Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nhâm Dần 2022 vui tươi, an toàn, tiết kiệm

Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nhâm Dần 2022 vui tươi, an toàn, tiết kiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần 2022; chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực vào cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; đồng thời, bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Tập trung, nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân. Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị phù hợp ngay khi phát hiện ca bệnh; thần tốc hơn nữa về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; đẩy mạnh truyền thông thông điệp 5K và đề cao ý thức phòng, chống dịch của người dân, không lơ là chủ quan ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi và mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19.

Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế ứng trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị (nhất là máy thở, oxy y tế) để tổ chức điều trị người bệnh COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ trong những ngày Tết… Các cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.

Chỉ thị nêu rõ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng; chủ động có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến; chủ động can thiệp, xử lý các biến động bất thường của thị trường, đồng thời phối hợp với địa phương triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình dịch COVID-19, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, về khu công nghiệp gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đưa hàng về vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đặc biệt là các vùng bị thiệt hại do bão, lũ vừa qua và khu vực thực hiện giãn cách do phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá những vấn đề phát sinh, gây ảnh hưởng đến mặt bằng giá và ổn định kinh tế vĩ mô; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ, khu vực có dịch COVID-19 áp dụng biện pháp cách ly, phong tỏa, không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; có các phương án chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 để ổn định sản xuất; chỉ đạo các địa phương kịp thời ứng phó với rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn; hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vaccine, hóa chất sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định cho các địa phương để nhanh chóng phục hồi sản xuất, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách (thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng…); người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp; các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch COVID-19… để thăm hỏi, quan tâm, kịp thời hỗ trợ hoặc tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ theo quy định; tổ chức thăm hỏi, tặng quà đúng đối tượng, chế độ, công khai, minh bạch, tránh trùng lặp, chồng chéo, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, bảo đảm tất cả các đối tượng chính sách đều có quà và được nhận quà trước Tết.

Đồng thời tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; bảo đảm cho tất cả trẻ em đều được đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương: Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo.

Chỉ thị nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai; bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và đầu năm; điều hành chủ động lượng tiền cung ứng, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, nhu cầu chi trả, thanh toán dịp cuối năm và yêu cầu kiểm soát lạm phát; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm thanh khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán thông suốt, an toàn, hiệu quả (đặc biệt là thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trên hệ thống ATM, POS), đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán tăng cao trước và trong dịp Tết.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán, bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch COVID-19 của từng địa phương.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ; tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; đánh giá, cập nhật cấp độ dịch trên Cổng thông tin điện tử của địa phương và Bộ Y tế để có các biện pháp tăng cường đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 8/12/2021 của Ban Bí thư và Chỉ thị này; tập trung nỗ lực cao nhất công tác phòng, chống dịch COVID-19, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống; chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước thực hiện nghiêm việc không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan; dành thời gian đi thăm hỏi các gia đình chính sách, các hộ nghèo, các gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh, thiên tai, bão, lũ.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ hai); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là những nhóm vấn đề được nhiều cử tri tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm.

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Qua thanh tra chuyên đề về công tác quản lý và khai thác khoáng sản, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt dự án khai thác khoáng sản, bao gồm việc sử dụng đất trái phép, chậm triển khai khai thác, lắp đặt thiết bị không đúng quy định và nợ đọng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 20 xã, trong đó 6 xã vùng thượng gồm: Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung. Đây là những địa bàn xa trung tâm, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu thốn, hệ thống giao thông đi lại khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc Trung học cơ sở đã diễn ra thường xuyên tại các xã vùng thượng.

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 65/CĐ-TTg, 72/CĐ-TTg, 82/CĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg, tỉnh Gia Lai đang triển khai quyết liệt đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Thực hiện kế hoạch tháng cao điểm về tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy năm 2025, khoảng 13 giờ 15 phút ngày 11/6, Tổ công tác gồm Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn và Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pháng Chủ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng nam giới về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu được là 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, từ ngày 11/12/2024 đến 2/6/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 95 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Dù giảm 24 vụ (tương đương 20,17%) so với cùng kỳ năm trước, tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe nhân dân.

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Là tỉnh miền núi biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông chia cắt, dân cư phân bố rải rác, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường khi hoạt động buôn bán nhỏ lẻ diễn ra phổ biến ở vùng sâu, vùng xa mà lực lượng lại quá mỏng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã chủ động vượt khó, triển khai đồng bộ cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt nhiều kết quả tích cực.

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Không có giấy phép môi trường, đã từng bị UBND tỉnh Yên Bái phạt 320 triệu đồng và yêu cầu đình chỉ 4,5 tháng, nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn ngành gỗ MERIDA Việt Nam tại Khu công nghiệp Phía Nam, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn “ngang nhiên” hoạt động và xả khói ra môi trường.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Công an thị trấn Trà Lĩnh và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tiến hành tuần tra, làm nhiệm vụ tại khu vực xóm Nà Khoang, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh vào ngày 6/6. Lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Bế Ngọc Đức (sinh năm 1964, trú tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", đời sống của người dân nơi đây đã được nâng cao, bản làng được xây dựng khang trang, tươi đẹp hơn.

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Cùng với các địa phương trong tỉnh Lai Châu, những ngày này, huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn đang dồn lực thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát nhanh nhất cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng người có công, giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm sinh sống, sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Ngày 7/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phan Danh Dương Bảo (52 tuổi); khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Thụy Bích Dân (47 tuổi) là vợ của Bảo, cùng trú xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để điều tra về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192, Bộ luật Hình sự.

Hàng loạt gian hàng ở chợ Buôn Ma Thuột đóng cửa bất thường

Hàng loạt gian hàng ở chợ Buôn Ma Thuột đóng cửa bất thường

Trong hai ngày 4 và 5/6, tại Chợ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xảy ra tình trạng hàng loạt tiểu thương kinh doanh các mặt hàng quần, áo, giày, dép, túi xách… đóng cửa bất thường. Đặc biệt, ghi nhận của phóng viên vào chiều 5/6, hàng chục gian hàng đang kinh doanh cũng “vội vàng” đóng cửa khi xuất hiện “tin đồn” có đoàn kiểm tra hàng hóa.

Thúc đẩy phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

Chiều 5/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo về thực trạng giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên; góp ý dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên”.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 5/6, UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố hoàn thành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Đây là Hội nghị công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát đầu tiên của tỉnh Yên Bái diễn ra tại huyện vùng cao Mù Cang Chải - nơi có số nhà cần hỗ trợ cao nhất của tỉnh.

Kết nối giao thương xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản và ASEAN

Kết nối giao thương xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản và ASEAN

Ngày 5/6, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp địa phương với các doanh nghiệp nước ngoài năm 2025. Hội nghị do Sở Công Thương Gia Lai chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ASEAN tại Nhật Bản và Công ty TNHH NK Holdings Co.Ltd tổ chức.