, thiếu điều kiện trữ nước để cùng nhau đi qua giai đoạn này.

Được cán bộ phụ nữ xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, đưa đến nhà bà Phan Thị Luận, người tự đầu tư các bồn chứa nước để trữ nước mưa, nhóm phóng viên chúng tôi tận mắt thấy sân rộng đặt 10 bồn nước chứa 50 m3 nước mưa, chủ yếu để giúp người khó khăn thiếu nước ngọt trong giai đoạn hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.

Bà đã thực hiện việc làm nghĩa tình này từ 9 năm nay. Hồi huyện Ba Tri đón cơn hạn mặn khốc liệt chưa từng có vào năm 2015 -2016, toàn bộ các cánh đồng mất trắng, không thu hoạch được, kênh mương khô cạn, đất đai nứt nẻ, người dân không có nước ngọt để ăn uống hàng ngày. Khi ấy bà Luận có nhiều bồn chứa nước nhất trong xã Phú Lễ, nên đã trữ được một lượng nước mưa khá lớn nên đã tặng nước cho người dân, với lượng nước 20 lít/hộ để nấu ăn và uống. Nhận thấy số bồn chứa không đủ nên sau mùa hạn, xâm nhập mặn 2016, bà Luận mua 10 bồn chứa dung tích 5 m3/bồn và tự lắp hệ thống thu gom nước mưa để chia sẻ cho người xung quanh vào giai đoạn mặn xâm sâu và kéo dài.

Bà Phan Thị Năm, một người dân xã Phú Lễ cho biết, bà Luận sống một mình. Người con trai có điều kiện kinh tế, thấy bà Luận có mong muốn giúp mọi người nên đã hỗ trợ giúp bà thực hiện. Trong xã có khoảng 50- 60 hộ thường được bà Luận chia sẻ nước. Các hộ này được xoay vòng chia sẻ nước ngọt, khi hết nước, họ có thể mang thùng đến nhà bà lấy.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, địa phương là nơi hứng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016. Nhưng trong cái khó vẫn có những con người giàu nghĩa tình, chia ngọt sẻ bùi với cộng đồng. Trong đó phải kể đến bà Nguyễn Thị Hưởn, 81 tuổi, ở thành phố Bến Tre.

Bà Nguyễn Thị Hưởn cho biết, cách đây hơn 20 năm, gia đình bà đào giếng tầng nông với độ sâu khoảng 8 m để lấy nước ngọt. Nhiều hộ xung quanh cũng đào giếng nhưng chỉ có nhà bà trúng mạch ngầm nên có nước ngọt quanh năm và không bị nhiễm phèn, mặn. Từ mùa khô năm 2016, khi nước mặn xâm nhập khốc liệt, bà đã cung ứng miễn phí nước ngọt cho người dân. Thật vui mừng là đã có thêm một tấm lòng nhân ái, giúp đỡ kinh phí, hỗ trợ bà mua 2 bồn nhựa chứa được 1.000 lít/bồn để người cần lấy nước rút ngắn thời gian đợi chờ. Mỗi ngày, giếng hộc của bà Hưởn lấy được gần 50 m3 nước ngọt. Bà cùng 2 người con trai hỗ trợ người dân Bến Tre đi qua nhiều mùa hạn, mặn, kể cả năm khốc liệt 2020, khi nguồn nước tại các nhà máy của thành phố bị nhiễm mặn lên 3%, thì giếng hộc nhà bà vẫn ngọt. Trong mùa hạn mặn năm nay, bà Hưởn vẫn luôn đồng hành cùng người dân khó khăn, thiếu dụng cụ trữ nước, cung cấp nước ngọt cho họ. Thậm chí những người già yếu không thể đến lấy, đều được con trai bà trực tiếp chuyển nước đến tận nhà. (Xem tiếp Bài 3: Liên hoàn, đồng bộ giải pháp thích ứng)

Văn Việt - Công Trí - Hữu Chí - Hồng Nhung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Ngày 20/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 3.360 km2, 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, giảm từ 526 phường xã xuống còn 126.

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó dự kiến sẽ hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Điều này được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân đồng tình. Nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp nhất sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ cho địa phương trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng 16/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.

 Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào Khmer. Năm 2025, lễ hội này diễn ra từ ngày 14-16/4, không chỉ là dịp để đồng bào Khmer sum vầy, vui đón Tết bên gia đình mà còn là cơ hội để tăng cường đoàn kết cộng đồng, chung tay xây dựng, phát triển quê hương, đất nước sau 50 năm thống nhất non sông.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã quyết nghị tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã. Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Chiều 13/4, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc làm trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Ngày 11/4, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Trần Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, tặng quà các sư sãi, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.