Cột cờ A Pa Chải - dấu ấn chủ quyền nơi cực Tây Tổ quốc

Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng thiêng liêng của đất nước Việt Nam đã chính thức tung bay trên đỉnh Cột cờ A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đúng ngày kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/2025. Sự kiện trọng đại này không chỉ mang ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc mà còn là dấu ấn thiêng liêng, khẳng định vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nơi biên giới cực Tây của Tổ quốc.

cot-co-a-pa-chai-31.jpg
Cột cờ có tổng chiều cao 45,19m.

Niềm tự hào nơi ngã ba biên giới

Nghi lễ thượng cờ trên Cột cờ A Pa Chải.

Nghi lễ thượng cờ trên Cột cờ A Pa Chải.

Trong không khí trang nghiêm và tự hào, các đại biểu cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các dân tộc huyện Mường Nhé đã trang trọng thực hiện nghi lễ thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải sáng 7/5. Khoảnh khắc lá cờ đỏ sao vàng rộng hơn 37m2 được kéo lên đỉnh cột, tung bay giữa núi rừng Tây Bắc như một biểu tượng khẳng định vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia, một niềm xúc động, tự hào trào dâng trong mỗi người.

Có mặt tại Lễ thượng cờ, chị Pờ Sơn Mé, người dân tộc Hà Nhì ở xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) bày tỏ: “Chứng kiến công trình Cột cờ A Pa Chải, biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc được xây dựng và hoàn thiện ngay trên mảnh đất quê hương mình, tôi cảm thấy vô cùng vui mừng và tự hào. Đây là niềm vinh dự lớn lao đối với bà con các dân tộc nơi vùng đất Sín Thầu. Tôi nguyện sẽ cùng người dân nơi biên giới Sín Thầu gìn giữ, bảo vệ công trình này thật tốt, để nơi đây trở thành điểm đến ý nghĩa cho du khách gần xa và để ai đến cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước, ý chí bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam”.

Chiến sĩ thực hiện nghi thức chào cờ tại Cột cờ A Pa Chải.

Chiến sĩ thực hiện nghi thức chào cờ tại Cột cờ A Pa Chải.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu Lỳ Phì Cà, việc xây dựng Cột cờ A Pa Chải là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chính quyền và nhân dân địa phương. Từ lâu, bà con nơi đây đã luôn mong mỏi có một công trình mang tính biểu tượng. Công trình Cột cờ A Pa Chải không chỉ khẳng định chủ quyền quốc gia tại điểm cực Tây của Tổ quốc mà còn để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Khi công trình hoàn thiện và đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển dịch vụ du lịch, nâng cao đời sống, góp phần củng cố vững chắc quốc phòng – an ninh nơi biên giới.

Đứng trước lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay kiêu hãnh trên đỉnh Cột cờ A Pa Chải, Thượng úy Quàng Anh Quân, Trợ lý Công tác quần chúng, Phòng Chính trị, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên không giấu được niềm xúc động. “Khoảnh khắc lá cờ Tổ quốc từ từ được kéo lên, tung bay giữa đất trời vùng biên cương, tôi cảm thấy một niềm tự hào dâng trào trong lồng ngực”, Thượng úy Quàng Anh Quân nói.

Cột cờ A Pa Chải, biểu tượng khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc.

Cột cờ A Pa Chải, biểu tượng khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc.

Là một người lính Biên phòng, với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, anh càng cảm thấy tự hào và hiểu rõ trách nhiệm của mình. Lá cờ ấy là biểu tượng của độc lập tự do và cũng là lời nhắc nhở về sự hy sinh, ý chí kiên cường của lớp lớp cha anh đã gìn giữ từng đường biên, cột mốc...

Dấu ấn chủ quyền nơi cực Tây Tổ quốc

Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Cột cờ A Pa Chải.

Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Cột cờ A Pa Chải.

Công trình Cột cờ A Pa Chải được phê duyệt thực hiện theo Quyết định số 767/QĐ-UBND, ngày 4/5/2023 của UBND tỉnh Điện Biên với tổng mức đầu tư 31 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Cột cờ A Pa Chải được khởi công vào tháng 11/2023, xây dựng trên đỉnh núi có độ cao 1.459m so với mực nước biển (thuộc dãy núi Khoang La San, cách mốc 0 nơi ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc khoảng 1.387m).

