Nhiều cách làm thiết thực nỗ lực xóa nhà tạm tại Quảng Nam

Sau hơn một năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", nhiều kết quả ấn tượng được ghi nhận từ sự nỗ lực bền bỉ, linh hoạt và đầy sáng tạo của các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Nhờ những cách làm thiết thực, hiệu quả, hàng nghìn căn nhà được dựng lên, giúp nhiều hộ dân nghèo có chốn an cư ổn định.

Chung tay vào cuộc

Chủ tịch UBND xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) Hồ Văn Níp phấn khởi chia sẻ, đến tháng 8/2025, Trà Tập sẽ xóa 132 nhà ở tạm, hoàn thành mục tiêu xóa nhà ở tạm, nhà dột nát giai đoạn 2023-2025 tại địa phương.

nha-tam3-21525.jpg
Những căn nhà ở tạm bợ của người dân làng Bằng La, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My đã được thay mới, kiên cố hóa sau thiên tai. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm, địa phương đã bố trí đất ở ổn định lâu dài cho 88 hộ tại 3 khu tái định cư tập trung, số còn lại được bố trí tái định cư xen ghép tại chỗ.

Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước (80 triệu đồng cho mỗi hộ làm nhà mới) được chuyển về kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi để địa phương triển khai ngay việc xây dựng nhà ở mới cho từng hộ dân được hỗ trợ.

Đáng mừng là việc triển khai công tác xóa nhà tạm tại xã Trà Tập được các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể, Ban công tác Mặt trận ở các thôn vào cuộc tích cực với nhiều việc làm cụ thể, phù hợp điều kiện của địa phương, được cộng đồng tích cực hưởng ứng.

Theo Chủ tịch UBND xã Trà Tập, đến ngày 20/5, bà con ở các thôn trong xã tham gia hỗ trợ nhau hơn 90 ngày công lao động để vận chuyển vật tư, vật liệu, san lấp mặt bằng; giúp nhau hơn 200 tấm lợp tôn, hàng trăm mét khối cát, sỏi, góp tiền mặt để mua gạch, xi măng và các loại vật liệu cần thiết khác. Việc chung sức, đồng lòng đã góp phần tích cực hỗ trợ xã hoàn thành việc xóa toàn bộ 132 nhà tạm trước ngày 30/8/2025.

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Tương tự, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Nguyễn Thế Phước cho biết, công tác xóa nhà tạm cho đồng bào tại địa phương đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Với sự vào cuộc quyết liệt, huyện Nam Trà My phấn đấu đến 30/8/2025 sẽ có thêm 1.048 nhà tạm, nhà dột nát được xây dựng mới, hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy phát phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, đáp ứng chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Nam, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bùi Ngọc Ảnh cho biết: Giai đoạn 2023-2025, tổng số nhà tạm, dột nát trên toàn tỉnh là 11.523 nhà, trong đó có 7.843 nhà cần xây mới, 3.680 nhà sửa chữa, với tổng nhu cầu kinh phí gần 302 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã phân bổ trên 275 tỷ đồng để triển khai 9.725 nhà/11.523 nhà, đạt xấp xỉ 85%.

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh không để thiếu nguồn vốn cho chương trình xóa nhà tạm, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam Lê Thị Kim Anh cho biết, ngay từ đầu năm 2025, đơn vị đã phối hợp với các địa phương rà soát nhu cầu vay vốn xóa nhà tạm, dột nát. Theo đó, toàn tỉnh có gần 1.500 hộ đăng ký vay với số tiền trên 52 tỷ đồng.

Đến nay, Sở Tài chính tham mưu cấp 13,8 tỷ đồng/52 tỷ đồng. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay gần 13,6 tỷ đồng, với 361 hộ vay. Hiện tại, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác hoàn thiện hồ sơ cho 1.080 hộ. Số tiền dự kiến cho vay trên 38 tỷ đồng sẽ giải ngân trong tháng 6/2025.

Cùng với nguồn kinh phí của Nhà nước, sự đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, các đơn vị, lực lượng vũ trang, gồm Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng và Tỉnh đoàn Quảng Nam đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa 168 ngôi nhà cho đồng bào. Trước đó, các đơn vị đã thành lập Đội Thanh niên tình nguyện gồm hơn 100 cán bộ, chiến sĩ thực hiện sinh hoạt ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với đồng bào.

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Những căn nhà ở tạm bợ của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần sớm được xóa bỏ. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đánh giá, thời gian qua, công tác xóa nhà tạm, dột nát đã được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia thực hiện với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao. Đến nay, nhiều xã, phường, thị trấn đã hoàn thành mục tiêu này, góp phần rất lớn trong thúc đẩy phát phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, đáp ứng chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, số lượng nhà tạm, dột nát còn lại khá nhiều (gần 1.800 nhà). Đa số các hộ còn lại chưa triển khai xây mới hoặc sửa chữa là những hộ gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, những hộ già cả, khuyết tật, neo đơn, không có lao động, không có kinh phí để đóng góp cùng nguồn hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tiếp tục huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp, vận động sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội để hỗ trợ các hộ dân, tiết kiệm chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đa dạng hơn nữa các hoạt động dân vận, tiếp tục vận động cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên nhận hỗ trợ, giúp đỡ thêm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có lao động, kinh phí để làm nhà. Sở Tài Chính đảm bảo cấp đủ, kịp thời nguồn ngân sách tỉnh qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay, hoàn thành giải ngân trong tháng 6/2025.

"Mục tiêu là đến trước ngày 30/6/2025 hoàn thành xóa bỏ toàn bộ nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo theo Chương trình phát động của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát cho gia đình chính sách, người có công, thân nhân liệt sĩ trước ngày 27/7/2025; phấn đấu trong tháng 8/2025 về đích chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát chung cho tất cả các nhóm đối tượng", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu./.

Có thể bạn quan tâm

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua cộng với nước lũ từ các tỉnh lân cận dồn về khiến một số vùng thấp, trũng của huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng... tỉnh Lạng Sơn bị ngập sâu. Chính quyền lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển đồ đạc, di dời người dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực bị ngập...

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 5 năm từ 2021-2025, các Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vùng cao Lào Cai. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Hà Giang xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 22/12/2021, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư đồng bộ, mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội mới cho tỉnh miền núi biên giới địa đầu Tổ quốc.

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Ngày 21/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã đến Bến Tre thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân Bến Tre.

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Cơn mưa to kéo dài từ 19h tối ngày 20/6 tới sáng nay 21/6/2025 đã khiến nhiều nơi tại thành phố Thái Nguyên ngập sâu trong nước như: đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến,…và nhiều ngã tư, khu dân cư. Đến 6 giờ 20 phút sáng 21/6, trời vẫn đang tiếp tục mưa to. 

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Sau 5 năm triển khai phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Lạng Sơn, diện tích rừng trồng mới, đặc biệt là rừng gỗ lớn và vùng nguyên liệu tập trung được mở rộng, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và cấp chứng chỉ rừng; đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện.

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch ở nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo đà cho bước phát triển mới nhờ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và những trải nghiệm văn hóa gắn di tích lịch sử, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đặc sản ẩm thực.