Xúc động nghẹn ngào hồi ức làng Nủ trong ảnh Nguyễn Á

Xúc động nghẹn ngào hồi ức làng Nủ trong ảnh Nguyễn Á

Triển lãm và giới thiệu ấn phẩm sách gồm 42 ảnh đơn và ảnh bộ đặc sắc được chọn lọc công phu, tỉ mỉ từ hàng ngàn bức ảnh được nhiếp ảnh gia Nguyễn Á chụp tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Thông qua góc nhìn ảnh nghệ thuật sắc sảo kết hợp ngôn ngữ ảnh báo chí hiện thực đầy ấn tượng, nghệ sĩ Nguyễn Á đã tái hiện những ngày đau thương đầy nước mắt không lường trước xảy ra tại địa phương. Kế đó là những nỗ lực từ hàng trăm chiến sĩ, lực lượng y tế, công an, biên phòng, dân quân tự vệ, cảnh khuyển... huy động đến Làng Nủ phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ suốt ngày đêm, thể hiện tình quân dân sắt son trong bão lũ.

Nguyễn Á chia sẻ: Trong nhiều ngày anh có mặt tại Làng Nủ, cùng ăn, cùng ngủ, cùng chia sẻ mất mát, đau thương với người Làng Nủ, anh đã cho ra đời cuốn sách ảnh này. Tác phẩm được hoàn thành sau 11 lần anh đến ngôi làng từng bị lũ quét tháng 9/2024, khiến 60 người chết, nhiều người mất tích, nhà của hàng chục hộ dân bị vùi lấp. Toàn bộ doanh thu bán sách sẽ được ủng hộ cho các gia đình nạn nhân.

Cuốn sách ảnh thứ 21 trong sự nghiệp của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Á dày 200 trang do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành được chia thành năm phần, gồm: Những ngày đau thương không lường trước; Hy vọng mong manh và tình quân dân trong cơn bão lũ; Những sẻ chia ấm áp tình người; Sau cơn mưa trời lại sáng và Mùa xuân đầu tiên. Sách dành phần lớn nội dung kể quá trình người dân sớm ổn định nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, lực lượng xây dựng và nhà hảo tâm. Những căn nhà sàn dần được dựng lên trong khu tái định cư, các hộ dân bón phân trồng rau, sẵn sàng cho cuộc sống mới. Tác phẩm cũng vinh danh nhiều gương mặt có nghĩa cử cao đẹp, như thầy giáo Nguyễn Xuân Khang - người nhận chu cấp 22 học sinh sống sót sau đợt lũ quét đến năm 18 tuổi.

Những ngày Tết Ất Tỵ, Nguyễn Á về lại Làng Nủ, chứng kiến cuộc sống "thay da đổi thịt" từng ngày của người dân. Anh khép lại sách bằng loạt ảnh Mùa xuân đầu tiên để hướng đến thông điệp về ngày mai tươi sáng.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Á - 57 tuổi, từng sinh hoạt tại Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Gia Ðịnh (TP HCM). ra mắt hơn 20 cuốn sách ảnh đi kèm triển lãm, trong đó có "Tâm và Tài - Họ là ai?", "Hoàng Sa - Trường Sa biển đảo Việt Nam", "11 Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh", "Họ đã sống như thế".

Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 12/3/2025 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Trước đó, Nguyễn Á đã tổ chức triển lãm tại TP HCM, các bức ảnh sẽ tiếp tục được giới thiệu tới công chúng thôn Làng Nủ trong thời gian tới.

