Đắk Lắk: Giáo dục chủ động 'bắt nhịp' AI

Trong xu thế chuyển đổi số sâu rộng, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào trường học, tạo bước chuyển tích cực trong đổi mới phương pháp dạy, học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

Đổi mới tư duy dạy học từ công nghệ AI

giao-duc-ai-dak-lak-4550.jpg
Giáo viên trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột) ứng dụng AI trong hoạt động giảng dạy.

Hướng tới mục tiêu xây dựng trường học thông minh, những năm qua, Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột) đã từng bước xây dựng mô hình trường học số. Nhà trường tập trung số hóa tài liệu, giáo trình, đẩy mạnh giảng dạy đa nền tảng, đồng thời chia sẻ tài nguyên học tập theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đặc biệt, thời gian gần đây, giáo viên và học sinh nhà trường đã chủ động ứng dụng công nghệ AI trong việc soạn giảng, thiết kế video minh họa và xây dựng bài thuyết trình sinh động.

Cô Nguyễn Ngọc Thúy, giáo viên Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh cho biết, ứng dụng trí tuệ nhân tạo không còn là điều xa lạ. Trên thế giới và tại Việt Nam, xu hướng này đang lan tỏa mạnh mẽ. Nhà trường đã xây dựng đề án trường học thông minh từ trước, nên toàn thể giáo viên đều thay đổi, thích ứng với công nghệ.

“Tôi ứng dụng AI trong hoạt động giảng dạy, từ tìm kiếm thông tin đến xây dựng bài giảng. Đặc biệt, việc dùng AI để tạo clip minh họa từ sách giáo khoa giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều. Học sinh cũng được hướng dẫn sử dụng AI để làm bài báo cáo, xây dựng video thuyết trình một cách sáng tạo, hiệu quả”, cô Thúy chia sẻ.

Ông Võ Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh cho biết, nhà trường luôn quan tâm đến công tác chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học. Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu đã yêu cầu các tổ chuyên môn tăng cường ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. “Việc ứng dụng AI bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp thay đổi tư duy, tạo cảm hứng cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018”, ông Nam nhấn mạnh.

Trung học cơ sở Hùng Vương (huyện Krông Bông) dù là trường thuộc xã vùng III, có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng nhà trường vẫn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Hiệu trưởng Trần Ngọc Thịnh cho biết, nhà trường xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, nên thành lập Tổ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên còn hạn chế kỹ năng, tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật công nghệ mới. Gần đây, trường bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý, giảng dạy và khuyến khích học sinh chủ động tiếp cận, tương tác với giáo viên bằng các phần mềm công nghệ.

Trong lớp học, thầy Phan Quang Vinh, giáo viên môn Tin học cũng đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số bằng các bài giảng điện tử tích hợp AI để học sinh tiếp cận dữ liệu, rèn luyện tư duy công nghệ. “Việc ứng dụng công nghệ mới giúp học sinh làm quen với môi trường học tập hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ năng thời đại số”, thầy Vinh chia sẻ.

Em Nguyễn Trần Quỳnh Như, học sinh lớp 7A, Trường Trung học cơ sở Hùng Vương hào hứng cho biết, nhờ các phần mềm AI, em có thể tạo thuyết trình, làm bài tập trải nghiệm với Canva, PowerPoint… Ứng dụng AI giúp em học hiệu quả hơn, mở rộng hiểu biết và tự tin thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình.

Việc triển khai chuyển đổi số trong giáo dục cũng nhận được sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Ông Nguyễn Ngọc Pháp, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, cho biết, huyện đã ưu tiên đầu tư trang thiết bị, phần mềm, kinh phí để ngành Giáo dục chủ động tổ chức các lớp tập huấn, triển khai chữ ký số, hồ sơ điện tử và ứng dụng AI vào giảng dạy. Đến nay, cơ bản các giáo viên đã tiếp cận và ứng dụng thành thạo công nghệ trong giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Từ ứng dụng đến sáng tạo

giao-duc-ai-dak-lak.jpg
Trường THCS Hùng Vương (Krông Bông, Đắk Lắk) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học.

Không dừng lại ở việc sử dụng AI như công cụ học tập, nhiều học sinh ở Đắk Lắk đã bước đầu làm chủ công nghệ, xây dựng các sản phẩm sáng tạo giải quyết vấn đề thực tiễn.

Nổi bật là nhóm học sinh Trường Tiểu học, Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Hoàng Việt (thành phố Buôn Ma Thuột) với Dự án “Sử dụng trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật để xây dựng hệ thống theo dõi dinh dưỡng và sinh trưởng của cây cà phê con” xuất sắc giành giải Nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

Em Nguyễn Ngọc Bảo Đơn, lớp 10A1 (thành viên nhóm dự án) cho biết, xuất phát từ thực tế địa phương có nhiều vườn ươm, Bảo Đơn và nhóm bạn đã xây dựng hệ thống cảm biến, thu thập dữ liệu và dùng AI để xác định tình trạng sinh trưởng, dinh dưỡng, bệnh lý của cây cà phê. Hệ thống này có khả năng đưa ra khuyến nghị dinh dưỡng, dự báo sâu bệnh và điều chỉnh chế độ tưới tiêu tự động, mang lại hiệu quả cao.

