Cao Bằng vài nét tổng quan

Cao Bằng vài nét tổng quan
1. Điều kiện tự nhiên 

Vị trí địa lý

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).

Tỉnh Cao Bằng được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 22o21'21" đến 23o07'12" vĩ độ Bắc và từ 105o16'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài hơn 333km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A.

Địa hình

Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng (vùng trung tâm) có địa hình khá bằng phẳng, bao gồm đồi thấp xem kẽ các cánh đồng tương đối rộng, phân bố chủ yếu ở huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng; Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên Bình xuống phía Tây Nam huyên Thạch An. Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có đỉnh núi cao gần 2000m, như Phja Dạ (Bảo Lâm) 1980m, Phja Oắc (Nguyên Bình) 1931m. Vùng đá vôi: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Thông Nông, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa. Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250.

Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Non nước Cao Bằng đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc.

Nhìn chung, tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa.

Khí hậu

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.

Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch.

Sông suối

Sông Bằng bắt nguồn từ núi Nà Vài cao 60m, cách Sóc Giang về phía Tây Bắc 10 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Tây Giang tại Long Châu ở độ cao 140m. Sông Bằng có diện tích lưu vực thuộc tỉnh Cao Bằng là 3.377 km2. Sông chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 110 km với 4 phụ lưu là sông Dẻ Rào, Sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông Bắc Vọng; độ dốc lưu vực là 20% mật độ lưới là 0,91 km/km2, hệ số uốn khúc là 1,29. Sông Gâm chảy qua tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) và kết thúc ở thị trấn Pác Miầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lưu vực là 2006 km2 (kể cả phần sông Năng). Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng Khánh và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km. Các sông, suối thuộc lưu vực lớn của sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông Quây Sơn Đông, suối Bản Viết, suối Na Vy và suối Gun. Các sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng mục đích thủy điện.

Tài nguyên 

- Tài nguyên đất: Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm 60,8%; Nhóm đất mùn trên núi cao diện tích 194 ha chiếm 0,03%; Nhóm đất cacbonat diện tích 6.322 ha chiếm 0,94%; Nhóm đất đen diện tích khoảng 127 ha chiếm 0,02%; Nhóm  đất mùn vàng đỏ trên núi diện tích khoảng 63.054 ha chiếm 9,38%: Đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 2.420 ha chiếm 0,36%. Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng khá đa dạng về nhóm đất và loại đất, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông -lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam như cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia bì gai,... hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm như: Khỉ mặt đỏ, cu li lớn, vượn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, gấu ngựa, rái cá, báo hoa mai, hươu xạ, sơn dương, tê tê, sóc bay...

- Tài nguyên nước: Tiềm năng nước mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang là 1,9 tỷ m3) và lượng dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3. Nói chung tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng còn khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

- Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau như sắt, mangan, chì, kẽm..., trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ Lang... Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011, về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 và đã cấp phép khai thác, chế biến một số loại khoáng sản. Công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tiềm năng.
2. Lịch sử phát triển
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300 so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Dân số hiện nay là 519.802 người. Non nước Cao Bằng  đậm đà bản sắc  văn hoá các dân tộc. Từ khi thành lập tỉnh đến nay đã trả qua những giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển mang dấu ấn sâu sắc.
Thời kỳ phong kiến
Từ thời kỳ đầu dựng nước, vùng Cao Bằng đã có cư trú của người Việt cổ, minh chứng là qua các di chỉ khảo cổ, di tích đã được khai quật ở Hồng Việt, (Hòa An), Cần Yên (Thông Nông), Lũng Ỏ (Quảng Uyên)… cùng truyền thuyết về Pú Luông - Giả Cải, Cẩu chủa cheng vùa.
Địa danh Cao Bằng được chép trong sử sách từ rất sớm. Sách "Dư địa chí" do Nguyễn Trãi biên soạn năm 1435 đã ghi "Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp Lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương Bắc vậy".
Sách "Việt kiệu thư" của Lý Văn Phượng (nhà Minh – Trung Quốc) viết năm 1540, mục "Châu quận diên cách" ghi tên các đạo, phủ, châu, huyện nước ta hồi đầu nhà Lê, có tên phủ Cao Bằng.
Thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 – 1497), vào năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đã chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn). Cao Bằng lúc đó gọi là phủ Bắc Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Lê Thánh Tông cho định bản đồ của 12 thừa tuyên, trong nước có 49 phủ, 163 huyện, 50 châu. Đồng thời đổi tên 6 thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được đổi tên gọi là thừa tuyên Ninh Sóc.
Năm Hồng Đức thứ 3 (1472), Lê Thánh Tông đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam, nước ta khi đó gồm 13 thừa tuyên, tổng cộng 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 36 phường. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu:
Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi tên thành thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi thành phủ Cao Bằng vẫn trực thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời vua Lê Hiến Tông, nhà vua đã tách một số thừa tuyên thành các trấn mới, tại các trấn đó đã thiết lập bộ máy mới có chức năng quản lý hành chính và có trách nhiệm với triều đình Trung ương như các đạo thừa tuyên. Thừa tuyên Thái Nguyên được tách thành trấn Thái Nguyên và trấn Cao Bằng, theo "Phương Đình địa chí" và "Đại Việt địa dư toàn biên" của Nguyễn Văn Siêu thì: Năm Cảnh thống thứ hai 1499 Cao Bằng được tách làm trấn riêng, sách ấy ghi rõ "Năm Cảnh Thống thứ 2 mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng"; khi mới thành lập Cao Bằng gồm 1 phủ, 4 châu: phủ Cao Bình, châu Thái Nguyên (Thạch Lâm), châu Lộng Nguyên, châu Thượng Lang, châu Hạ Lang. Trấn lỵ đặt tại Hòa An.
Như vậy từ năm 1499, Cao Bằng được tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn riêng không lệ thuộc vào Thái Nguyên như trước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, trấn Cao Bằng xuất hiện. Đó là một niên đại quan trọng, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Cao Bằng, chứng tỏ vùng đất này đã phát triển đến mức trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương. Từ khi tách, Cao Bằng có bộ máy riêng để quản lý lãnh thổ, bộ máy đó chịu sự quản lý điều hành của chính quyền nhà nước Trung ương (triều đình – nhà vua), bình đẳng với các trấn khác.
Đến thời nhà Mạc (1592 – 1677) lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình (nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng) đặt hiệu là Càn Thống, quản lý cả các vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Năm 1677 – nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt trấn Cao Bằng. Trong "Đại Việt địa dư toàn biên" ghi rõ: "Đến năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt làm trấn Cao Bằng. Đặt trọng trấn để cai trị, trấn này có 1 phủ, 4 châu". Chuyển lỵ trấn về Cao Bằng.
Từ thời Lê Trung Hưng đến trước khi vua Minh Mệnh cải cách hành chính (1831 – 1832), thì cả nước đã hình thành các đơn vị hành chính mới. Theo sách "Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX" là một bộ địa danh hành chính đời Gia Long (1801 – 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, trại, động.
Thời thuộc Pháp
Tháng 10/1886, thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng.
Năm 1888, Cao Bằng là một quân khu. Quân khu Cao Bằng gồm Tiểu quân khu Cao Bằng và các đồn binh: Cao Bằng, Sóc Giang, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hoà, Nặm Nàng.
Thực dân Pháp đã phân chia địa bàn từ Thanh Hoá trở ra bắc thành 14 quân khu. Mỗi quân khu do một sĩ quan cấp đại tá hoặc cấp tướng trực tiếp chỉ huy.
Ngày 06/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ các quân khu và thiết lập các đạo quan binh. Đạo quan binh là đơn vị hành chính đặc biệt do giới quân sự nắm quyền cai trị. Mỗi đạo quan binh do một sĩ quan đứng đầu làm tư lệnh với đầy đủ quyền dân sự và quân sự, thời kỳ đầu về dân sự ngang với Thống sứ Bắc Kỳ.
Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tại Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Đạo quan binh thứ 2 thủ phủ đặt tại Cao Bằng (Cao Bằng là tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2). Sau đó chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng, đạo lỵ đặt tại Cao Bằng, gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn.
Ngày 01/01/1906, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định: "các Đạo quan binh 2, 3 và 4 được đặt lại, về phương diện tài chính dưới quyền của Thống sứ Bắc Kỳ và được cai trị theo luật lệ hiện hành tại các tỉnh dân sự. Việc cai trị các Đạo quan binh 2, 3 và 4 vẫn đặt dưới quyền một sĩ quan cao cấp cấp đại tá hoặc trung tá. Mỗi đạo quan binh được phân thành 2 hạt. Việc chia thành khu vực bị bãi bỏ".
Từ sau Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 16/4/1908, đạo quan binh chia thành các đơn vị hành chính và tư pháp ngang với công sứ các tỉnh dân sự.
Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới và số lượng các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng luôn có sự thay đổi. Cuối thế kỷ XIX, tỉnh Cao Bằng gồm có phủ Trùng Khánh (với 3 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên) và phủ Hòa An (với 3 châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình).
 Năm 1926, theo sách "Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ", "Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì" gồm 1 phủ: Hòa An (phủ lỵ ở Nước Hai); 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, (châu lỵ ở Đông Khê), Nguyên Bình, Phục Hoà (châu lỵ ở Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (châu lỵ ở Trùng Khánh phủ) và Hạ Lang; 3 đại lý: Quảng Uyên, Nguyên Bình và Đông Khê.
Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám 1945
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới.
 Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp tổng, phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh nhất loạt gọi là huyện. Cao Bằng lúc đó gồm 11 huyện, thị: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên và Thị xã Cao Bằng.
 Ngày 03/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
 Ngày 01/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 20/3/1958, huyện Trấn Biên được đổi tên thành huyện Trà Lĩnh. Ngày 7/4/1966, chia huyện Hà Quảng thành hai huyện là: Hà Quảng và Thông Nông. Ngày 8/3/1967, hợp nhất huyện Quảng Uyên và Phục Hoà thành huyện Quảng Hoà. Đến ngày 27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (khoá V) kỳ họp thứ 2 quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Quyết định tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành một tỉnh là Cao Lạng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng.
 Ngày 29/12/1978, Nghị quyết Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 4 chia tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Sáp nhập 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng.
 Ngày 06/01/1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn tách 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Cao Bằng thời điểm này gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thị xã, 10 huyện) và 189 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 6.724,72 km2.
 Ngày 25/9/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc và thành lập huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng.
 Ngày 13/12/2007, Chính phủ ra Nghị định số 183/2007/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hoà thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngày 18/10/2010, thị xã Cao Bằng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 926/QĐ-BXD, công nhận là đô thị loại III.  Ngày 25/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP, thành lập Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.
Như vậy, dù nhiều lần thay đổi tên gọi, điều chỉnh địa giới hành chính, song lãnh thổ Cao Bằng cơ bản vẫn ổn định. Hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và 12 huyện); 199 xã, phường, thị trấn (14 thị trấn, 4 phường, 181 xã); có 46 xã thị trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế. 
 Thiên nhiên đã tạo cho Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc, động Ngao huyện Trùng Khánh; hồ Thang Hen huyện Trà Lĩnh... Cao Bằng là nơi có nhiều khu di tích lịch sử tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập tự do dân tộc như  hai di tích Quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Pác Bó huyện Hà Quảng, Rừng Trần Hưng Đạo huyện Nguyên Bình; khu di tích Lam Sơn huyện Hoà An, di tích Đông Khê - Đức Long huyện Thạch An... gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

