Ông Ma Văn Đức - Người giữ “hồn Then” cổ

Ông Ma Văn Đức - Người giữ “hồn Then” cổ
Ông Ma Văn Đức đang nghiên cứu các làn điệu Then cổ. Ảnh Quang Đán - TTXVN
 Ông Ma Văn Đức đang nghiên cứu các làn điệu Then cổ.
Ảnh Quang Đán - TTXVN

Giọng nói sang sảng, dáng người nhanh nhẹn và luôn tràn đầy năng lượng… là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông Ma Văn Đức. Sinh năm 1951, trước khi được biết đến như một “nhà nghiên cứu” về văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang, ông Đức đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác như Chủ tịch UBND huyện Na Hang (Tuyên Quang), Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang… Năm 2011, ông nghỉ hưu theo chế độ.

Ông Đức cho biết: Sinh ra và lớn lên ở huyên vùng cao Na Hang, nơi có đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống nên ngay từ nhỏ tôi đã được tiếp xúc với những làn điệu Then, Cọi… Theo năm tháng, tình yêu đối với những lời ca, tiếng hát, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày… ngày càng lớn dần lên trong tôi. Sau khi học xong, tôi đi làm, vì công việc bận rộn nên tôi chưa có nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về Then. Năm 1999, sau khi về công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang được 2 năm, tôi được giao thực hiện Chuyên đề về Then Tày ở Tuyên Quang. Thực hiện Chuyên đề này, tôi được đi nhiều nơi, có nhiều điều kiện tiếp xúc với các nghệ nhân am hiểu về Then, Cọi trên địa bàn tỉnh. Càng tìm hiểu tôi càng nhận thấy những giá trị nhân văn sâu sắc trong những lời Then… nên sau khi thực hiện xong Chuyên đề, tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu, sưu tầm những bài Then cổ… và gìn giữ chúng trước nguy cơ bị mai một.

Với mong muốn bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày cho các thế hệ sau, gần 20 năm qua, ông Đức đã không ngại khó khăn, vất vả, sắp xếp thời gian và công việc tìm về những huyện vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, những nơi có đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống như Na Hang, Chiêm Hóa… gặp các nghệ nhân cao tuổi để tìm hiểu, sưu tầm Then cổ và Văn Quan làng (hát Văn Quan làng, một nghi lễ truyền thống được thực hiện  trong đám cưới của người Tày). Sau nhiều năm nỗ lực, ông Đức đã sưu tầm đầy đủ 81 cung Then cổ với gần 20.000 câu thơ thất ngôn trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, ông Đức đã hoàn thành việc giới thiệu và dịch nghĩa từ tiếng Tày sang tiếng Kinh 81 cung Then cổ Tuyên Quang và đã được Hội Văn học Dân gian Việt Nam in thành bộ sách Then cổ Tuyên Quang với 4 tập. Đây là bộ sách giới thiệu về Then cổ đầu tiên ở Tuyên Quang.
 
Ông Ma Văn Đức - Người giữ “hồn Then” cổ ảnh 2
Ông Ma Văn Đức - người giữ “hồn Then” cổ ở Tuyên Quang.
Ảnh: Quang Đán - TTXVN

Ngoài ra, ông Đức còn dành nhiều thời gian chọn lọc một số cung, đoạn Then cổ giàu nội dung giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, tình yêu lứa đôi, tình yêu quê hương và những tích truyện hay có cảm xúc thẩm mỹ cao phổ biến cho Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Tuyên Quang; các câu lạc bộ hát then, đàn tính trong tỉnh dàn dựng, biểu diễn phục vụ công chúng. Bên cạnh đó, ông cũng sáng tác lời mới (thơ song ngữ) và trực tiếp truyền dạy một số làn điệu Then cho học sinh một số trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong các chương trình ngoại khóa, tiết học tích hợp…

Nổi bật trong thời gian qua, ông Đức đã hoàn thành 5 chuyên đề nghiên cứu về Then gồm: Khái quát chung về di sản Then của dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang; Bảo tồn không gian nghệ thuật, đạo cụ của di sản Then Tuyên Quang; Bảo tồn một số cung Then cổ, một số làn điệu Then; Bảo tồn các đạo cụ, trang phục của những người hát Then cổ Tuyên Quang; Lễ cầu hồn của người Tày. Những tài liệu này có thể cung cấp những kiến thức cơ bản về Then ở Tuyên Quang cho người muốn tìm hiểu.

