Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Nằm trên tuyến Quộc lộ 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Di tích đồi Độc Lập. Trải qua 71 năm, sau ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ mảnh đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Thanh Nưa nay đã “thay da đổi thịt” với nhiều khởi sắc, minh chứng cho sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

potal-thanh-nua-diem-sang-vung-bien-sau-chien-tranh-7977677.jpg
Là một xã vùng biên, Thanh Nưa từng bước thoát nghèo, khoác lên mình diện mạo mới. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Là một trong 13 thôn, bản của xã Thanh Nưa, thôn Độc Lập bao quanh đồi Độc Lập, nên người dân địa phương lấy Di tích đồi Độc Lập để đặt tên cho thôn. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi nằm một mình, không liên kết với đồi nào nên bộ đội ta gọi là Độc Lập (tiếng Thái gọi là Pú Băng). Thực dân Pháp đặt tên đồi Độc Lập là Gabrielle, tên của một thiếu nữ xinh đẹp của nước Pháp. Đồi có chiều dài 700m, rộng 150m, nơi cao nhất so với mực nước biển là 500m. Nơi đây, quân Pháp bố trí trận địa dày đặc mìn, thép gai… do Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 7 Angeri (Bắc Phi) trấn giữ, với nhiệm vụ ngăn chặn sự tấn công của bộ đội ta từ hướng Bắc theo đường từ Lai Châu về Điện Biên.

Về phía ta, Bộ Tư lệnh Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 được giao tấn công đồi Độc Lập. Vào khoảng 2 giờ sáng 15/3/1954, trận tấn công đồi Độc Lập của Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu, đến 6 giờ 30 phút cùng ngày thì kết thúc với thắng lợi hoàn toàn. Kết quả, quân ta đã tiêu diệt gọn Tiểu đoàn Bắc Phi, bắt sống gần 300 tên địch, cờ Quyết chiến Quyết thắng đã được cắm trên đỉnh đồi Độc Lập.

Chiến thắng đồi Độc Lập đã đẩy địch vào thế bị động, mở ra cục diện và thế trận mới có lợi cho ta; tạo khí thế và quyết tâm cho các đơn vị trên toàn mặt trận tiếp tục tiến công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

71 năm sau Ngày Giải phóng Điện Biên, nhân dân các bản quanh cứ điểm Độc Lập đoàn kết, hàn gắn vết thương chiến tranh, thi đua phát triển sản xuất. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi Nậm Rốm... dần được xây dựng phục vụ đời sống nhân dân. Hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội bị bài trừ. Cuộc sống mới của nhân dân đã hồi sinh và từng bước cải thiện trên chính mảnh đất bị bom đạn cày xới năm xưa.

potal-thanh-nua-diem-sang-vung-bien-sau-chien-tranh-7977670.jpg
Nhiều người dân trong xã Thanh Nưa phát triển kinh tế hiệu quả từ mô hình vườn-ao-chuồng. Ảnh: Phan Quân- TTXVN

Tâm sự với chúng tôi, Bí thư Chi bộ thôn Độc Lập, xã Thanh Nưa Nguyễn Đại Đồng chia sẻ, sau chiến tranh, cuộc sống của người dân ở Độc Lập nói riêng và Thanh Nưa nói chung gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu. Đến nay, cùng với sự phát huy nội lực của địa phương, nhờ thụ hưởng các chương trình, chính sách của Nhà nước; đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, cuộc sống của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa được xây dựng kiên cố khang trang, giao thông thuận tiện, hệ thống trường học các cấp được xây mới.

Năm 2019, bản Quyết Thắng sáp nhập vào thôn Độc Lập để thành lập thôn Độc Lập mới; đến nay, thôn có 152 hộ với trên 520 nhân khẩu. Ngoài trồng lúa, người dân nơi đây còn biết kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa, hàng ăn uống dọc tuyến Quốc lộ 12, nên kinh tế ngày một khấm khá, với mức thu nhập bình quân từ 45 đến 50 triệu đồng/người/năm. Hiện, toàn thôn Độc Lập có khoảng 40% hộ giàu, khá giả, không có hộ nghèo và chỉ còn duy nhất một hộ cận nghèo.

