Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh vốn nổi tiếng với hệ thống kênh mương thủy lợi chằng chịt, được ví như mạch máu nuôi sống ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh dòng nước ấy đang bị rác thải bức tử từng ngày.

potal-tay-ninh-bao-dong-tinh-trang-o-nhiem-kenh-rach-do-rac-thai-8055444.jpg
Tuyến kênh ở huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) ngập rác thải.

Theo Chi cục Thủy lợi Tây Ninh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 hồ chứa nước là Dầu Tiếng, Tha La, Nước Trong 1, Nước Trong 2; 10 trạm bơm điện, 1.759 tuyến kênh tưới, 365 tuyến kênh tiêu và 24 tuyến đê bao; phục vụ nhu cầu cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp cho khoảng 150.270 ha/3 vụ, đáp ứng khoảng 75% diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2024 toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 100 “điểm nóng” ô nhiễm kênh rạch, với khối lượng rác nhựa, túi nylon, vỏ chai lọ, màng bọc nông nghiệp, thậm chí cả xác động vật… tương đối lớn, trôi nổi khắp nơi, gây tắc nghẽn dòng chảy, làm nước đổi màu, bốc mùi hôi thối.

Tại huyện Dương Minh Châu, kênh T08 xã Phước Minh, TN2A7 xã Truông Mít hay T03 xã Chà Là đều chung cảnh: rác vứt láng xuống kênh, che kín miệng cống, làm cản trở tưới tiêu. Huyện Tân Biên, Châu Thành và nhiều địa phương cũng không ngoại lệ khi kênh TN5, kênh nội đồng cao su đều ngập rác nylon, chai nhựa, tã bỉm các loại, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật… Người dân sống ven kênh cho biết, trước đây kênh nước trong xanh, dùng để giặt giũ, vui chơi, nhưng giờ ô nhiễm nặng nề. Mùi hôi lan tỏa khắp nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thói quen “tiện tay vứt” của người dân và hệ thống thu gom chưa đáp ứng. Nông thôn thiếu các điểm tập kết, khu đô thị thì chưa đủ thùng rác công cộng; lực lượng thu gom rác cũng chưa kịp thời. Hậu quả là môi trường kênh rạch bị tổn thương, nước tưới bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

potal-tay-ninh-bao-dong-tinh-trang-o-nhiem-kenh-rach-do-rac-thai-8055433.jpg
Người dân xã Truông Mít (Dương Minh Châu, Tây Ninh) dọn rác ở lòng kênh.

Theo ghi nhận tại tuyến kênh T08 qua xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, trên đoạn kênh chưa đầy 500 mét, rác nổi lềnh bềnh khiến dòng nước chuyển sang màu đen đặc, bọt trắng xóa. Ông Phan Thành Mãi, Tổ trưởng tổ thủy nông xã Phước Minh cho biết, dù tổ chức dọn rác 3–4 lần mỗi năm nhưng chỉ vài tuần sau là kênh lại đầy rác. Kinh phí hạn chế, trong khi ý thức người dân chưa cao khiến tình trạng này tái diễn nhiều lần.

Ông Trần Như Thạch, Giám đốc Xí nghiệp Thủy lợi huyện Dương Minh Châu cho biết, đơn vị đang quản lý gần 222 tuyến kênh lớn nhỏ, phục vụ tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều địa bàn. Tình trạng ô nhiễm kênh mương đã vượt ra khỏi phạm vi một xã, trở thành vấn đề toàn huyện. Từ trước đến nay, xí nghiệp đã lập biên bản 32 trường hợp vi phạm xả rác, nhưng không có thẩm quyền xử phạt, chỉ có thể phối hợp chính quyền xã nhắc nhở, lập cam kết.

potal-tay-ninh-bao-dong-tinh-trang-o-nhiem-kenh-rach-do-rac-thai-8055441.jpg
Nhân viên thủy nông thuộc Xí nghiệp Thủy lợi huyện Dương Minh Châu và người dân tổ chức dọn rác dưới lòng kênh.

