Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới

Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới

Thời gian vừa qua, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng huyện Ba Vì (Hà Nội) vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, chú trọng phát huy thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, 21/30 xã trong huyện đã hoàn thành; các xã còn lại đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới…

Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 1Những năm vừa qua, huyện Ba Vì đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, nội đồng, giúp việc đi lại và giao thương của người dân trở nên dễ dàng hơn.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 2Tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ dân tộc Mường sinh sống trên địa bàn huyện Ba Vì.

Thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”, thời gian vừa qua, huyện Ba Vì đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt với các giải pháp đồng bộ và cách làm sáng tạo. Huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện sáu Chương trình công tác lớn, năm nhiệm vụ trọng tâm, ba khâu đột phá; tập trung vào Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống nông dân, ổn định trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.

Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 3Gắn xây dựng trường chuẩn quốc gia với Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Ba Vì chỉ đạo các xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát, tham mưu, tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng trường học phát triển đồng bộ với trang thiết bị.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 4Giờ học tin học của học sinh lớp 6, Trường trung học cơ sở Ba Trại A, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, được đầu tư xây dựng khang trang theo tiêu chí nông thôn mới.

Xác định xây dựng nông thôn mới phải bắt đầu từ nâng cao nhận thức của người dân nên công tác tuyên truyền, vận động được Ba Vì rất coi trọng. Bằng nhiều hình thức, các nội dung xây dựng nông thôn mới được công khai, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Bên cạnh đó, việc nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay và hiệu quả, triển khai cơ chế chính sách ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với từng địa phương đã tạo thêm sức mạnh để huyện huy động người dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới.

Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 5Trong những năm qua, nhờ liên kết trồng chè sạch theo quy trình VietGAP, vùng chè xanh Ba Vì đã có nhiều thay đổi tích cực. Điểm nổi bật là môi trường được bảo vệ, giá trị thu nhập từ cây chè nâng lên, từ đó mở ra hướng phát triển mới cho vùng chè Ba Vì.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 6Trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại hộ nông dân Bùi Văn Sách ở thôn 3, xã Ba Trại, huyện Ba Vì cho hiệu quả kinh tế cao.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 7Mô hình nuôi bò BBB được thành phố Hà Nội đưa vào thí điểm từ năm 2012 tại 8 huyện, trong đó có huyện Ba Vì. Đến nay, toàn huyện đã chọn được 7.900 con bò cái nền tham gia lai tạo giống, số bê F1 BBB sinh ra khoảng 3.000 con, sau cai sữa được bán với giá 19 - 20 triệu đồng/con.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 8Hằng năm, hội thi bò luôn thu hút đông đảo các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Minh Châu, huyện Ba Vì tham gia.

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của thành phố Hà Nội nhưng Ba Vì đã có 21 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó là nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây mới, cải tạo; nhiều vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao được hình thành; 47 sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được đánh giá đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao, 32 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Tất cả sản phẩm được lựa chọn đều là sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh, được các cơ sở sản xuất, chế biến đảm bảo an toàn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chất lượng kiểm định, ghi nhãn hàng hóa theo quy định.

Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 9Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 của huyện Ba Vì.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 10Huyện Ba Vì có 47 sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được đánh giá đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao, 32 sản phẩm đạt 4 sao và 10 sản phẩm xếp hạng 3 sao.

Từ nay đến cuối năm, Ba Vì quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần theo Kế hoạch xây dựng nông thôn mới được Ủy ban Nhân dân huyện phê duyệt năm 2020 đối với 9 xã; đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong quý III/2021 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì “phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2021”.

Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 11Công ty cổ phần sữa con bò vàng Ba Vì ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì sản xuất các sản phẩm sữa tươi, sữa chua, bánh sữa cung cấp cho thị trường theo tiêu chí nông thôn mới. Doanh nghiệp này đã liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với 50 hộ nông dân trên địa bàn huyện.
Ba Vì phát huy thế mạnh xây dựng nông thôn mới ảnh 12Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn huyện Ba Vì đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: ST
Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023. Đến năm 2025, huyện có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Cổ Đô, Sơn Đà, Phú Phương, Tản Hồng, Thuần Mỹ, Ba Trại; phấn đấu có 4 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu gồm: thôn La Thiện thuộc xã Tản Hồng, thôn Tân Phong thuộc xã Phong Vân, thôn 4 thuộc xã Ba Trại và thôn Cổ Đô thuộc xã Cổ Đô.

Thực hiện: Hoàng Thắng, Vũ Sinh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.