Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình và chất lượng công tác chuyển đổi số, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả ứng dụng xây dựng đô thị hiện đại và nông thôn mới thông minh; giúp cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843323.jpg
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái) cài đặt ứng dụng Mobile Banking cho người dân. Ảnh: TTXVN

Nâng cao chất lượng toàn diện

Nhận thức chuyển đổi số là giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng và lộ trình thực hiện của từng địa phương, đơn vị cho từng năm, từng giai đoạn. Tỉnh đầu tư thỏa đáng, đồng bộ theo hướng hiện đại cho cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ chuyển đổi số, đảm bảo cho chính quyền số, kinh tế số và xã hội số chuyển biến mạnh mẽ, sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các nền tảng dùng chung đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết là thúc đẩy ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý của cơ quan nhà nước.

Đến nay, toàn tỉnh có 95% thôn, bản, tổ dân phố có đường truyền Internet băng rộng cố định; 80% nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố có Internet; 100% thôn, bản được phủ sóng di động 4G, có 32 trạm phát sóng di động 5G được lắp đặt. Bước đầu ứng dụng thành công công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, IoT, điện toán đám mây… vào xây dựng và khai thác các nền tảng dùng chung, nền tảng đặc trưng của tỉnh.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843332.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Ngô Hạnh Phúc thăm gian hàng chuyển đổi số của VNPT Yên Bái. Ảnh: TTXVN phát

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là cuộc cách mạng của cả hệ thống chính trị. Toàn thể cán bộ công chức, viên chức cần chủ động nâng cao nhận thức, hành động và trình độ để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số. Tỉnh khuyến khích, huy động cộng đồng doanh nghiệp và người dân tham gia chuyển đổi số theo phương châm "Toàn dân, toàn diện”.

Sau nhiều nỗ lực, chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Yên Bái đã vươn lên đứng thứ 15 cả nước; cổng dịch vụ công tỉnh được đánh giá, xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đô thị văn minh, hiện đại

Là điểm sáng chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái, thành phố Yên Bái xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực trong chuyển đổi số với nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh việc đầu tư thỏa đáng nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy ứng dụng toàn diện công nghệ số, thành phố tập trung tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhân dân tích cực nâng cao hiểu biết, kỹ năng ứng dụng công nghệ số.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843325-1.jpg
Khách hàng quét mã truy xuất sản phẩm OCOP tại Hội chợ hàng tiêu dùngở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Ảnh: TTXVN phát

Người dân được hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng ứng dụng VNeID trong thực hiện các thủ tục trên cổng dịch vụ công quốc gia, nhất là sử dụng các ứng dụng số trong các giao dịch hành chính, thanh toán trực tuyến, như: Sổ tay đảng viên điện tử; nộp thuế phi nông nghiệp và các loại thuế khác qua ứng dụng Etax Mobile... Ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết, đến nay, toàn thành phố đã cấp và kích hoạt trên 92 nghìn tài khoản định danh điện tử. Nhờ vậy mà gần 90% người dân trưởng thành sử dụng thanh toán điện tử, trên 85% hộ gia đình thanh toán tiền điện, tiền nước không dùng tiền mặt; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet băng rộng đạt 95% và 96% người dân sử dụng thiết bị di động thông minh; 100% hộ kinh doanh được trang bị mã QR code để thực hiện giao dịch.

Trong lĩnh vực y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử và áp dụng các dịch vụ số như: Đặt lịch xét nghiệm tại nhà; bản đồ xe cứu thương; tiêm chủng trực tuyến; vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa…Có 88% người dân đến tuổi trưởng thành được cài đặt và sử dụng app "Sổ sức khỏe điện tử". Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã số hóa 100% hồ sơ học sinh, 100% học phí tại các trường được thu không dùng tiền mặt; ứng dụng phần mềm vnEdu và các công cụ trực tuyến như: Zoom, Teams và Google Meet để quản lý dạy và học.

Thành phố Yên Bái đang đầu tư hoàn thiện xây dựng mô hình chuyển đổi số cho 3 phường với các cấp độ khác nhau, đó là phường chuyển đổi số, phường chuyển đổi số nâng cao và phường thông minh; tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình "chợ 4.0" không dùng tiền mặt tại tất cả các chợ trên địa bàn. Thành phố hướng đến mục tiêu hết năm 2025, tăng tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên 45% và ít nhất đạt 86% công dân trong độ tuổi lao động là công dân số.

Nông thôn mới thông minh

Để xây dựng thôn thông minh, tỉnh Yên Bái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế. Nhiều nông sản của nông dân đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua bán qua sàn thương mại điện tử, giúp kích cầu tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Hiện tại, mạng Wifi được lắp đặt miễn phí ở 100% các điểm công cộng; gắn mã vạch và mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số cho các tổ chức, hộ dân tới 100% thôn, bản toàn tỉnh.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843324.jpg
Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái đi đầu trong việc sử dụng ứng dụng "Sổ tay đảng viên điện tử". Ảnh: TTXVN phát

Ông Lê Trí Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, việc xây dựng những mô hình thôn, xã thông minh đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn tỉnh. Ứng dụng chuyển đổi số phủ khắp mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng nông thôn Yên Bái, mang lại những giá trị thực chất, nhiều tiện ích cho người nông dân.

Nhiều mô hình hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán không dùng tiền mặt, tiểu biểu như duy trì Tổ chuyển đổi số cộng đồng để triển khai tới từng thôn bản, từng hộ kinh doanh. Điều đó đã giúp tăng cường quản lý hành chính và thuận tiện cho người dân từng bước xây dựng nông thôn thông minh. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động đăng ký và cấp mã số vùng trồng được triển khai đồng bộ, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại và đưa gần 200 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử; triển khai mô hình "chợ 4.0” trên toàn địa bàn nông thôn đạt hiệu quả cao.

Với quyết tâm cao, nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và phạm vi, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng, mang lợi ích thiết thực phục vụ người dân, góp phần quan trọng để Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Tiến Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Ngày 21/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã đến Bến Tre thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân Bến Tre.

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Cơn mưa to kéo dài từ 19h tối ngày 20/6 tới sáng nay 21/6/2025 đã khiến nhiều nơi tại thành phố Thái Nguyên ngập sâu trong nước như: đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến,…và nhiều ngã tư, khu dân cư. Đến 6 giờ 20 phút sáng 21/6, trời vẫn đang tiếp tục mưa to. 

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Sau 5 năm triển khai phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Lạng Sơn, diện tích rừng trồng mới, đặc biệt là rừng gỗ lớn và vùng nguyên liệu tập trung được mở rộng, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và cấp chứng chỉ rừng; đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện.

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch ở nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo đà cho bước phát triển mới nhờ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và những trải nghiệm văn hóa gắn di tích lịch sử, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Ngày 20/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, vụ sạt lở đất đá trên Quốc lộ 4D đoạn qua xã Sơn Bình, huyện Tam Đường khiến các phương tiện không thể lưu thông hai chiều.

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích rình rập, thậm chí ngay trong chính ngôi nhà, môi trường sống quanh trẻ, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Để đảm bảo trẻ được sống trong môi trường an toàn, cần sự quan tâm, vào cuộc của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.