Trước thực trạng đáng báo động, chính quyền các xã đã bắt đầu triển khai nhiều giải pháp nhằm hồi sinh các dòng kênh. Theo Quyền Chủ tịch UBND xã Phước Minh, ông Đỗ Hoàng Phúc, ngay từ đầu năm 2025, chính quyền đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Công ty Khai thác Thủy lợi để xây dựng mô hình bảo vệ kênh mương; trong đó, nổi bật là việc vận động 86 hộ dân sống ven kênh ký cam kết không xả rác, không thải nước thải chưa qua xử lý. Chính quyền cũng hỗ trợ thùng rác có nắp đậy, khuyến khích phân loại rác tại nguồn.

"Chúng tôi xác định giải quyết ô nhiễm kênh mương là vấn đề không thể chậm trễ. Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã đã tập trung vận động người dân, thành lập tổ tự quản và tăng cường tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường nước. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn dòng chảy, mà còn tạo thói quen tốt trong cộng đồng” ông Phúc nhấn mạnh.

Không dừng lại ở hành động của chính quyền, nhiều người dân đã bắt đầu thay đổi thói quen bằng những việc làm cụ thể. Bà Nguyễn Thị Kim Huyền, sống gần kênh TN2A7 cho biết, bà đã mua thùng rác có nắp đậy, phân loại rác và không còn đổ nước thải trực tiếp ra kênh như trước. Con cháu trong nhà cũng được hướng dẫn bỏ rác đúng nơi quy định.

Chính quyền xã Truông Mít cũng đã tổ chức họp dân định kỳ, phát tờ rơi tuyên truyền và treo bảng cấm xả rác tại các điểm dễ ô nhiễm.

Ông Triệu Văn Bình, người kinh doanh dịch vụ nấu ăn tại ấp 4B, xã Phước Minh cũng là một trong những hộ tiên phong hưởng ứng xử lý rác. Thay vì đổ rác xuống kênh như trước, ông đầu tư thùng rác riêng, phân loại rác hữu cơ, gom dầu mỡ thừa, đóng phí thu gom cao gấp đôi người khác. "Gây ô nhiễm thì trước sau gì cũng ảnh hưởng lại mình", ông Bình chia sẻ. Hành động gương mẫu của ông đã lan tỏa đến nhiều hộ dân khác.

Cùng với tuyên truyền, chính quyền xã Phước Minh còn kiến nghị cấp trên ủy quyền cho xã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thủy lợi. Song song đó, phải có chiến dịch vệ sinh kênh mương định kỳ được tổ chức mở rộng, với sự tham gia đông đảo của ngành chức năng ở địa phương và người dân.

Từ những thay đổi nhỏ, nhận thức của cộng đồng dần được nâng cao, tạo nền tảng bền vững cho việc gìn giữ môi trường sống.

potal-tay-ninh-bao-dong-tinh-trang-o-nhiem-kenh-rach-do-rac-thai-8055397.jpg
Nước kênh ô nhiễm khiến nhiều loại cá chết.

Chính quyền huyện Dương Minh Châu cũng đang cho rà soát toàn bộ các hộ dân ven kênh, kiểm tra hệ thống thu gom rác và nước thải. Nơi chưa có điểm tập kết rác sẽ được bổ sung để người dân có nơi bỏ rác, tránh trường hợp khi bị phát hiện bỏ rác “trộm” lại đổ lỗi do không biết nơi tập kết rác.

potal-tay-ninh-bao-dong-tinh-trang-o-nhiem-kenh-rach-do-rac-thai-8055408.jpg
Người dân xã Truông Mít (Dương Minh Châu, Tây Ninh) ký cam kết đổ rác đúng nơi quy định.

Trước tình hình này, nhiều địa phương cũng đã bắt tay hành động. Tại huyện Gò Dầu, Châu Thành; thị xã Hòa Thành đã thành lập tổ tự quản kênh rạch liên xã, tổ chức tuần tra vớt rác định kỳ, phối hợp xử lý vi phạm hành chính. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh đã triển khai lắp đặt bãi trung chuyển rác dọc tuyến kênh, tăng tần suất xe ép rác cơ động. Đồng thời, chiến dịch truyền thông qua loa phát thanh, pano, mạng xã hội được đẩy mạnh nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ nguồn nước.

Từ những dẫn chứng trên cho thấy, khi người dân, chính quyền và các ngành chức năng chung tay, xây dựng thói quen thu gom, phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định, dòng kênh rạch ở Tây Ninh mới có thể hồi sinh xanh sạch, trở lại thành “mạch máu” phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cộng đồng./.

Có thể bạn quan tâm

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.