Vừa sắp xếp lại những tập sách mình đã viết, ông Đức chia sẻ: Then là linh hồn của các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Then là bộ môn văn học dân gian tổng hợp, vì trong Then có hát, múa, nhạc, họa, thơ, truyện cổ. Then ra đời cùng với sự xuất hiện nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Then và các khúc hát Then là thể loại dân ca nghi lễ tín ngưỡng đặc trưng, tiêu biểu với nội dung và nghệ thuật rất phong phú, các khúc hát then thường nhằm cầu cho vạn vật được bình an, con người khỏe mạnh, mùa màng bội thu, luôn hướng con người làm điều thiện, tránh điều ác…

Ông Đức cũng cho biết thêm: Then cổ Tày Tuyên Quang cũng giống then cổ một số địa phương khác đều là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, phản ánh thế giới tâm linh của người Tày. Đó là những khúc hát, điệu múa, âm nhạc thuộc thể loại dân ca nghi lễ do những người làm nghề Then thực hiện trong không gian các lễ cúng then kỳ yên giải hạn, chữa bệnh, then cấp sắc, then buồn, then vui, cầu mùa, cầu phúc, cầu tài lộc có con cái nối dõi tông đường…

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then, năm 2015, ông Đức vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Tuyên Quang, nghệ nhân đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

 Chia sẻ về những mong muốn và dự định trong thời gian tới, ông Đức cho biết: Mong muốn lớn nhất của tôi là những giá trị di sản Then được các cấp các ngành cùng chung tay gìn giữ và phát huy. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu về Then quạt để chuẩn bị xuất bản thêm cuốn sách về sự khác nhau giữa Then quạt và Then tính. Tôi hy vọng thời gian tới, di sản Then không chỉ được người dân trong nước biết đến mà Then còn “vượt núi” vươn ra thế giới và được nhiều người trên thế giới biết đến di sản văn hóa đặc sắc này…

Ông Nguyễn Vũ Phan, quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết: Nghệ nhân Ma Văn Đức là một trong những nghệ nhân rất am hiểu về hát Then cũng như những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày. Nhờ có sự tận tâm, nỗ lực của ông trong việc nghiên cứu, sưu tầm, dịch sách… nên kho tài liệu về di sản Then của tỉnh Tuyên Quang thêm phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, ông còn là người rất tâm huyết trong việc truyền dạy, vận động cộng đồng người Tày cùng gìn giữ bản sắc dân tộc. Ông là tấm gương điển hình về giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để mọi người học tập và noi theo.
 
        Vũ Quang Đán 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Tối 19/5 (nhằm 22/4 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 phối hợp với UBND thành phố Châu Đốc và Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam trang trọng tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam, mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Tối 19/5, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tự hào người chiến sĩ Biên phòng Đắk Lắk”, chương trình nghệ thuật “Nhớ mãi lời dạy của Người” nhằm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025).

'Người là niềm tin tất thắng' - Bản hòa ca tri ân và khát vọng vươn lên

'Người là niềm tin tất thắng' - Bản hòa ca tri ân và khát vọng vươn lên

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 19/5, tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Báo Hà Giang tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”.

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Trong hai ngày 17 và 18/5, Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Đây là năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.

Gia Lai tổ chức hai triển lãm chuyên đề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Gia Lai tổ chức hai triển lãm chuyên đề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông (Trung Quốc) tổ chức khai mạc hai triển lãm chuyên đề: “Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Trưng bày chuyên đề 'Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh'

Trưng bày chuyên đề 'Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh'

Ngày 16/5, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, qua đó, tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong quá trình xây dựng và phát triển đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP. Hồ Chí Minh

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP. Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, Chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2025 do Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, đã khai mạc tại Showroom Xuất khẩu (92 -96 Nguyễn Huệ), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Thưởng lãm tranh cổ động đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thưởng lãm tranh cổ động đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025), sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hóa Du lịch tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam”.

