Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Bám tiến độ giữa mưa rừng, núi đá

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do thời tiết và địa hình hiểm trở, các đơn vị thi công thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đang nỗ lực huy động tối đa nhân lực, thiết bị, linh hoạt tổ chức thi công để đảm bảo hoàn thành toàn tuyến trước ngày 19/8 theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ.

Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái đang được các nhà thầu khẩn trương thi công. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái đang được các nhà thầu khẩn trương thi công. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại vị trí cột số 167 thuộc xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên (Yên Bái) - một trong những vị trí trọng điểm trên toàn tuyến đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, ông Lê Ngọc Tú, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sông Đà 11 miền Bắc (đơn vị thi công gói thầu 4HH) cho biết, gói thầu do đơn vị phụ trách bao gồm 51 vị trí móng cột, đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; trong đó, 35 vị trí đã hoàn thành việc đúc móng, toàn bộ các vị trí móng đều đã được chủ đầu tư bàn giao cột. Ngay sau khi tiếp nhận, đơn vị đã huy động lực lượng thi công tiến hành lắp dựng.

Đặc biệt, vị trí cột số 167 là móng đôi, sử dụng cột néo hai thân, có khối lượng bê tông lớn nhất toàn tuyến - khoảng 2.000 m³. Cột tại vị trí này cũng thuộc loại lớn, nặng tới 170 tấn. Để bảo đảm tiến độ, Sông Đà 11 đã huy động hai đội thi công làm song song, hoàn thành phần móng trước ngày 30/4. Hiện tại, phần thân 1 đã lắp dựng hoàn tất, phần thân 2 dự kiến sẽ hoàn thành thi công chân cột trước ngày 15/6, sau đó sẽ chuyển sang công đoạn kéo dây khoảng néo.

Ông Tú cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là điều kiện thời tiết tại khu vực Yên Bái không thuận lợi. Những ngày gần đây mưa kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi công, đặc biệt là công tác lắp dựng cột - vốn đòi hỏi độ an toàn và chính xác cao. Tuy nhiên, với tinh thần “vượt nắng thắng mưa” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sông Đà 11 vẫn duy trì lực lượng công nhân, máy móc bám công trường, tranh thủ những lúc thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ.

“Đây là dự án trọng điểm, yêu cầu tiến độ rất gấp tương tự đường dây 500kV mạch 3 trước đây. Với kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực xây lắp điện, chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng. Vì vậy, toàn bộ máy móc, nhân lực đều được tập trung tối đa cho công trình này”, ông Tú nói.

Về kỹ thuật, các vị trí có điều kiện cho phép đơn vị đều đưa cần cẩu lớn lên để thi công. Đối với công đoạn kéo dây, đơn vị đã áp dụng công nghệ UAV (thiết bị bay không người lái) để rải dây - giải pháp đã chứng minh hiệu quả tại dự án 500kV mạch 3.

Bên cạnh đó, khoảng 20 tổ thi công với hơn 300 công nhân đang được bố trí để luân phiên thực hiện dựng cột và sau đó là kéo dây. Những vị trí có đủ điều kiện sẽ được triển khai tổ thi công độc lập nhằm tăng tốc độ thi công.

Các nhà thầu tranh thủ thời tiết nắng ráo đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN

Các nhà thầu tranh thủ thời tiết nắng ráo đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN

Bên cạnh đẩy nhanh tiến đô, Sông Đà 11 đặc biệt chú trọng an toàn lao động. Mỗi vị trí thi công đều có cán bộ kỹ thuật, tư vấn giám sát thường trực. Tất cả công nhân đều được đào tạo bài bản về an toàn, được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Trước tình hình nắng nóng đầu mùa, thời gian làm việc được điều chỉnh linh hoạt: Bắt đầu từ 5h sáng, nghỉ trưa tại chỗ, làm tiếp vào chiều mát đến 7 - 8h tối. Trong trường hợp tăng ca, công nhân sẽ ăn tại công trường và thi công tiếp vào ban đêm, vì đây thời điểm mát mẻ hơn, giúp nâng cao hiệu suất.

Với những nỗ lực nêu trên, ông Lê Ngọc Tú khẳng định: “Chúng tôi quyết tâm hoàn thành phần móng và cột trước ngày 15/7, đảm bảo kéo dây xong trước ngày 31/8. Thậm chí, theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng là rút ngắn mốc đóng điện xuống ngày 19/8, đơn vị đã nắm tinh thần và đang tăng tốc toàn diện để về đích đúng hẹn”.

Tại vị trí 88 thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - một trong những điểm thi công của gói thầu số 2HH do Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4 (PCC4) đảm nhiệm - cán bộ kỹ thuật Nguyễn Hữu Hùng cho biết, việc thi công gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thời tiết.

