Đưa làng nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành “điểm sáng” trong bản đồ du lịch Trà Vinh

Dệt chiếu Cà Hom là một trong những nghề truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh được hình thành cuối thế kỷ 19. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu nơi đây. Năm nay, đồng bào Khmer làng nghề đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmây vui và phấn khởi hơn, bởi địa phương vừa đón nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đưa nghề dệt chiếu Cà Hom vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mở ra cơ hội “chuyển mình” và phát triển bền vững cho làng nghề, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964515.jpg
Lãnh đạo UBND huyện Trà Cú và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đón nhận Chứng nhận Nghề làm chiếu Cà Hom của đồng bào Khmer xã Hàm Tân (Trà Cú, Trà Vinh) được đưa vào vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Giữ gìn giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu Cà Hom

Nghề dệt chiếu Cà Hom tập trung chủ yếu ở ấp Chợ, Cà Hom và Bến Bạ thuộc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Ban đầu, một vài người dân ấp Cà Hom dùng nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như cây lác, cây bố, cây tra… mày mò làm chiếu để dùng trong gia đình; lấy tre làm khung, bàn dập để dệt. Từ những chiếc chiếu trắng, thô ráp, vụng về ban đầu, sau một thời gian, nhờ sự tìm tòi, sáng tạo, chiếu Cà Hom ngày càng bắt mắt. Người dân biết dùng cây dang, cây nghệ… để tạo màu nhuộm dệt thành chiếu bông, hoa văn càng lúc càng phong phú… Dần dần, chiếu Cà Hom được dùng là quà biếu, nhiều người ưa chuộng và bắt đầu trở thành hàng hóa từ năm 1940.

Ưu điểm của chiếu Cà Hom là sử dụng 5 - 6 năm chiếu vẫn không bị đổ lông, phai màu, giòn gãy. Loại chiếu Cà Hom có hoa văn hình tháp (tháp đơn, tháp đôi, tháp ba) trên 1 mặt hoặc 2 mặt chiếu, chiều dài từ 3- 6m, rất được đồng bào Khmer ưa chuộng. Vào dịp lễ dâng y Kathina (Lễ dâng y cà sa) khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 âm lịch, chiếu Cà Hom được nhiều gia đình Khmer đặt mua làm vật phẩm dâng vào chùa.

Từ lúc hình thành đến nay, nghề làm chiếu ở địa phương đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Có những thời điểm, chiếc chiếu Cà Hom rất khó tìm được “chỗ đứng” trên thị trường, bởi sự cạnh tranh gay gắt của nhiều loại chiếu mới lạ như: chiếu ny-lon, chiếu nhựa, chiếu tre, chiếu trúc... Vào thập niên 90 của thế kỷ 20, do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên giá thành sản xuất bị “đẩy” lên cao, rất khó tiêu thụ. Lúc đó, nhiều người thợ đã bỏ khung dệt chuyển sang nghề khác khiến làng nghề đứng trước nguy cơ mai một.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964533.jpg
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Trong lúc hàng trăm người thợ đã bỏ nghề, bà Ngô Thị Xuân (Ngô Thị Pho), sinh năm 1929, ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân vẫn quyết tâm gắn bó với nghề dệt chiếu, tìm tòi, thiết kế hoa văn, phối màu… tạo ra nhiều mẫu chiếu bông, dần được thị trường đón nhận và ưa chuộng; trong đó, độc đáo nhất là chiếu hình tháp 3 ngọn ở cả hai mặt chiếu.

Nghệ nhân Ngô Thị Pho được xem là bậc thầy của làng nghề. Với hơn 70 năm tuổi nghề, bà đã cho ra đời 20 mẫu chiếu bông, chiếu chữ đặc sắc. Năm 2015, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” thuộc lĩnh vực tri thức dân gian; bà qua đời năm 2020.

Nghệ nhân Diệp Thị Som (75 tuổi), ấp Bến Bạ, xã Hàm Tân chia sẻ: Bà cũng không nhớ rõ gia đình mình bắt đầu nghề dệt chiếu từ năm nào, chỉ biết từ lúc lên 10 tuổi, bà đã bắt đầu phụ mẹ chẻ lác, phơi lác… Đến năm 16 tuổi, bà đã thành thạo mọi công đoạn làm chiếu. Để tạo ra một chiếc chiếu Cà Hom đúng chuẩn, người thợ phải cần mẫn, tỉ mỉ và khéo léo ở mọi công đoạn. Khi dệt cần có hai người thợ, một người làm công việc dập khuôn và bẻ biên, một người chuồi lác (đưa lác vào khung dệt).