3. Các dân tộc

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có người thuộc 28 dân tộc sinh sống. Trong đó có các dân tộc:
Dân tộc Tày 
Dân tộc Nùng
Dân tộc Dao
- Dân tộc Kinh (Việt)
Dân tộc Sán Chay
Dân tộc Lô Lô
Dân tộc Hoa
- Dân tộc Ngái
Theo caobang.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Từ tối 22 đến sáng ngày 23/7, ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, trên địa bàn miền núi, biên giới tỉnh Nghệ An liên tục có mưa to, cùng với nước lũ lên nhanh trên các dòng sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân.

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Thực hiện Công văn của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và chuẩn bị cho đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động theo Công văn số 4168/BNV-CQĐP ngày 23/6/2025 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, xã Mỹ An Hưng, tỉnh Đồng Tháp đã đổi tên các ấp do trùng tên.

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Từ tối ngày 19/7 đến sáng ngày 23/7, do ảnh hưởng của mưa cường suất lớn, diễn ra trong nhiều giờ liền và lũ lớn trên sông Lam dâng cao vượt mốc lịch sử, tuyến quốc lộ 7 nối địa bàn các xã miền xuôi với các xã biên giới Tương Dương, Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An) đã xuất hiện hàng chục điểm ngập lụt, chia cắt giao thông nghiêm trọng trên tuyến quốc lộ trọng yếu, huyết mạch.

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Sáng 25/7, phường Phan Thiết tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đây là địa phương được Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng và Ban chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương chọn tổ chức điểm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025.

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Ngày 25/7, Thiếu tá Phan Đức Tâm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Bộ đội biên phòng Nghệ An) cho biết: Bước đầu, đơn vị đã nắm được thông tin cơ bản về tình hình bản Cha Nga (xã Mỹ Lý) và khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại 103 hộ dân là dân tộc Thái của bản này đều an toàn về người trong đợt lũ mạnh hoành hoành nhiều xã trên địa bàn miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An vừa qua.