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa Raglai

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa Raglai

Ngày 15/5, UBND huyện Bác Ái (Ninh Thuận) tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglai lần thứ III năm 2025, hướng tới chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng

Bù Đăng hiện có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người S’tiêng đã sinh sống lâu đời ở vùng đất này. Với những đặc điểm riêng biệt trong ngôn ngữ, trang phục truyền thống, phong tục tập quán và nghệ thuật, đồng bào S’tiêng đã góp phần tạo dựng nền văn hóa phong phú cho địa phương.

Hoạt động tháng 5 với chủ đề 'Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam'

Hoạt động tháng 5 với chủ đề 'Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam'

Ngày 3/5, Cục Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, từ ngày 5 - 31/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2025); kỷ niệm 71 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025).

Lễ Gầu Tào và hoạt động văn hóa của các dân tộc được tái hiện tại Làng Văn hóa

Lễ Gầu Tào và hoạt động văn hóa của các dân tộc được tái hiện tại Làng Văn hóa

Ngày 1/5/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), tái hiện Lễ Gầu tào của dân tộc Mông tỉnh Lai Châu cùng chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu chợ phiên”, giới thiệu nghệ thuật và trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Hà Nhì, Mông, Xinh Mun các tỉnh Sơn La, Lai Châu thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan và vui chơi.

Giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên mừng ngày hội non sông

Giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên mừng ngày hội non sông

Tối 30/4, tại khuôn viên Bảo tàng Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chương trình giao lưu nghệ thuật Đắk Lắk - Phú Yên chủ đề "Ngày hội non sông".

Tây Ninh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng

Tây Ninh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng

Tối 29/4, tại Công viên Xuân Hồng (Phường 3, thành phố Tây Ninh), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 50 năm Giải phóng tỉnh và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước.

Khai mạc chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Khai mạc chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Tối 29/4, tại công viên Thương Bạc (quận Phú Xuân), Sở Du lịch thành phố Huế tổ chức khai mạc chương trình "Huế - Kinh đô ẩm thực" với chuỗi các hoạt động đặc sắc phục vụ du khách Cố đô trải nghiệm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật "Sức sống Trường Sa"

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật "Sức sống Trường Sa"

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản thăm Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hai Phu nhân Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản thăm Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 28/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân Ishiba Yoshiko, Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Lê Thị Bích Trân đã có cuộc gặp gỡ và cùng Phu nhân Ishiba Yoshiko thăm Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội).

Triển lãm "Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam"

Triển lãm "Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam"

Tối 27/4, tại Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh thành phố Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Huế tổ chức khai mạc Triển lãm "Không gian Du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam". Triển lãm là hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản thiên nhiên, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Khai mạc Festival gốm Đồng Nai

Khai mạc Festival gốm Đồng Nai

Tối 27/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức khai mạc Festival gốm nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống, kết nối di sản với hiện đại, lan toả bản sắc văn hoá Biên Hoà - Đồng Nai đến khắp mọi miền đất nước và quốc tế.

Triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh"

Triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh"

Tối 26/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), Viện Phim Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đơn vị tổ chức triển lãm “Âm vang Đại thắng mùa Xuân 1975 trong điện ảnh” và chiếu phim tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đưa văn hóa đọc đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn ở Bình Thuận

Đưa văn hóa đọc đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn ở Bình Thuận

Sáng 25/4, tại Trường Tiểu học Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức Ngày hội Văn hóa đọc năm 2025 và trao tặng tủ sách cho các trường học khó khăn ở huyện Hàm Thuận Nam. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Lan tỏa tình hữu nghị qua chương trình giao lưu “Thắm tình biên cương” ở Đắk Lắk

Lan tỏa tình hữu nghị qua chương trình giao lưu “Thắm tình biên cương” ở Đắk Lắk

Tối 24/4, tại Quảng trường 30/8 (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia), UBND huyện Ea Súp và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình giao lưu hữu nghị “Thắm tình biên cương”. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri, cùng đông đảo nhân dân huyện Ea Súp.