Chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại Lâm Đồng

Trước tình hình bệnh tiêu chảy đang xảy ra trên đàn bò sữa nuôi tại 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng), ngày 8/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông tin chính thức cung cấp cho các cơ quan báo chí. Sở cho biết nguyên nhân chính sẽ được thông báo chính thức sau khi Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng các cơ quan chức năng có kết quả kiểm tra lâm sàng, điều tra dịch tễ, mổ khám, xét nghiệm các mẫu thu thập và kiểm định chất lượng vaccine.

vna_potal_bo_tiep_tuc_chet_hang_loat_chua_ro_nguyen_nhan_o_vung_bo_sua_lam_dong_7528477.jpg
Mỗi ngày, gia đình ông Nguyễn Minh Đệ ở thôn Kinh tế, xã Tu Tra tốn tới 15 triệu đồng để điều trị cho đàn bò mà vẫn có 4 con bị chết. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thông tin, bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa nuôi tại huyện Đơn Dương và Đức Trọng xảy ra từ ngày 26/7/2024. Lũy kế đến 9h ngày 8/8 đã có 3.703 con bê, bò sữa của 163 hộ thuộc 5 xã ở 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng bị bệnh. Cụ thể là các xã Ka Đô, Quảng Lập, Tu Tra thuộc huyện Đơn Dương và Hiệp Thạnh thuộc huyện Đức Trọng. Trong số đó số bò bị chết là 101 con tại 39 hộ; huyện Đơn Dương chết 76 con; huyện Đức Trọng chết 25 con.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra nhận định nguyên nhân ban đầu qua kiểm tra lâm sàng, ghi nhận bò mắc bệnh tiêu chảy có thể do thời tiết tại địa bàn huyện Đơn Dương và Đức Trọng mưa nhiều trong suốt mấy tuần, môi trường ẩm ướt, kết hợp sức đề kháng của bỏ giảm sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục... tạo điều kiện vi sinh vật cơ hội tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa. Trong thời gian tới, bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa có thể tiếp tục phát sinh và lây lan trên địa bàn huyện Đơn Dương, Đức Trọng và các địa phương khác.

vna_potal_bo_tiep_tuc_chet_hang_loat_chua_ro_nguyen_nhan_o_vung_bo_sua_lam_dong_7528478.jpg
Gia đình anh Đình Sỹ Dũng ở thôn Lạc Trường, xã Tu Tra phải thuê xe kéo con bò gần 800 kg đi tiêu hủy. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Theo ông Hoàng Sỹ Bích, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngay khi nhận được báo cáo, ngày 30/7 lãnh đạo Sở đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với Trung tâm nông nghiệp huyện Đơn Dương, UBND xã để kiểm tra cụ thể tình hình bệnh trên đàn bò sữa.

Trong thời gian từ ngày 31/7 đến 7/8, lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với Trung tâm nông nghiệp 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng cùng UBND các xã Ka Đô, Quảng Lập, Tu Tra và xã Hiệp Thạnh kiểm tra cụ thể tình hình bệnh trên đàn bò sữa; đồng thời, tổ chức họp dân để nắm bắt tình hình, hướng dẫn các hộ chăn nuôi triển khai một số biện pháp phòng chống bệnh trên đàn bò sữa; kiểm tra tình hình dịch bệnh thực tế và hỗ trợ người chăn nuôi tại các xã của Đơn Dương và Đức Trọng.

vna_potal_bo_tiep_tuc_chet_hang_loat_chua_ro_nguyen_nhan_o_vung_bo_sua_lam_dong_7528480.jpg
Ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn Lạc Trường, xã Tu Tra vuốt mắt cho con bò nhiều sữa nhất của gia đình vừa chết. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Ngày 6/8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Văn bản số 6646/UBND-NN chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Thú y khẩn trương định nguyên nhân xảy ra bệnh bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa để hướng dẫn giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả; đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện Đơn Dương và Đức Trọng triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa, không để tiếp tục lây lan diện rộng. Tiếp đó ngày 7/8, UBND tỉnh ra tiếp Văn bản số 6710/UBND-NN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phòng bệnh tiêu chảy trên đàn bò.

Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tạm dừng việc tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh để tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân dân bò sữa bị tiêu chảy; khuyến cáo một số biện pháp điều trị và hộ lý chăm sóc bò bị tiêu chảy để khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng bò bị tiêu chảy và các bệnh kế phát như tăng cường sức đề kháng, bổ sung Vitamin C, K, truyền dịch, hạ sốt thay đổi thức ăn thô xanh, kháng sinh...

Cùng với đó, các địa phương có bò bị bệnh cấp hóa chất để thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng chống bệnh và định kỳ đợt III/2024 trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời, huy động toàn bộ lực lượng làm công tác thú y tại các xã, Trung tâm nông nghiệp huyện, cán bộ kỹ thuật của cơ quan chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở để kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh và hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa để điều trị kịp thời.

vna_potal_bo_tiep_tuc_chet_hang_loat_chua_ro_nguyen_nhan_o_vung_bo_sua_lam_dong_7528476.jpg
Do không có nơi để tiêu hủy, ông Nguyễn Đình Hương ở thôn Lạc Trường, xã Tu Tra đã phải chôn con bò trong vườn nhà mình. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cùng các địa phương tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh tiêu chảy trên đàn trâu bò, nhất là đàn bò sữa và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn vật nuôi, kịp thời khống chế không để phát sinh thêm và lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ngành sẽ phối hợp với Cục Thú y và các cơ quan chuyên môn điều tra dịch tễ, lấy mẫu kiểm tra, phân tích xác định nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp điều trị bệnh hợp lý. Thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày kịp thời, chính xác để có chỉ đạo và phòng, chống bệnh hiệu quả.

Hiện nay, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang phối hợp với địa phương kiểm tra lâm sàng, điều tra dịch tễ, mổ khám và kiểm định chất lượng vắc xin. Sau khi có kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề xuất UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ hoặc bồi thường theo quy định…

vna_potal_bo_tiep_tuc_chet_hang_loat_chua_ro_nguyen_nhan_o_vung_bo_sua_lam_dong_7528481.jpg
Anh Đỗ Thanh Việt, nhân viên thú y tự do cho biết anh em đã quá kiệt sức vì khối lượng công việc quá nhiều. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Trước đó ngày 7/8, phóng viên TTXVN đã có bài viết “Tìm nguyên nhân bò chết hàng loạt ở Lâm Đồng”. Nội dung phản ánh trong 1 tuần qua, hàng trăm hộ dân ở vùng bò sữa Lâm Đồng thuộc 2 huyện Đức Trọng - Đơn Dương đang vô cùng lo lắng bởi hàng nghìn con bò mắc bệnh, nhiều con đã chết. Đáng chú ý, chỉ đàn bò của những hộ dân đã tiêm vaccine viêm da nổi cục mới bị mắc cùng triệu chứng tiêu chảy nhiều ngày rồi chết. Trong khi đàn bò của những hộ chăn nuôi chưa tiêm loại vaccine này lại không xảy ra bất kỳ triệu chứng gì.

Sáng ngày 8/8 tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, phóng viên TTXVN chứng kiến bò của hàng chục hộ dân ở thôn Lạc Trường vẫn chết hàng loạt. Người dân hoang mang vì chưa được hướng dẫn cách điều trị. Trong khi lực lượng nhân viên thú y do người dân tự thuê về điều trị cho đàn bò của gia đình đã kiệt sức, không đảm đương nổi khối lượng công việc quá lớn.

vna_potal_bo_tiep_tuc_chet_hang_loat_chua_ro_nguyen_nhan_o_vung_bo_sua_lam_dong_7528475.jpg
Bà Nguyễn Thị Hòa ở thôn Lạc Trường, xã Tu Tra rất may mắn vì chỉ tiêm vaccine cho 5 con bê, còn 12 con bò đang mang thai không tiêm nên thoát nạn, đang rất khỏe. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Đáng chú ý, số lượng bò chết quá nhiều không có nơi để tiêu hủy, có gia đình đã phải xẻ thành tảng và chôn ngay cạnh vườn nhà, gây ô nhiễm môi trường. Tại xã Đạ Ròn (huyện Đơn Dương) đang có thông tin bò của đồng bào dân tộc thiểu số cũng phát bệnh và bắt đầu chết hàng loạt sau khi tiêm vaccine trong mấy ngày qua.…

TTXVN tiếp tục bám sát để thông tin về sự việc.

Chu Quốc Hùng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.