Niềm vui có nhà mới của đồng bào thiểu số ở Bù Gia Mập

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu vào ngày 30/4 vừa qua, mang đến những thay đổi tích cực và niềm vui lớn cho người dân nghèo, khó khăn, đặc biệt là những hộ đồng bào thiểu số. Những căn nhà từng là “mơ ước” đã trở thành hiện thực, tạo động lực mạnh mẽ để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên, cải thiện cuộc sống. Ghi nhận niềm vui có nhà mới tại huyện biên giới Bù Gia Mập.

Bình Phước, nơi 41 dân tộc cùng sinh sống với hơn 19% là người dân tộc thiểu số. Thời gian qua, việc đẩy mạnh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã mang lại niềm vui cho người dân nghèo, nhất là đồng bào thiểu số. Chương trình này không chỉ biến “ước mơ” nhà kiên cố thành hiện thực mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần đại đoàn kết, lòng nhân ái và sự đổi thay tích cực từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Gia đình chị Điểu Thị Út ở thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập là một trong những hộ nghèo của địa phương. Không có vườn rẫy để canh tác, mọi thu nhập của gia đình đều phụ thuộc vào việc đi làm thuê, khiến cuộc sống vô cùng bấp bênh và thiếu thốn. Hàng chục năm trời, cả gia đình chị phải sống trong căn nhà tạm bợ, chật hẹp. Giờ đây, nhờ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, việc có được một căn nhà kiên cố, giúp cả gia đình có chỗ che nắng, che mưa đã trở thành hiện thực, điều mà bấy lâu nay gia đình chị luôn mong ước.

Chị Điểu Thị Út, thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: “Được nhà nước hỗ trợ vợ chồng cũng vui mừng. Cám ơn nhà nước đã hỗ trợ vợ chồng chúng tôi có căn nhà khang trang, sau này tôi sẽ cố gắng, quyết tâm làm ăn để có tiền lo cho con cái”.

Gia đình bà Thị Ngơi ở thôn Thác Dài, xã Phú Văn đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Với ít đất sản xuất, 5 đứa con thơ dại và người chồng bệnh tậtviệc có đủ cái ăn đã là một niềm vui lớn, chứ đừng nói đến việc xây được căn nhà kiên cố như bao người khác.

Niềm vui như vỡ òa khi hơn một tháng trước, gia đình bà Ngơi được chính quyền bàn giao một căn nhà rộng hàng chục mét vuông, trị giá hơn 95 triệu đồng. Trong đó, gia đình bà góp 15 triệu, số tiền còn lại được trích từ Quỹ Vì người nghèo của tỉnh Bình Phước. Căn nhà kiên cố, khang trang này sẽ là động lực to lớn để gia đình vượt qua số phận, vươn lên trong cuộc sống.

Thị Ngơi, thôn Thác Dài, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: “Nhà thì rách, ngồi thì dột hết. Tuần này có nhà mới mừng lắm”.

Còn bà Thị Prách đã ngoài 70 tuổi ở thôn Bù Kroai, xã Đức Hạnh không có đất sản xuất, chồng lại mất sớm, nay bà ở cùng con gái và 2 đứa cháu ngoại. Vì không có đất sản xuất, con gái của bà đi làm xa nên chỉ đủ trang trải làm phí sinh hoạt hàng ngày. Sau khi nhận nhà chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh, bà rất phấn khởi.

Bà Thị Prách, thôn Bù Kroai, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: (dịch) “Nhà nước quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, tôi rất cảm ơn. Nhà tôi rất khó khăn, nếu nhà nước không quan tâm chắc đến chết tôi không có căn nhà kiên cố ở. Tôi cảm ơn nhà nước đã cho căn nhà đẹp này”.

Ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng Phòng NN&MT huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: “Công tác giảm nghèo hàng năm luôn được tỉnh, huyện quan tâm để thực hiện và hỗ trợ bà con nhân dân. Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát hàng năm đyược nhiều bà con thụ hưởng, chính sách an sinh xã hội hàng năm giúp bà con có mái ấm gia đình từ đó an tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Những năm qua người Xơ Đăng ở đỉnh núi Ngọc Linh đã chung tay cùng chính quyền địa phương không chỉ bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh mà còn xác định đây là cây giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình.

