Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững dựa trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế. Điều đó đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hiệu quả cùng sự đồng hành tích cực của chính quyền các cấp đối với các nhà đầu tư.

Cây quế Yên Bái được chế biến thành 50 loại sản phẩm, trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. Ảnh: TTXVN phát

Cây quế Yên Bái được chế biến thành 50 loại sản phẩm, trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. Ảnh: TTXVN phát

Tận dụng thế mạnh

Yên Bái có vị trí địa lý thuận lợi, là tỉnh cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm ở trung tâm chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chạy dài trên tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng, khá đồng bộ để Yên Bái hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội… với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc.

Tỉnh Yên Bái thu hút đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương, trọng tâm là ngành chế biến nông lâm sản và khoáng sản. Thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái cho thấy, tỉnh Yên Bái có nhiều loại khoáng sản trữ lượng khá lớn như: sắt, đồng, chì, kẽm, cao lanh, felspat, cát, sỏi… trong đó, đáng kể là đá vôi trắng với trữ lượng khoảng 2.500 triệu m3, trữ lượng cao lanh khoảng 400 triệu tấn, quặng sắt với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn...

Văn Yên là địa phương có diện tích quế lớn nhất cả nước, với trên 57.000 ha và trên 50 sản phẩm quế các loại. Ảnh: TTXVN phát

Văn Yên là địa phương có diện tích quế lớn nhất cả nước, với trên 57.000 ha và trên 50 sản phẩm quế các loại. Ảnh: TTXVN phát

Hàng năm, Yên Bái có thể khai thác gỗ rừng trồng gần 700.000 m3, trên 150.000 tấn tre, vầu, nứa và trên 600.000 tấn củi; tổng sản lượng búp chè tươi đạt hơn 70.000 tấn; gần 20.000 tấn vỏ quế khô; trên 120.000 tấn măng tre bát độ; gần 2.000 tấn kén tằm; hơn 10.000 tấn quả Sơn tra tươi...

Bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Yên Bái cho biết, phần lớn các dự án đầu tư thuộc nhóm chế biến nông lâm sản và khoáng sản, điều đó cho phép gắn kết bền vững vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, hình thành liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Yên Bái đang dần hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực, thuận lợi trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Sản lượng toàn tỉnh Yên Bái đạt 22.000 tấn vỏ quế khô, gần 600 tấn tinh dầu quế, và trên 70.000 m3 gỗ quế, tổng giá trị đạt trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: TTXVN phát

Sản lượng toàn tỉnh Yên Bái đạt 22.000 tấn vỏ quế khô, gần 600 tấn tinh dầu quế, và trên 70.000 m3 gỗ quế, tổng giá trị đạt trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: TTXVN phát

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Yên Bái có lợi thế về đất đai, nhiều vị trí ven các con sông, các thung lũng khá bằng phẳng có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung. Hiện nay, toàn tỉnh hình thành 4 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất trên 2.100 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn tỉnh đạt trên 75%; trong đó, có 5 cụm công nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cấp thành khu công nghiệp vào năm 2030, đưa tổng diện tích đất dành cho công nghiệp đạt khoảng 3.500 ha.

yen-bai-25525-10.jpg
Cụm công nghiệp Đông An thuộc xã Đông An, huyện Văn Yên, có 34 ha được quy hoạch và sẽ mở rộng thành 50 ha vào năm 2030. Ảnh: TTXVN phát

Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đang ưu tiên và huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ hạ tầng, giải phóng mặt bằng các khu cụm, công nghiệp đã được phê duyệt. Nhiều hạng mục công trình hỗ trợ như điện, đường, nước công nghiệp và xử lý chất thải được đảm bảo, đặc biệt luôn tạo quỹ đất sạch, mặt bằng sẵn có để đón đợi các nhà đầu tư, ưu tiên cho thuê đất những dự án lớn, thân thiện môi trường, phù hợp với danh mục kêu gọi đầu tư.

Yên Bái sẽ tiếp tục mở rộng các khu, cụm công nghiệp; hoàn thiện hồ sơ thủ tục về trồng rừng thay thế, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất, đất lúa kém hiệu quả sang đất sản xuất công nghiệp; xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp mới gắn với các vùng nguyên liệu tại chỗ, phấn đấu đến năm 2035 có trên 4.500 ha đất cho các khu, cụm công nghiệp, coi đây là lợi thế cạnh tranh chủ yếu để thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến với Yên Bái.

Đồng bộ giải pháp

Dự án liên kết trồng cây đương quy giữa các hộ dân với Hợp tác xã dược liệu Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Dự án liên kết trồng cây đương quy giữa các hộ dân với Hợp tác xã dược liệu Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Với quan điểm và triết lý phát triển tỉnh Yên Bái là "nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, nhiều giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư được tỉnh tích cực triển khai. Trước hết, tỉnh Yên Bái chú trọng, thực hiện hiệu quả việc quy hoạch, các quy hoạch chuyên ngành đều gắn với quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp và tạo vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn thu hút các nhà đầu tư cho công nghiệp chế biến.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Ngô Hạnh Phúc cho rằng, trên cơ sở lợi thế cạnh tranh, Yên Bái đã đồng bộ công tác quy hoạch, từ đó lựa chọn được danh mục các lĩnh vực thu hút đầu tư. Với quan điểm thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường của dự án là tiêu chí hàng đầu. Ưu tiên những dự án quy mô lớn, những nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, từ đó tạo định hướng và sức lan toả cho phát triển kinh tế.