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964530.jpg
Trao Giấy khen cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho Nghề làm chiếu Cà Hom. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Trước đây, khi nghề dệt chiếu “ăn nên làm ra”, mỗi ngày, vợ chồng dệt được 3 chiếc, nguồn thu nhập cũng đủ nuôi 6 người con ăn học nên người. Hiện nay, gia đình bà chỉ dệt chiếu khi có khách hàng đặt mua nhưng số lượng rất ít. Trong số 6 người con của bà, có 2 người con cũng tiếp nối nghề này.

Trong khi một số hộ ở làng nghề đã chuyển sang dệt chiếu bằng máy, bà Diệp Thị Som vẫn giữ cách dệt thủ công bằng khung dệt, quyết tâm gìn giữ những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu Cà Hom truyền thống để truyền lại cho con cháu.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt chiếu Cà Hom

Bà Trần Thị Chi, Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết, năm 2001, với mong muốn phát triển làng nghề để giúp nhiều hộ đồng bào có việc làm ổn định, nâng cao đời sống, UBND xã Hàm Tân đã hỗ trợ kinh phí đóng khung dệt cho 40 hộ dân làng nghề và mời nghệ nhân Ngô Thị Pho truyền nghề dệt chiếu bông hai mặt.

Sau đó, làng nghề bắt đầu “ăn nên, làm ra”, phát triển mạnh nhất vào năm 2010 - 2011. Toàn xã có 602 hộ làm nghề dệt chiếu; trong đó 596 hộ dệt thủ công cung cấp cho thị trường gần 430.000 chiếc chiếu, 6 hộ dệt máy cung cấp gần 13.000 chiếc chiếu mỗi năm.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964531.jpg
Nghệ nhân Diệp Thị Som (bên phải) dệt chiếu Cà Hom. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Hiện, xã Hàm Tân chỉ còn 95 hộ tham gia làng nghề, trong đó 91 hộ dệt thủ công, 4 hộ dệt máy với 7 chiếc máy. Mỗi năm, làng nghề cung cấp cho thị trường gần 50.000 đôi chiếu các loại (gần 33.000 chiếc được dệt thủ công). Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long, một số ít được xuất sang Campuchia.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum cho biết, nghề làm chiếu Cà Hom của đồng bào Khmer là di sản phi vật thể quốc gia thứ 8 của tỉnh Trà Vinh và là di sản loại hình nghề truyền thống đầu tiên của tỉnh được đưa vào danh mục này. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, còn là dấu mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, nâng cao ý thức gìn giữ di sản trong cộng đồng.

Việc trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mở ra nhiều cơ hội mới cho làng nghề phát triển. Ngành du lịch sẽ xây dựng kế hoạch, đưa nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn. Du khách đến làng nghề có thể tận mắt chứng kiến quy trình dệt chiếu truyền thống, lắng nghe những câu chuyện làng nghề qua từng thế hệ, trực tiếp trải nghiệm quá trình dệt chiếu, tìm hiểu văn hóa của người dân làng nghề.

Tại lễ công bố và đón nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa nghề làm chiếu Cà Hom của đồng bào Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được tổ chức mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai các giải pháp bảo tồn di sản gắn với phát triển kinh tế, du lịch. Tạo điều kiện cho người dân làm nghề tiếp cận các chính sách hỗ trợ về khuyến công, truyền nghề, duy trì nghề truyền thống, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm chiếu Cà Hom để tạo nền tảng chắc, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề theo hướng bền vững.

potal-cong-bo-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-nghe-lam-chieu-ca-hom-cua-dong-bao-khmer-tra-vinh-7964526.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Quỳnh Thiện phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Theo ông Nguyễn Quỳnh Thiện, một trong những hướng đi hiệu quả là gắn kết chương trình phát triển làng nghề với phát triển du lịch địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp với các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh xây dựng điểm đến này, đưa làng nghề dệt chiếu Cà Hom trở thành một “điểm sáng” trong bản đồ du lịch của tỉnh Trà Vinh nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Từ đó, lan tỏa các giá trị của di sản đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ sẽ thêm hiểu và tự hào về di sản của dân tộc, tham gia tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ.

Thanh Hòa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Hàng ngàn du khách và người dân rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang

Tối 19/5 (nhằm 22/4 Âm lịch), Ban tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025 phối hợp với UBND thành phố Châu Đốc và Ban Quản trị Lăng miếu núi Sam trang trọng tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam từ bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi về Miếu Bà ở dưới chân núi Sam, mở đầu cho Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2025.

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Khẳng định vai trò, trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong thời kỳ mới

Tối 19/5, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Tự hào người chiến sĩ Biên phòng Đắk Lắk”, chương trình nghệ thuật “Nhớ mãi lời dạy của Người” nhằm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025).