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Long An đã thực hiện nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2024, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những tháng còn lại của năm, ngành tập trung thực hiện Đề án thành lập Sở Y tế tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế Long An và Sở Y tế Tây Ninh (cũ) nhằm ổn định cơ cấu tổ chức, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Chiều 24/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công “điểm” thực hiện Đề án “Xây dựng 1.000 căn nhà ở cho nhân dân thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ”.

Na Sang quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030

Na Sang quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030

Trong các ngày từ 23 - 24/7, Đảng bộ xã Na Sang (tỉnh Điện Biên) tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên chọn tổ chức điểm ở cấp xã.

Lào Cai khẩn trương di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Lào Cai khẩn trương di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Từ đêm 23 đến rạng sáng 24/7, trên trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn kéo dài, gây ngập úng, sạt lở một số tuyến đường và thiệt hại đến nông nghiệp của người dân. Cùng đó, nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cũng đã được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.

Đại hội đảng bộ xã không nhận hoa, kêu gọi ủng hộ chương trình phát triển cây trồng

Đại hội đảng bộ xã không nhận hoa, kêu gọi ủng hộ chương trình phát triển cây trồng

Ngày 24/7, Đảng bộ xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp xã có ý nghĩa đặc biệt khi không nhận hoa chúc mừng, mà kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ hiện vật như cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp hoặc kinh phí... để góp phần thực hiện chương trình “Ươm mầm tương lai - Phát triển cây trồng bền vững Tu Mơ Rông”.

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Tối 23/7, ông Phạm Xuân Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh, khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, nhiều công trình bị hư hỏng và gần 3.800 cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại gần 5,6 tỷ đồng.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ 19 giờ 30 phút ngày 23/7 đến 12 giờ 30 phút ngày 24/7, khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Chiều 23/7, thông tin từ UBND xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng chức năng đang xác minh thông tin, đồng thời tổ chức tìm kiếm 2 người đàn ông nghi bị nước lũ cuốn trôi, mất tích trên địa bàn, khi chạy xe máy qua cầu ngầm vào thời điểm nước lũ dâng cao và cầu đã bị ngập.

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Các công trình giao thông trọng điểm có vai trò lớn trong hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, một số công trình giao thông trọng điểm luôn trong tình trạng chậm tiến độ, thậm chí có công trình đã quá hạn thi công nhưng chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng.

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Chiều 23/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp cho thấy có 25 địa phương trong tổng số 124 xã, phường, đặc khu trên địa bàn toàn tỉnh bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão này.

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhiều năm nay, người lính quân hàm xanh tỉnh Lâm Đồng còn là chỗ dựa vững chắc cho nhiều học sinh nghèo vùng biên. Hình ảnh về anh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng người dân càng thêm đẹp đẽ, góp phần củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Ngày 23/7, có 24 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn tại các xã Phú Nghĩa, Đắk Ơ, Bù Gia Mập và Đa Kia (tỉnh Đồng Nai) vui mừng đón nhận “Nhà tình nghĩa Quân - Dân” do Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 (Quân khu 7) phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng từ đầu năm 2025 đến nay.

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Ngày 23/7, ông Trần Văn Thu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các cơ quan chức năng của xã đang tiến hành kiểm tra thiệt hại do giông lốc tại khu vực làng chài, thôn 7, xã Ia Tơi. Qua đó, có các giải pháp khắc phục thiệt hại cho người dân.

Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Tối ngày 22 và rạng sáng ngày 23/7, trên địa bàn các địa phương miền Tây tỉnh Nghệ An xuất hiện mưa cường suất lớn, diễn ra trong thời gian dài, nước lũ trên các sông suối đột ngột dâng cao, nhanh do lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh khiến hàng trăm hộ dân bị ngập lụt, trôi và hư hại nhiều đồ đạc, vật dụng sinh hoạt.

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Tình trạng lục bình dày đặc trên các tuyến kênh, mương trở thành nỗi lo ngại với nhiều người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Lục bình phát triển nhanh, ngoài tầm kiểm soát khiến nhiều tuyến kênh, mương bị tắc nghẽn, cản trở dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy và gây thiệt hại trực tiếp đến nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), sáng 23/7, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường - chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi cùng đồng đội phá án, bóc gỡ đường dây ma túy xuyên quốc gia từ khu vực Tam giác Vàng qua Lào về Việt Nam.