“Với địa hình đồi núi dốc, trời mưa trơn trượt, anh em công nhân không thể trèo cao để lắp dựng cột vì liên quan đến đảm bảo an toàn. Trong điều kiện như vậy, nhà thầu chỉ có thể tranh thủ làm các công việc ở bên dưới cột”, ông Hùng chia sẻ.

Địa hình khu vực gói thầu số 2 không chỉ dốc mà còn phức tạp, việc đi lại của xe chuyên dụng gặp nhiều trở ngại. Để khắc phục, nhà thầu đã sử dụng các biện pháp như bọc xích cho lốp xe, rải đá, thậm chí dùng máy xúc để kéo hoặc đẩy xe lên các vị trí thi công. Ngoài ra, do ánh sáng hạn chế, việc thi công vào ban đêm gần như không thể thực hiện.

Công nhân thực hiện xây móng cột. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN

Công nhân thực hiện xây móng cột. Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN

Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PCC4 đã chủ động bố trí tăng cường nhân lực, chia thành nhiều đội thi công để đảm bảo tiến độ.

Theo hợp đồng, gói thầu số 2 được ký ngày 1/4/2025 và dự kiến hoàn thành vào ngày 31/8/2025. Hiện tại, nhà thầu đã hoàn thành 35/47 vị trí móng, số còn lại dự kiến sẽ hoàn tất muộn nhất vào ngày 20/6. Trong việc dựng cột, đến nay đã hoàn thành 7 vị trí và đang thi công dở dang tại 10 vị trí. Dự kiến đến hết tháng 7, toàn bộ phần cột sẽ hoàn thành, đồng thời bắt đầu triển khai công tác kéo dây để về đích vào cuối tháng 8.

Đặc biệt, theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, công trình phải hoàn thành toàn tuyến vào ngày 19/8 - sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu. Để đáp ứng yêu cầu này, nhà thầu đã lên kế hoạch “khép được gờ nào kéo dây gờ đó” và tăng cường lực lượng thi công tại hiện trường. Việc bàn giao, nghiệm thu và đóng điện toàn tuyến vẫn được giữ mốc 31/8.

Một trong những thách thức lớn của gói thầu số 2 là các vị trí có địa chất phức tạp. Cụ thể, các vị trí 67, 68, 78 vướng đá, nhưng hiện tại nhà thầu đã gần hoàn tất việc đào móng tại các điểm này.

Việc san gạt và vận chuyển đất đá tại khu vực đồi núi dốc cũng đặt ra nhiều trở ngại. Tuy nhiên, nhờ tranh thủ những lúc thời tiết thuận lợi, khối lượng san gạt hiện đã cơ bản hoàn thành, đơn vị đang tập trung tối đa cho việc đúc móng.

Theo ông Nguyễn Hữu Hùng, đơn vị thi công đã rút kinh nghiệm từ dự án đường dây 500kV mạch 3 trước đó, đặc biệt là trong việc dựng cột ống. Trước đây, một vị trí cột ống có thể mất đến cả tháng để hoàn thiện, nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của EVN và việc làm chủ kỹ thuật của công nhân, thời gian thi công hiện đã được rút ngắn còn 5 - 7 ngày mỗi vị trí. Công tác gác lắp các bộ phận dưới chân cột từng là khâu khó, nay đã trở nên thuần thục hơn.

So với địa hình dự án đường dây 500kV mạch 3 khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, điều kiện tại Lào Cai tương tự về độ dốc và tính hiểm trở. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất tại đây chính là thời tiết, đặc biệt là tỷ lệ sạt lở cao khi bước vào mùa mưa. Trước thực tế này, nhà thầu đã có những giải pháp ứng phó như gia cố, rào chắn tại các điểm có nguy cơ sạt lở và tạm ngừng thi công tại các tuyến nguy hiểm trong điều kiện mưa lớn.

Vị trí cột VT258, tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đang được công nhân dựng cột. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Vị trí cột VT258, tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình đang được công nhân dựng cột. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Chia sẻ với chúng tôi tại hiện trường thi công, vị trí 88 thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, anh Nguyễn Quốc Anh, công nhân thuộc Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 4 (PCC4) cho biết: “Công việc ở đây thực sự rất vất vả. Địa hình đồi núi dốc cao khiến việc thi công khó khăn hơn nhiều so với ở các khu vực mặt bằng phẳng. Trời mưa lại càng thêm trở ngại, anh em phải chờ đến khi thời tiết tạnh ráo mới có thể tiếp tục công việc để đảm bảo an toàn. Trước đây, tôi từng tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3 tại địa bàn Hà Tĩnh - cũng nhiều gian nan, nên lần này có thêm kinh nghiệm, tôi thấy tự tin hơn. Tuy vậy, ở đây mưa nhiều quá, mưa kéo dài làm việc gì cũng khó, có những vị trí móng còn bị sạt lở, tiềm ẩn nguy hiểm lớn cho anh em lao động.”