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ. Những năm qua, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ từ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sinh kế đến nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo tồn bản sắc văn hóa… cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống, kinh tế - xã hội của người dân. Từ đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực biên giới.

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình Phước đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, thời gian qua, ước mơ an cư, lạc nghiệp của nhiều người đã trở thành hiện thực.

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2025, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả của tỉnh Đồng Tháp hơn 1.800 ha. Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu cho lợi nhuận gấp 2 - 3 lần trồng lúa; trồng cây lâu năm cho lợi nhuận từ 50 đến 200 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp từ 2 - 8 lần trồng lúa.

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh vốn nổi tiếng với hệ thống kênh mương thủy lợi chằng chịt, được ví như mạch máu nuôi sống ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh dòng nước ấy đang bị rác thải bức tử từng ngày.

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Mặc dù đã bị chính quyền địa phương đình chỉ và xử phạt hành chính vì tự ý xây dựng nhà xưởng, trạm biến thế trên đất trồng cây lâu năm, song cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Vụ việc gây bức xúc dư luận, đặt ra câu hỏi về hiệu lực của các quyết định xử lý và trách nhiệm giám sát từ cơ quan chức năng.

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Từ ngày 24 - 26/5, Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại huyện biên giới Mường Nhé nhằm thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, lan tỏa lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng quê hương.

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Đứng chân trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai - trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) là nơi chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và người dân mỗi năm. Không chỉ là đơn vị y tế của quân đội, bệnh viện còn là điểm tựa tin cậy, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho sức khỏe cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

Thanh niên ra quân tình nguyện, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thanh niên ra quân tình nguyện, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Ngày 25/5, tại xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025 với sự tham gia của gần 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên.

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, quảng bá thương hiệu. Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững dựa trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế. Điều đó đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hiệu quả cùng sự đồng hành tích cực của chính quyền các cấp đối với các nhà đầu tư.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Bên cạnh việc phát triển cây lúa, nhiều địa phương tại Long An đã chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng đất, mang lại thu nhập cao cho nhân dân. Bằng sự tìm tòi, học hỏi nhiều huyện, thị ở Long An đã trồng được những loại cây, trái trước đây không trồng được.

Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước

Tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bình Phước

Ngành nông nghiệp được tỉnh Bình Phước xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Tỉnh có quỹ đất nông nghiệp dồi dào với gần 425.000ha để phát triển vùng nguyên liệu trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn. Tỉnh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2026 – 2030 đạt khoảng 2%/năm.

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại ở Yên Bái

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, đêm 23 và sáng 24/5, trên địa bàn tỉnh Yên Bái tiếp tục có mưa rào, mưa to và dông. Mưa lũ gây thiệt hại hơn 3 ha diện tích lúa của người dân và sạt lở một số vị trí trên tuyến đường trong tỉnh.

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Tuyên Quang: Ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ đêm 22 đến sáng 23/5, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng, một số nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình) lên tới 255 mm, thành phố Tuyên Quang 140 mm, xã Thanh Tương (huyện Na Hang) 133 mm và xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên) 128 mm. Dự báo tình trạng mưa vừa, mưa to và dông tiếp tục diễn biến phức tạp đến hết ngày 24/5, có nơi đặc biệt lớn với lượng mưa trên 220 mm, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ.

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Lan tỏa hành động xanh, gieo mầm tri thức

Ngày 24/5, chương trình "Đổi sách lấy cây" năm 2025 do Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky cùng Nhóm từ thiện Fly To Sky (trực thuộc Trung tâm Tình nguyện quốc gia – Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thực hiện, đã chính thức phát động tại 20 điểm đổi ở 6 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Môi trường thế giới 5/6, tiếp nối thành công của 6 mùa triển khai trước.

Phụ nữ và trẻ em vùng cao nỗ lực vượt qua rào cản giới

Phụ nữ và trẻ em vùng cao nỗ lực vượt qua rào cản giới

Ngày 24/5, tại Trường Trung học cơ sở Hợp Giang, thành phố Cao Bằng đã diễn ra sự kiện “Vươn xa - Tỏa sáng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 - “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.