Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội diễn ra sau 3 - 5 năm, thường vào thời điểm cộng đồng gặp những điều bất lợi như mất mùa, bệnh tật hay tai ương rình rập trong rừng sâu. Người Cơ Tu tổ chức lễ để tạ ơn các vị thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối đã che chở, ban cho làng bản mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ, sức khỏe an lành.
Trong nghi lễ, già làng thay mặt cộng đồng dâng lễ vật, cầu mong các vị thần linh tiếp tục phù hộ dân làng đi rừng an toàn, mùa màng bội thu, gia đình ấm êm, con cháu thuận hòa. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp nhắc nhở mỗi người giữ gìn lời ăn tiếng nói, bảo vệ rừng thiêng và bản sắc văn hóa truyền thống.
Hình ảnh Lễ hội Cúng thần rừng, cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu:
Đồng bào Cơ Tu chuẩn bị các lễ vật truyền thống để dâng lên các vị thần linh cai quản núi rừng, sông suối.
Các món ăn được chế biến từ những phần ngon nhất của các con vật được hiến tế như trâu, bò, heo, gà, dê... cùng với các món cơm lam, bánh akoat, azưh, ângco... Lễ tạ ơn thần rừng, thần núi của người Cơ Tu được tái hiện gồm các bước: Lễ chôn cây nêu, lễ buộc dê, lễ đâm dê và lễ cúng thần rừng, thần núi. Ngày cử lễ, già làng cùng các trưởng tộc, trưởng họ sẽ tiến hành lễ đầu tiên là chôn cây nêu (Choh cọ) được trang trí đẹp mắt. Lễ vật dâng cúng trong lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Cơ Tu. Đây là nghi thức đặc biệt quan trọng bởi người Cơ Tu quan niệm cây nêu như một lời mời, dấu hiệu nhận biết để Yàng (trời) và các vị thần về với lễ hội. Người Cơ Tu khi tái hiện lễ đâm trâu đều có các hoạt động văn hóa đặc sắc, nam thanh nữ tú trong trang phục truyền thống, say sưa nhảy múa theo điệu tâng tung za zã.
Các thành viên trong làng cùng nhau hòa mình vào nghi lễ, cầu mong mùa màng tươi tốt, bản làng bình yên. Trưởng làng làm nghi thức Lễ tấc đu lạu (Cúng sạch). Nghi lễ cúng được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính với các vị Giàng. Các già làng tiến hành lễ cúng thần linh. Tiếng cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng thu nhỏ, mở đầu cho lễ hội tạ ơn thần linh. Trang phục truyền thống của người Cơ Tu góp phần tạo nên không gian lễ hội đặc trưng.
Lễ hội truyền thống được gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ người Cơ Tu tại A Lưới, Huế. Người Cơ Tu tái hiện phong tục truyền thống giữa lòng Hà Nội, góp phần quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.
Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.
Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025
Ngày 17/6, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 25 - 30/6 tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Sáng 17/6, tại Bảo tàng Quảng Nam, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc, Bảo tàng Ninh Thuận tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn hóa Chăm Ninh Thuận - Quảng Nam”.
Tại huyện Đồng Phú, cộng đồng dân tộc Tày, Nùng nhiều năm qua vẫn gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống; trong đó, nổi bật là lễ hội Lồng Tồng.
Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.
Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.
Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật Cà Đáo (múa) của người Co và Tết Ngã rạ (Sa ní) của người Co (đều của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.
Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.
Ngày 28/5, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Giang, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) chủ trì khai mạc Triển lãm “Da cam - Lương tri và Công lý” - Bắc Giang 2025.
Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.
Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.
Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.
Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Ngày 20/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”, cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” tỉnh Yên Bái năm 2025.
Tối 19/5 (nhằm 22/4 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 phối hợp với UBND thành phố Châu Đốc và Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam trang trọng tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam, mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.
Tối 19/5, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tự hào người chiến sĩ Biên phòng Đắk Lắk”, chương trình nghệ thuật “Nhớ mãi lời dạy của Người” nhằm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025).
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 19/5, tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Báo Hà Giang tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”.
Trong hai ngày 17 và 18/5, Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Đây là năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.
Trong khuôn khổ “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - Năm 2025”, tối 16/5, tại không gian phố đi bộ quanh Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp.
Ngày 16/5, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông (Trung Quốc) tổ chức khai mạc hai triển lãm chuyên đề: “Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Ngày 16/5, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, qua đó, tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong quá trình xây dựng và phát triển đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ngày 16/5, Chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2025 do Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, đã khai mạc tại Showroom Xuất khẩu (92 -96 Nguyễn Huệ), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025), sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hóa Du lịch tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam”.