Có mặt tại các điểm thi công dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên mới thấy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, EVN và sự có mặt thường xuyên của các đơn vị tư vấn, giám sát tại công trường, tinh thần thi công của các đơn vị đang được đẩy lên cao nhất. Với những giải pháp thi công linh hoạt, sáng tạo và quyết tâm đồng lòng từ chủ đầu tư đến các đội thi công, dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đang từng bước vượt khó, hướng tới mục tiêu về đích sớm, góp phần hoàn thiện hệ thống truyền tải điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Công nhân khẩn trương hoàn thiện những phần việc chuẩn bị cho việc đổ bê tông hố cột VT260.

Công nhân khẩn trương hoàn thiện những phần việc chuẩn bị cho việc đổ bê tông hố cột VT260.

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên có tổng chiều dài 229,5 km, đi qua địa bàn 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, với tổng mức đầu tư hơn 7.410 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào quý I năm 2025 và theo kế hoạch ban đầu, toàn tuyến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 8 năm 2025. Tuy nhiên, theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, tiến độ đã được rút ngắn, yêu cầu hoàn thành toàn bộ tuyến đường dây trước ngày 19 tháng 8 năm 2025, để kịp thời đưa vào vận hành trong mùa cao điểm phụ tải của cả nước./.

Có thể bạn quan tâm

Vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Thành công hơn mong đợi

Vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Thành công hơn mong đợi

Dù việc sáp nhập, vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp phải thực hiện trong thời gian gấp rút “vừa chạy, vừa xếp hàng” theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm nhưng với sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, đến nay, việc sắp xếp bộ máy mới cấp phường, xã ở Ninh Thuận đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng hoạt động thông suốt, hiệu quả theo lộ trình.

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; trong đó, có dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Các điểm chịu thiệt hại của dự án tập trung chủ yếu tại các vị trí thi công cầu, đường công vụ, bãi đầm, ruộng sản xuất và hệ thống điện lực.

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Tại Bạc Liêu, rất nhiều khâu trong canh tác lúa được máy móc hỗ trợ, việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác lúa vừa giúp nông dân giảm công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao lợi nhuận. Đây là cơ sở để tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Ngày 24/6, Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ VI (giai đoạn 2020-2025). Đại hội cũng xác định, giai đoạn 2025-2030, đồng bào công giáo Nghệ An tiếp tục cùng toàn dân “đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”.

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Sáng 24/6, tại Hội nghị sơ kết triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 2.740 căn nhà, đạt 100% kế hoạch đề ra, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh tiếp tục huy động kinh phí để hoàn thành 1.312 căn phát sinh, phấn đấu đến ngày 31/10 xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát.

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nông dân Ninh Thuận đang chứng minh sự linh hoạt và quyết tâm bằng cách chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ những diện tích đất lúa kém sản xuất hiệu quả và vườn tạp, giờ đây đã hình thành các vùng cây trồng cạn, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cũng như tránh tình trạng tăng giá, khan hàng, UBND tỉnh Đắk Nông vừa cấp phép khai thác khoáng sản và nâng công suất khai thác một số mỏ đá xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, đưa ra đấu giá nhiều mỏ khoáng sản; trong đó, có đá, cát xây dựng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng như cát, đá tăng mạnh.

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

Những năm qua, với sự chung tay của các cấp Hội Phụ nữ, chương trình "Mẹ đỡ đầu" ở Bến Tre đã trở thành "điểm tựa", nơi lan tỏa yêu thương thiết thực dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, những mẹ đỡ đầu còn trở thành người bạn đồng hành, dìu dắt các em từng ngày, tiếp thêm niềm tin và nghị lực, để các em mạnh mẽ vượt qua mất mát, mở ra tương lai rộng mở hơn.

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đang là hướng đi mà nhiều chủ thể sản xuất đang tiếp cận thị trường hiện nay. Với hình thức này các sản phẩm OCOP đã lan tỏa rộng rãi tới người tiêu dùng và gia tăng doanh thu cho các chủ thể sản xuất ở Nghệ An.

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua cộng với nước lũ từ các tỉnh lân cận dồn về khiến một số vùng thấp, trũng của huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng... tỉnh Lạng Sơn bị ngập sâu. Chính quyền lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển đồ đạc, di dời người dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực bị ngập...

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 5 năm từ 2021-2025, các Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vùng cao Lào Cai. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).