Quay lại
Hà Nội trắng ngần hương sắc hoa sưa

Hà Nội trắng ngần hương sắc hoa sưa

Mùa hoa sưa ở Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 3, trong tiết cuối xuân với tiết trời nồm ẩm. Bù lại, sắc trắng tinh khiết khó lẫn mang lại vẻ đẹp rất riêng cho mùa hoa làm say đắm lòng người.

Khi đứng trên tầng cao nhìn xuống, phố phường Hà Nội là một tấm thảm cây xanh bao phủ không gian êm đềm của phố. Những tán lá xanh xòe ra bốn mùa, che đi những gió mưa của mùa đông giá rét, chặn ngang cái nắng gay gắt của phố phường khi mùa hạ tới. Hà Nội nhiều cây cối, mỗi cây là một loại lá, mỗi mùa là một màu lá với sắc tố khác nhau đan xen như những bức tranh với những mảng màu rất phố.

1.JPG

Những tán hoa sưa trùm lên căn biệt thự cổ đậm nét Hà Thành...

2.JPG

... cánh hoa mang hình trái tim khi bung nở, những cánh còn lại uốn mình cong vút như bàn chân của vũ nữ ba lê khoe sắc trắng lung linh

3.JPG

Vào tháng 3, hoa sưa bung nở khoe sắc với những cánh hoa ban tím ngắt như sắc xuân Tây Bắc trong lòng phố

4.JPG

Một góc phố của Hà thành trắng sáng màu hoa sưa

5.JPG

Cánh hoa rụng trắng, rơi trên gốc cây

6.JPG

Hoa sưa ngọc ngà trắng ngần đan xen với màu xanh của lá non

8.JPG

Hoa sưa trắng ngần bung nở trên những thân cành khẳng khiu

9.JPG

Hoa sưa ngọc ngà đan xen với màu xanh của lá non

10.JPG

Góc phố Phan Chu Trinh với dãy hoa sưa bên những căn biệt thự cổ

11.JPG

Những tán sưa đan xòe trên vòm phố

13.JPG

Mỗi góc công viên đều thấp thoáng cánh hoa sưa tháng 3 thân quen

14.JPG

Hoa sưa, loài hoa của tháng 3 với cánh trắng ngần như màu trắng của áo dài của người con gái Hà Thành

16.JPG

Hoa sưa, loài hoa của tháng 3 với cánh trắng ngần như màu trắng của áo dài của người con gái Hà Thành

Cuối tháng 3, Hà Nội như bức sơn dầu chuyển màu thấm đẫm tiết cuối Xuân. Trong hương Xuân vương vấn, mỗi góc phố, hàng cây như được tưới thêm luồng sinh khí. Từng búp non choàng tỉnh, cựa mình vươn khẽ qua mỗi nhành khô tưởng như đã tàn phai trong khắc khoải vì giá Đông...

Hà Nội, mỗi góc phố, công viên đượm mùi hương hoa của bốn mùa hương sắc. Nhưng ấn tượng và nhung nhớ có lẽ chính là sắc trắng hoa sưa khắp phố phường Hà Nội. Hoa sưa li ti mà ngọc ngà hệt như màu trắng sáng tấm áo dài của người con gái Hà Thành tha thướt, đong đưa mềm mượt trên phố. Lại có những góc công viên ngát xanh nhưng trắng trời hoa sưa. Hoa sưa trắng ngần phớt xanh, những cánh hoa mang hình trái tim khi bung nở uốn mình cong vút như bàn chân của vũ nữ ba lê khoe sắc trắng lung linh vô cùng tươi mát.

Hà Nội - nơi có bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông - nét đặc trưng của Thủ đô ngàn năm nhưng lại có đến 12 mùa hoa khoe sắc thắm để tô điểm phố phường.

Hà Nội khơi gợi thi ca, quyến rũ và đắm say lòng người trong sắc trắng hoa sưa!

Bài và ảnh: An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Viettel Post trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0

Viettel Post trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0

Ở hạng mục ảnh bộ, vượt qua 144 tác phẩm, bộ ảnh “Viettel Post trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0” của tác giả Trần Thị Minh Phượng đã giành giải Nhì hạng mục ảnh bộ Giải thưởng "Công nghệ từ trái tim."