Sau chiến tranh, bao quanh đồi Độc Lập bây giờ là những ngôi nhà kiên cố, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Những con đường bê tông vào từng thôn, bản đêm đêm rực rỡ ánh điện. Hệ thống trường học các cấp, trạm y tế, điểm bưu điện cho đến nhà dân đa phần đều đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đói nghèo và lạc hậu năm xưa đã bị đẩy lùi. Tại các thôn, bản văn hóa, nhiều hộ đang vươn lên làm giàu, biến những bãi chiến trường năm xưa thành những cánh đồng lúa 2 vụ, cánh đồng ngô xanh tít tắp.

potal-thanh-nua-diem-sang-vung-bien-sau-chien-tranh-7977666.jpg
Là một xã vùng biên, Thanh Nưa từng bước thoát nghèo, khoác lên mình diện mạo mới. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thanh Nưa Lường Văn Chum, Thanh Nưa là xã có đường biên giới giáp với nước bạn Lào. Hiện, toàn xã có hơn 1.140 hộ dân với gần 4.400 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo chiếm 2,2 %; cận nghèo chiếm 3,7%. Năm 2017, Thanh Nưa vinh dự là một trong những xã biên giới đầu tiên của tỉnh Điện Biên đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện, kinh tế-xã hội của xã phát triển mạnh mẽ, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người trong xã từ 42,1 triệu đồng/người năm 2023 đã tăng lên trên 45 triệu đồng/người năm 2024. Tổng thu ngân sách của xã ước gần 7,3 tỷ đồng, đạt trên 96% so với dự toán giao.

Hiện, toàn xã có tổng diện tích gieo trồng gần 992 ha cây lương thực, với tổng sản lượng đạt hơn 3.074 tấn/năm. Chăn nuôi luôn duy trì ổn định, tổng đàn gia súc đạt 3.507 con và gia cầm các loại là 115.984 con, đạt trên 100% so với kế hoạch. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì, đến nay số gia đình được công nhận Gia đình văn hóa là 921 đạt trên 86%; 13/13 thôn bản được công nhận thôn, bản văn hóa chiếm 100%. Công tác giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả quan trọng. Quy mô trường lớp ngày càng được hoàn thiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Năm học 2023-2024, tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi ra lớp đạt 100%; Trường Tiểu học huy động học sinh 6 tuổi vào lớp một đạt 100%; Trường Trung học cơ sở tỷ lệ học sinh chuyển thẳng lớp đạt 99,3%, xét tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt 100%...

Là một xã vùng biên, chịu nhiều vết thương trong chiến tranh, nhưng Thanh Nưa ngày nay đang “vươn mình” mạnh mẽ để từng bước thoát nghèo và "khoác lên mình" diện mạo mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Nưa tiếp tục nỗ lực để xây dựng bản làng ngày càng no ấm hơn, xứng danh với vùng đất lịch sử.

Phan Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, địa phương hiện có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tổng đàn gia cầm 17,5 triệu con, vượt 04,17 % so với kế hoạch cả năm, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó gồm có: gà ri, cút, gà ta... Các huyện có tổng đàn gia cầm tập trung lớn là: Chợ Gạo, Cái Bè, Châu Thành...

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 tại Hà Tĩnh đang được tuổi trẻ các địa phương tích cực triển khai, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ thí sinh vững vàng khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trên nền tảng kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tuyên Quang mới được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành trung tâm tăng trưởng mới của khu vực.

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Năng động, nhiệt tình, gần dân, vì dân,… là những tố chất của một số trưởng thôn tại Quảng Ngãi. Họ là những cán bộ điển hình trong công tác dân vận khéo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và củng cố niềm tin trong dân.

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 26/6, tại Kỳ họp lần thứ 27, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thống nhất cơ chế, chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Luật Đất đai năm 2024 và Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội.