Lễ hội vật cầu nước (còn gọi là vật cầu bùn) là một lễ hội truyền thống của làng Vân - nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là Lễ hội vật cầu nước vô cùng độc đáo, diễn ra vào mùa hè (trong khi các lễ hội khác thường diễn ra vào mùa xuân) nên thu hút khá đông du khách từ mọi miền đất nước tới tham dự.
Các thế hệ người làng Vân đã gìn giữ và lưu truyền điển tích khá ly kỳ. Tương truyền, trước đây, Thánh Tam Giang là Trương Hống, Trương Hát phò vua Triệu Quang Phục đánh giặc Lương (thế kỷ thứ VI). Khi đánh thắng quân Lương ở đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Bọn quỷ đen ra điều kiện rằng nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn. Nếu thua, chúng sẽ phải quy phục hầu nhà Thánh. Cuối cùng, bọn quỷ đen thua trận đã quy phục Đức Thánh Tam Giang. Dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các quân cầu là biểu trưng cho trận chiến nêu trên, một đội là quân nhà Thánh, một đội là lũ quỷ nước.
Hội được tổ chức tại sân đền được đổ đầy đất bùn nhão với nước đổ vào sân là nước sông Cầu được đựng trong chum do các cô gái làng Vân Hà gánh từ sông lên.
Trước khi vào trận, các bô lão thực hiện nghi lễ dâng hương, các quân cầu đóng khố thực hiện nghi lễ tế Đức Thánh Tam Giang. Các quân cầu ngồi xếp hàng đối diện nhau, mỗi đội cử ra một người đấu vật, đội nào thắng sẽ được giao cầu trước. Đội vật cầu gồm 16 quân cầu là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh được tuyển chọn kỹ lưỡng, chia làm 2 giáp gồm giáp Trên và giáp Dưới. Sau khi ông chủ tế gieo cầu xuống sân, các quân cầu vào tranh cướp cầu, giao tranh quyết liệt. Đội nào ôm cầu đẩy được xuống lỗ cầu của đối phương thì giành chiến thắng.
Quả cầu làm bằng gỗ mít nặng khoảng 20 kg, tượng trưng cho Mặt trời. Ảnh: An Thành Đạt 16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh tham gia hội vật được gọi là “quân cầu”. Hội vật cầu được tổ chức trên sân chính của đền thờ thánh Tam Giang (xóm 4, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Ảnh: An Thành Đạt Trước khi bắt đầu trận đấu những chàng trai khỏe nhất xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão. Ảnh: An Thành Đạt Lễ hội vật cầu nước được công nhận trong danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: An Thành Đạt Những pha vờn cầu của hai giáp như những vũ công ba lê. Ảnh: An Thành Đạt Với ý nghĩa cầu may nên trận cầu diễn ra vô cùng quyết liệt. Ảnh: An Thành Đạt
Những nam thanh nữ tú của làng về dự hội, ai cũng nhúng chân tay mình xuống sân cầu để lấy may. Ảnh: An Thành Đạt Người giành được quả cầu được cho là giành được năng lượng mặt trời, giành được nhiều may mắn. Ảnh: An Thành Đạt Rất nhiều pha tranh cầu gay cấn làm cho không khí lễ hội vô cùng vui nhộn. Ảnh: An Thành Đạt Du khách đến dự hội thường bị lấm lem quần áo nhưng họ vẫn tươi cười bởi điều đó được coi là may mắn. Ảnh: An Thành Đạt Trong trận cầu, các trai làng mặc khố để vần cầu. Ảnh: An Thành Đạt Người giành được quả cầu là giành được năng lượng của mặt trời. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm mong đợi của người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài của trai làng. Ảnh: An Thành Đạt Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm mong đợi của người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài của trai làng. Ảnh: An Thành Đạt Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm mong đợi của người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài của trai làng. Ảnh: An Thành Đạt Cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây cối, chính vì thế hội vật cầu bùn ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu. Ảnh: An Thành Đạt
Cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây cối, chính vì thế hội vật cầu bùn ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu. Ảnh: An Thành ĐạtCướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây cối, chính vì thế hội vật cầu bùn ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu. Ảnh: An Thành Đạt
Hội vật cầu nước có ý nghĩa là hội mừng chiến thắng, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội vật cầu nước còn gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời - biểu tượng của văn minh lúa nước.
Lễ hội vật cầu nước làng Vân được tổ chức vào các ngày 12, 13 và 14 tháng Tư âm lịch, được coi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Sáng 4/3/2025, tại Trung tâm huấn luyện Quân sự 4 Miếu Môn (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.
Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975, mở đầu cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch phòng ngự, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được thành lập ngày 3/3/1959. Trải qua 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.
Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.
Những ngày đầu Xuân, Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ khi được tô điểm thêm đủ sắc màu của các loại hoa đào, mận, cải. Cùng với đa dạng văn hoá của đồng bào các dân tộc, nơi đây luôn là điểm đặc biệt thu hút du khách trong vào ngoài nước đến Hà Giang du lịch và khám phá.
46 năm đã qua (17/2/1979 – 17/2/2026), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của của dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân, nhất là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Mùa Xuân về, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La như khoác lên mình tấm áo trắng muốt khi những vườn mận đồng loạt bung nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc, thu hút rất đông du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm.
Tết Nguyên tiêu được xem là một trong những lễ hội cổ truyền đã có từ lâu đời của vùng đất Chợ Lớn. Dịp này đồng bào Việt, Hoa thường đi chùa, miếu cầu sức khỏe, bình an.
Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua, chúa giả truyền thống.
Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.
Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.
Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hồ Đạ Tẻh (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đạ Tẻh trước đây, góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên.
Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Không khí Tết xưa luôn đậm đà bản sắc dân tộc, mang đến cảm giác yêu thương và sự trân trọng dành cho những tinh thần đẹp đẽ mà cha ông ta đã gìn giữ.
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Chương trình Tết Việt - Tết Phố đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 400 người mặc cổ phục. Đây là sự kiện văn hóa thường niên do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ đình Làng Việt tổ chức vào mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”.
Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…
Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Để tạo điều kiện cho du khách, các chủ nông trường chè cũng mở cửa cho khách vào tự do để chụp ảnh, quay phim thoải mái.
46 năm trước, ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như là mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, tình hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia. Nhờ sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot và bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển.
Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
Ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây) diễn ra chương trình tái hiện "Lễ mừng cơm mới" của đồng bào Thái, tỉnh Thanh Hoá.
Khuất sau dãy núi lổn nhổn đá tai mèo, ngôi nhà cổ của dòng họ Vừ thuộc thôn Há Súng (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) như một tuyệt tác nổi bật trên nền xám của Cao nguyên đá.
Những ngày này, người dân Thành phố Hồ Chí Minh hân hoan chào đón một mùa Giáng sinh an lành, ấm áp với hy vọng một năm mới đạt nhiều thành tựu kinh tế-xã hội, có nhiều sự đột phá về chính sách, cơ chế đặc thù cho sự phát triển Thành phố.
Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.