“Chúng em sử dụng AI để thấy được mô hình 3D của cây, từ đó tính toán được số lượng lá, chiều cao cây so sánh với bộ dữ liệu mẫu để đưa ra nhận định cây có đang bị thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu lá và phát hiện bệnh vàng lá... để kịp thời xử lý. Nhờ ứng dụng của chúng em, người nông dân có được giống cây tốt nhất để trồng. Khi ấy, cây giống có mức chịu đựng, đề kháng tốt”, Bảo Đơn chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Yến, giáo viên Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Hoàng Việt (người hướng dẫn nhóm nghiên cứu) cho biết, giáo viên giúp học sinh tìm vấn đề từ thực tế địa phương, sau đó khuyến khích các em dùng AI như một công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là các em được tiếp cận AI bài bản, có định hướng, tránh lệ thuộc hay sao chép máy móc.

Để việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vào trường học đạt hiệu quả, cô Nguyễn Thị Yến cho biết, nhà trường đã xây dựng các câu lạc bộ học thuật, lớp học đảo ngược, lớp học tự quản ứng dụng AI trong nhiều khâu giảng dạy, nghiên cứu. Việc xây dựng văn hóa học đường tích cực và tư duy công nghệ đang góp phần thúc đẩy học sinh chủ động khám phá, sáng tạo và làm chủ công nghệ mới.

Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk khẳng định, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục là xu hướng tất yếu, đặc biệt trong thời đại kỷ nguyên số. Sở đã triển khai một số chương trình bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thực nghiệm ở các đơn vị đủ điều kiện và sẽ nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, ông Hiệp cũng lưu ý, bên cạnh lợi ích rõ rệt, AI cũng tiềm ẩn rủi ro như gian lận học tập, đạo văn…, nên cần chú trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp và kiểm soát sử dụng AI một cách hợp lý. Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ chú trọng triển khai và đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao năng lực cho nhà giáo, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin...

Việc đưa trí tuệ nhân tạo vào nhà trường tại Đắk Lắk không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy, học, mà còn khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy công nghệ và năng lực tự học của học sinh. Với định hướng rõ ràng và sự đồng hành của đội ngũ giáo viên, ngành Giáo dục Đắk Lắk đang tạo tiền đề quan trọng để xây dựng mô hình giáo dục hiện đại, bắt nhịp với xu thế giáo dục 4.0./.

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Ngày 20/7, 100% cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đồng loạt ra quân triển khai ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Ngày Chủ nhật xanh” lần thứ IV năm 2025, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hàng nghìn hài cốt liệt sỹ đã được cán bộ, chiến sĩ Đội K93 (Đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh) - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tìm kiếm, quy tập, đưa về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Dốc Bà Đắc (xã Thới Sơn, tỉnh An Giang) và các nghĩa trang liệt sỹ trong nước, hưởng sự chăm sóc của chính quyền, nhân dân và thân nhân liệt sỹ.

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Ngày 20/7, Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp với UBND phường Hương An tổ chức lễ khánh thành ngôi nhà "Mảnh ghép yêu thương" cho gia đình chị Nguyễn Thị Đài Loan (trú tại tổ dân phố Thanh Chữ, phường Hương An). Đây là căn nhà thứ ba trong tổng số 6 căn nhà đang được Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế xây dựng theo mô hình "Mảnh ghép nhà yêu thương".

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Những ngày này, nhiều địa phương ở tỉnh Phú Thọ đã trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ tại nhiều ngả đường, tạo không khí vui tươi chào mừng đại hội đảng bộ xã, phường. Khuôn viên trụ sở các địa phương đã chỉnh trang khang trang, sạch đẹp để chuẩn bị sự kiện lớn. Nhiều xã, phường đã chuẩn bị công phu văn kiện trình đại hội với nhiều đổi mới, phù hợp với tình thực tế tại địa phương.

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Vào khoảng 12h30 ngày 19/7, theo ghi nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cao Bằng, vùng mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào và dông lốc mạnh trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Cốc Pàng, Hòa An, Trùng Khánh, Ca Thành, Tĩnh Túc, Minh Tâm, Quang Trung, cùng các phường Thục Phán, Nùng Trí Cao và lan sang nhiều khu vực khác trong tỉnh. Mặc dù trận mưa lớn chỉ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại.

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Hiện nay, nước từ thượng nguồn đang đổ về, tỉnh Đồng Tháp sắp bước vào mùa nước nổi. Nông dân ở phường Thường Lạc cũng như những địa phương khác thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa vụ Hè thu để chuẩn bị đón mùa nước nổi.

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm 2025 đạt trên 8,8% (hoàn thành kế hoạch năm trên 8%), dựa trên sự phát triển bổ trợ lẫn nhau và bền vững giữa ba khu vực kinh tế, gồm khu vực nông - lâm - thủy sản, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, những ngày qua, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai. Những mái nhà mới được hoàn thành giúp người dân có nơi ở kiên cố, góp phần giữ vững bình yên phên dậu Tổ quốc.

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Mùa mưa đến, nước suối Nậm Chà dâng cao, chảy xiết. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân bản Huổi Lích 1 (xã Nậm Kè, tỉnh Điện Biên) vẫn phải dùng những chiếc bè tre tự chế để qua suối hằng ngày. Không có cầu, không có đường kiên cố, mỗi chuyến vượt suối như một lần đánh cược mạng sống, nhất là với các em nhỏ.

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; hoàn thiện cơ chế, chính sách; góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.