z6393351323189-46df4da87b1b3e0c7d9dd8f7cb1ee647.jpg
Bìa sách Vươn lên thôn Làng Nủ của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á. Ảnh: An Thành Đạt
1.jpg
Du khách quốc tế lặng lẽ trước những bức ảnh đầy xúc càm về thôn Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
2.jpg
Du khách quốc tế tham quan triển lãm ra mắt sách ảnh về Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
3.jpg
Thày Khang và cô Đặng Thị Ních, người Làng Nủ, đến giao lưu chia sẻ tại triển lãm. Ảnh: An Thành Đạt
4.jpg
Thày Nguyễn Xuân Khang và cô Đặng Thị Ních, người dân làng Nủ, tại triển lãm. Ảnh: An Thành Đạt
5.jpg
Triển lãm ảnh trong lễ ra mắt sách của Nghệ sĩ Nguyễn Á tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: An Thành Đạt
6.jpg
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham quan triển lãm. Ảnh: An Thành Đạt
7.jpg
Hồi ức về Làng Nủ qua những tấm ảnh của Nguyễn Á. Ảnh: An Thành Đạt
8.jpg
Cô Đặng Thị Ních, người mất đi nhiều người thân trong trận lũ quét kinh hoàng hồi tháng 9/2024 tại Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
10.jpg
Triển lãm là một dấu ấn đậm nghĩa tình của người cầm máy ảnh với những sự kiện quan trọng của đất nước. Ảnh: An Thành Đạt
11.jpg
Những bức ảnh đầy xúc cảm ghi lại tình cảm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với nhân dân. Ảnh: An Thành Đạt
12.jpg
Triển lãm thu hút rất đông người tham dự . Ảnh: An Thành Đạt
13.jpg
Triển lãm có sự góp mặt của những nhân chứng là người dân Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
14.jpg
PGS. TS.Bùi Hoài Sơn chia sẻ nỗi đau với người dân Làng Nủ và khích lệ tinh thần thương người như thể thương thân của người Việt. Ảnh: An Thành Đạt
15.jpg
Tham dự triển lãm có cả những chuyên gia tâm lý... Ảnh: An Thành Đạt
16.jpg
..... và những nhà tài trợ. Ảnh: An Thành Đạt
17.jpg
Các chiến sĩ Hải quân dự triển lãm. Ảnh: An Thành Đạt
18.jpg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á và thày Khang cùng những nhân chứng sống của Làng Nủ trong buổi ra mắt sách và triển lãm ảnh. Ảnh: An Thành Đạt
20.jpg
Nghệ sĩ tặng lại những bức ảnh đầy xúc cảm cho người dân Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
23.jpg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á không kìm được nước mắt khi ông nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của mình với người dân Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
24.jpg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á không kìm được nước mắt khi ông nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của mình với người dân Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
25.jpg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á không kìm được nước mắt khi ông nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của mình với người dân Làng Nủ. Ảnh: An Thành Đạt
26.jpg
Ông luôn mong muốn người dân Làng Nủ sớm vượt lên khó khăn để làm lại cuộc sống. Ảnh: An Thành Đạt
27.jpg
Tấm ảnh ông chụp Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Làng Nủ được ông chọn làm bìa cuốn sách "Vươn lên thôn Làng Nủ". Ảnh: An Thành Đạt
28.jpg
Cắt băng khai mạc triển lãm ảnh và ra mắt sách ảnh" Vươn lên thôn Làng Nủ" của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á. Ảnh: An Thành Đạt
29.jpg
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Á chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người trong buổi ra mắt sách và triển lãm ảnh của ông. Ảnh: An Thành Đạt

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á sinh năm 1968, là hội viên xuất sắc Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Anh từng nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2022, nhiều lần đoạt giải A Giải thưởng Nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam thường niên; Giải thưởng Toàn quốc về thông tin đối ngoại… Kể từ năm 2008 đến nay, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á đã có 22 cuộc triển lãm ảnh cá nhân và 21 ấn phẩm sách ảnh trong sự nghiệp của mình.

An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Vào trung tuần tháng Tư hằng năm, đồng bào dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) lại tưng bừng đón Tết cổ truyền Bun Huột Nặm – Lễ hội té nước đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Ngỡ ngàng vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh ở vùng cao Mù Cang Chải

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) không chỉ biết đến những thửa ruộng bậc thang, một kỳ quan của người Mông đã được công nhận là danh thắng Quốc gia. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo rộng hơn 20.000 ha với những cánh rừng nguyên sinh kỳ vĩ và thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Độc đáo văn chương trong Gốm Thiệp

Ngày 4/4/2025, triển lãm Gốm Thiệp bắt đầu mở cửa tự do cho những người yêu mỹ thuật tới thưởng lãm tại địa chỉ 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Hoa sưa Hà Nội - Nét họa tinh khôi giữa trời

Khúc giao mùa của phố thường được bắt đầu từ những sắc hoa màu lá. Hoa sưa là sắc hoa của Hà Thành, hoa của tháng 3 trong tiết xuân đang dần qua êm đềm mà có lẽ chỉ có Hà Thành mới có và đậm đà như thế.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Rừng hoa ban cổ thụ đẹp như cổ tích ở Nặm Cứm

Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) chừng 50 km, bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng có khoảng 1.200 cây hoa ban cổ thụ. Vào tháng 3 hàng năm, rừng ban cổ thụ ở Nặm Cứm bung nở trắng muốt khiến bản làng bừng sáng, đẹp như xứ sở mộng mơ.

Công an xã, điểm tựa vững chắc của người dân nơi biên cương Tổ quốc

Công an xã, điểm tựa vững chắc của người dân nơi biên cương Tổ quốc

Dìn Chin là xã vùng cao biên giới, đồng thời là một trong 10 xã nghèo và đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai với đường biên giới giáp Trung Quốc, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông. Được sự quan tâm chính quyền và lực lượng Công an xã cùng sự đồng lòng ủng hộ nhân dân trên địa bàn, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã có những bước phát triển mới.

Mãn nhãn với màn biểu diễn võ thuật, khí công của lực lượng công an nhân dân

Mãn nhãn với màn biểu diễn võ thuật, khí công của lực lượng công an nhân dân

Chiều 9/3/2025, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức nhiều màn trình diễn võ thuật, khí công cùng những tình huống giả định mô phỏng kỹ năng trấn áp tội phạm đặc sắc, mang đến cho người dân và du khách sự hứng khởi, thích thú với các màn trình diễn kỹ thuật ấn tượng, thể hiện bản lĩnh và sự tinh nhuệ điêu luyện mang đậm dấu ấn của lực lượng Công an nhân dân.

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Vẻ đẹp cánh đồng rong biển ở Ninh Thuận

Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 4/3/2025, tại Trung tâm huấn luyện Quân sự 4 Miếu Môn (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.