Tổng thể khuôn viên cột cờ rộng 407m2 bao gồm phần đường dạo xung quanh, sân chào cờ, bồn hoa cảnh quan và trung tâm là Cột cờ, mang ý nghĩa là sự gắn kết các dân tộc anh em quây quần quanh ngọn lửa thiêng của dân tộc. Từ trên cao nhìn xuống, cột cờ được cách điệu như bông hoa Ban nở giữa núi rừng Tây Bắc. Cột cờ có tổng chiều cao là 45,19m; kích thước lá cờ 7,5x5m, diện tích 37,5m2. Thân cột cờ được tạo khối dựa trên hình bát giác thể hiện sự cân đối chắc chắn, vững chãi và uy nghiêm phù hợp cho tính chất công trình là cột cờ linh thiêng của Tổ quốc.

Phần chân cột cờ tạo điểm nhấn bằng 5 bức phù điêu mang hình ảnh đặc trưng văn hóa Tây Bắc, họa tiết dân tộc, theo 5 chủ đề chính: Sự tích Quả bầu mẹ - Truyền thuyết của dân tộc Khơ Mú; Văn hóa tín ngưỡng và lễ hội; Lao động, sản xuất và nghề truyền thống; Dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian; Quảng trường 7/5 vòng xòe đoàn kết các dân tộc. Ngoài ra, trên đỉnh cột cờ được ốp phù điêu đá với chủ đề Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc. Đường lên cột cờ gồm 519 bậc cấp đi bám vào địa hình tự nhiên của sườn đồi.

Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Cột cờ A Pa Chải.

Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Cột cờ A Pa Chải.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định, Cột cờ A Pa Chải được xây dựng với tâm huyết lớn lao thể hiện tấm lòng kiên trung bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Cột cờ là biểu tượng của lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước phát triển bền vững. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ A Pa Chải để nhắc nhở thế hệ mai sau giá trị của hòa bình, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam trong việc gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

potal-le-thuong-co-va-gan-bien-cot-co-a-pa-chai-8017419.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Cột cờ A Pa Chải còn là công trình văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, sẽ trở thành một điểm nhấn cho cung du lịch Điện Biên – cực Tây A Pa Chải, tạo động lực lớn cho du lịch địa phương. Đây sẽ là một điểm đến văn hóa du lịch hấp dẫn đối với du khách, tạo nguồn thu lớn cho người dân địa phương./.

Có thể bạn quan tâm

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Tối 19/5 (nhằm 22/4 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 phối hợp với UBND thành phố Châu Đốc và Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam trang trọng tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam, mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Tối 19/5, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tự hào người chiến sĩ Biên phòng Đắk Lắk”, chương trình nghệ thuật “Nhớ mãi lời dạy của Người” nhằm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025).

'Người là niềm tin tất thắng' - Bản hòa ca tri ân và khát vọng vươn lên

'Người là niềm tin tất thắng' - Bản hòa ca tri ân và khát vọng vươn lên

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 19/5, tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Báo Hà Giang tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng”.

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Độc đáo, đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Trong hai ngày 17 và 18/5, Lễ hội hoa sim biên giới năm 2025, với chủ đề “Sắc tím biên cương - kết nối di sản” đã được tổ chức tại thành phố Móng Cái (Quảng Ninh). Đây là năm thứ 4 thành phố vùng biên tổ chức sự kiện với nhiều hoạt động hấp dẫn, góp phần tạo điểm đến thu hút du khách.

Gia Lai tổ chức hai triển lãm chuyên đề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Gia Lai tổ chức hai triển lãm chuyên đề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Quảng Đông (Trung Quốc) tổ chức khai mạc hai triển lãm chuyên đề: “Đường cách mạng - Đồng chí Hồ Chí Minh tại Trung Quốc” và “Di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Trưng bày chuyên đề 'Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh'

Trưng bày chuyên đề 'Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh'

Ngày 16/5, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Dưới lá cờ Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”, qua đó, tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong quá trình xây dựng và phát triển đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP. Hồ Chí Minh

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP. Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, Chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2025 do Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, đã khai mạc tại Showroom Xuất khẩu (92 -96 Nguyễn Huệ), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.