Điện Biên Phủ - Lịch sử hào hùng và khát vọng thời đại

Ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De Castries đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, anh dũng của quân, dân ta. 70 năm sau,“mốc son chói lọi bằng vàng” ấy đang tiếp thêm ý chí, nghị lực, sự kiên cường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta nắm bắt thời cơ, vận hội để đưa “Điện Biên cất cánh”, góp phần hiện thực khát vọng đất nước hùng cường.

vna_potal_chien_thang_dien_bien_phu_thang_loi_cua_ban_linh_va_tri_tue_viet_nam_stand.jpg
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Trước sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tăng cường viện trợ cho quân đội Pháp. Thu - Đông năm 1953, Kế hoạch Nava ra đời với trọng tâm là xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Ý đồ của chúng là trong 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đầu tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Dồn trí, lực và quyết tâm "Tất cả cho chiến trường, tất cả để chiến thắng", ta kéo pháo ra rồi lại đưa pháo vào, chuyển phương án từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc”.

Sau khi hoàn thành các công tác chuẩn bị, ngày 13/3/1954, ta nổ súng tiến công tuyến phòng ngự vòng ngoài. Chiến dịch quyết chiến vĩ đại bắt đầu. Và sự ác liệt nơi lòng chào Mường Thanh, như nhà thơ Tố Hữu ghi lại:

“…Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn…”

Đúng 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm. Thắng lợi ấy trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

CĐBP1.jpg
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh , tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. Ảnh: TTXVN

Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức. Đặc biệt, qua gần 40 năm đổi mới, đất nước phát triển nhanh, bền vững, đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, tạo nhiều dấu ấn nổi bật để có cơ đồ và vị thế hôm nay.

Với Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc của Tổ quốc nói chung, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và dành sự ưu tiên, quan tâm cho sự phát triển toàn diện. Đảng bộ và nhân dân các tỉnh vùng Tây Bắc cũng nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Và Tây Bắc đã có nhiều thay đổi to lớn trong diện mạo và phát triển, đóng góp quan trọng vào bảo đảm sự ổn định và phát triển của cả nước.

Đặc biệt, 24 năm kể từ khi chia tách thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu, vùng đất cực Tây của Tổ quốc đã có bước phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu, kết quả quan trọng, toàn diện. Nổi bật, kinh tế của Điện Biên nhiều năm liền duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng; từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhất là hạ tầng kết nối giao thông.

Riêng năm 2022, Điện Biên tăng trưởng đứng thứ 2 trong số 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh tiếp tục giảm xuống, còn gần 36.290 hộ, chiếm tỷ lệ trên 26%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn trên 38% so với năm trước. Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2.

Các di tích của chiến trường Ðiện Biên năm xưa như: Đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu Mường Thanh, Sân bay Mường Thanh và hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được gìn giữ, bảo tồn và phát huy, trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Trong thành tựu đáng ghi nhận và niềm tự hào, kỷ niệm lịch sử ấy, hàng loạt các chương trình, kế hoạch, dự án với nhiều quy mô được triển khai. Điển hình là dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đã rút ngắn khoảng cách về địa lý giữa Điện Biên với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong cả nước và quốc tế, góp phần thu hút khách du lịch, nhà đầu tư, tạo động lực đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Tuy nhiên, Điện Biên cũng nhận thấy rõ, lộ trình phấn đấu, phát triển, đi lên của tỉnh dẫu đạt nhiều kết quả, thành tựu, song so với các tỉnh miền xuôi, trong khu vực chưa phải là cao. Bởi vậy, Điện Biên đang tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, phấn đấu để 11 năm nữa, vùng cực Tây của Tổ quốc nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.

Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng...”.

Ngày 7/5/2024 - 70 năm sau mốc son chói lọi, Điện Biên đã khoác lên mình màu áo mới. Và truyền thống anh hùng từ mảnh đất lịch sử đang tiếp thêm ý chí, nghị lực, sự kiên cường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng với Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên nắm bắt thời cơ, vận hội xây dựng vùng đất “phên giậu” cực Tây ngày càng phát triển. Tất cả là để “Điện Biên cất cánh”, góp phần cùng đất nước hiện thực khát vọng hùng cường.

Hạnh Quỳnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.