Cùng với phát triển nhanh, đồng bộ mạng lưới giao thông nội tỉnh, Yên Bái giờ đây trở thành "cửa ngõ" chiến lược, kết nối vùng Tây Bắc rộng lớn với những trung tâm kinh tế sôi động của cả nước nhờ trục cao tốc Nội Bài - Lào Cai - tuyến huyết mạch đã trở thành đòn bẩy, mở rộng cánh cửa giao thương, kết nối nhanh chóng Yên Bái với cả nước và ngược lại.

Dự án liên kết trồng cây hoài sơn giữa các hộ dân với Hợp tác xã dược liệu Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Dự án liên kết trồng cây hoài sơn giữa các hộ dân với Hợp tác xã dược liệu Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Ông Đoàn Hữu Phung, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái cho biết, để mở ra không gian phát triển mới, Yên Bái đã tăng tốc, tạo đột phá trong đầu tư các công trình, dự án hạ tầng giao thông trên toàn tỉnh, một loạt dự án giao thông bám theo trục cao tốc Hà Nội - Lào Cai được xây dựng. Hiện, Yên Bái đã và đang đầu tư 26 công trình giao thông trọng điểm với tổng số vốn gần 13.000 tỷ đồng, giúp cải thiện đáng kể khả năng đi lại, vận tải hàng hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và số lượng lao động cho các nhà đầu tư, tỉnh Yên Bái đã nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh; chú trọng đào tạo có địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi năm tỉnh Yên Bái đào tạo nghề cho hơn 18.000 người; trong đó có 2.100 người được đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đạt trên 70%, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư trên địa bàn.

Toàn tỉnh Yên Bái có trên 250 cơ sở, hộ gia đình sản xuất quế giống, cung ứng 150 triệu cây giống mỗi năm. Ảnh: TTXVN phát

Toàn tỉnh Yên Bái có trên 250 cơ sở, hộ gia đình sản xuất quế giống, cung ứng 150 triệu cây giống mỗi năm. Ảnh: TTXVN phát

Để thực sự thu hút các nhà đầu tư, Yên Bái không ngừng kiến tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn, năng động và thân thiện; tỉnh tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” và "Cà phê doanh nhân” để doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với chính quyền, kịp thời giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

yen-bai-25525-11.jpg
Cụm công nghiệp phía Tây cầu Mậu A, thuộc xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, có 35 ha đã được quy hoạch và sẽ mở rộng thành 70 ha vào năm 2030. Ảnh: TTXVN phát

Bên cạnh đó, Yên Bái luôn duy trì hiệu quả việc hỗ trợ doanh nghiệp như miễn giảm thuế, ưu đãi tiền thuê đất; hỗ trợ san lấp mặt bằng; kết nối và bảo lãnh các tổ chức tín dụng cho việc vay vốn; xúc tiến thương mại, tìm kiếm và kết nối thị trường; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số... hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đăng ký chỉ dẫn địa lý... Đặc biệt, mô hình "một cửa tại chỗ” theo hướng "3 giảm” với mục tiêu hết năm 2025 giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với hiện tại./.

Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; trong đó, có dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Các điểm chịu thiệt hại của dự án tập trung chủ yếu tại các vị trí thi công cầu, đường công vụ, bãi đầm, ruộng sản xuất và hệ thống điện lực.

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Tại Bạc Liêu, rất nhiều khâu trong canh tác lúa được máy móc hỗ trợ, việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác lúa vừa giúp nông dân giảm công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao lợi nhuận. Đây là cơ sở để tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Ngày 24/6, Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ VI (giai đoạn 2020-2025). Đại hội cũng xác định, giai đoạn 2025-2030, đồng bào công giáo Nghệ An tiếp tục cùng toàn dân “đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”.

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Sáng 24/6, tại Hội nghị sơ kết triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 2.740 căn nhà, đạt 100% kế hoạch đề ra, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh tiếp tục huy động kinh phí để hoàn thành 1.312 căn phát sinh, phấn đấu đến ngày 31/10 xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát.

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nông dân Ninh Thuận đang chứng minh sự linh hoạt và quyết tâm bằng cách chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ những diện tích đất lúa kém sản xuất hiệu quả và vườn tạp, giờ đây đã hình thành các vùng cây trồng cạn, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cũng như tránh tình trạng tăng giá, khan hàng, UBND tỉnh Đắk Nông vừa cấp phép khai thác khoáng sản và nâng công suất khai thác một số mỏ đá xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, đưa ra đấu giá nhiều mỏ khoáng sản; trong đó, có đá, cát xây dựng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng như cát, đá tăng mạnh.

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

Những năm qua, với sự chung tay của các cấp Hội Phụ nữ, chương trình "Mẹ đỡ đầu" ở Bến Tre đã trở thành "điểm tựa", nơi lan tỏa yêu thương thiết thực dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, những mẹ đỡ đầu còn trở thành người bạn đồng hành, dìu dắt các em từng ngày, tiếp thêm niềm tin và nghị lực, để các em mạnh mẽ vượt qua mất mát, mở ra tương lai rộng mở hơn.

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đang là hướng đi mà nhiều chủ thể sản xuất đang tiếp cận thị trường hiện nay. Với hình thức này các sản phẩm OCOP đã lan tỏa rộng rãi tới người tiêu dùng và gia tăng doanh thu cho các chủ thể sản xuất ở Nghệ An.

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua cộng với nước lũ từ các tỉnh lân cận dồn về khiến một số vùng thấp, trũng của huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng... tỉnh Lạng Sơn bị ngập sâu. Chính quyền lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển đồ đạc, di dời người dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực bị ngập...

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 5 năm từ 2021-2025, các Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vùng cao Lào Cai. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Hà Giang xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 22/12/2021, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư đồng bộ, mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội mới cho tỉnh miền núi biên giới địa đầu Tổ quốc.