Chi đội Kiểm Ngư số 3, tự hào mỗi hải trình đưa đại biểu đến với quần đảo Trường Sa

Chi đội Kiểm Ngư số 3, tự hào mỗi hải trình đưa đại biểu đến với quần đảo Trường Sa

Được coi là con tàu hiện đại nhất của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đến thời điểm này, tàu KN 390 đã thực hiện sứ mệnh đưa nhiều đoàn công tác ra thăm quần đảo Trường Sa và các Nhà Giàn. Công việc đưa đón các đại biểu lên xuống các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các Nhà Giàn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi gió to, sóng lớn nhưng các chiến sĩ Chi đội Kiểm Ngư số 3 vẫn luôn bảo đảm nhiệm vụ an toàn cho các đại biểu. Họ chính là chiếc cầu nối dài giữa tàu và các điểm đảo ở Trường Sa.

Nhà giàn DK1, cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa trùng khơi

Nhà giàn DK1, cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa trùng khơi

Bảo vệ chủ quyền biển đảo là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả, trách nhiệm và tự hào đối với cán bộ chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đảo. Không chỉ tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cán bộ chiến sĩ tại Nhà giàn DK1 còn phối hợp với các lực lượng trong khu vực giữ vững chủ quyền của đất nước.

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Hải trình lan tỏa tình yêu biển đảo Tổ quốc

Các đoàn đi thăm với hải trình đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1 luôn là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần khẳng định mạnh mẽ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chuyến đi trên tàu KN 390 chở Đoàn công tác số 23 vượt gần 1000 hải lý thăm, động viên, tặng quà cho quân và dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc với hải trình từ sáng 21/5 đến chiều 27/5 thành công tốt đẹp.

Xím Vàng mùa nước đổ

Xím Vàng mùa nước đổ

Hàng năm, cứ vào tháng 5, tháng 6, mùa nước đổ lại tràn về khắp các thửa ruộng bậc thang tại các xã, bản vùng cao của tỉnh Sơn La khiến khung cảnh trở nên thơ mộng. Những triền ruộng bậc thang đầy ắp nước từ những khe lạch nhỏ trên núi cao đổ về, lung linh như những tấm gương phản chiếu, nối dài tới tận chân trời. Vào thời điểm này, mỗi người một việc, tất bật, khẩn trương tập trung cho việc khơi dẫn nước, đắp bờ, cày, nhổ mạ để đi cấy, hướng tới một mùa vụ bội thu.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia” năm 2024

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia” năm 2024

Chương trình biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia” từ 20-25/5/2024, đã diễn ra trong hai ngày 21 và 24/5 tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Banteay Meanchey ở Tây Bắc Vương quốc Campuchia. Chương trình do Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc thực hiện với nhiều tiết mục trình diễn nhạc cụ dân tộc, múa và hát đặc sắc, giới thiệu tới công chúng những nét đẹp trong đời sống văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và các vùng miền trong cả nước, cùng những giai điệu về tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia.

Mùa vàng bội thu trên cánh đồng lúa Mường Than. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Mùa vàng trên cánh đồng Mường Than

Cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được mệnh danh là một trong bốn cánh đồng lúa lớn nhất Tây Bắc, "Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc".

Rà phá, bom mìn trên vùng đất “dữ”

Rà phá, bom mìn trên vùng đất “dữ”

Theo thống kê, sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 82% tổng diện tích đất bị ô nhiễm bởi bom mìn, vật nổ. Điều đó đã tác động nặng nề đến sự phát triển của cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dưới sự điều hành của Trung tâm QTMAC (Quang Tri Mine Action Center) - cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đội rà phá, bom mìn BAC4 (PeaceTrees Quảng Trị) bất chấp mọi khó khăn để thực hiện công việc rà phá bom mìn đầy nguy hiểm trên mảnh đất Quảng Trị, mang lại sự bình yên cho người dân. Tới thời điểm hiện tại công tác khắc phục hậu quả bom mìn đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể như: diện tích rà phá hiện trường được 34.992 ha, số bom mìn, vật liệu nổ được phát hiện và hủy nổ an toàn 821.779 lượt, số người được nâng cao nhận thức về bom mìn 732.908 lượt.

Độc đáo vật cầu nước làng Vân

Độc đáo vật cầu nước làng Vân

Lễ hội vật cầu nước (còn gọi là vật cầu bùn) là một lễ hội truyền thống của làng Vân - nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là Lễ hội vật cầu nước vô cùng độc đáo, diễn ra vào mùa hè (trong khi các lễ hội khác thường diễn ra vào mùa xuân) nên thu hút khá đông du khách từ mọi miền đất nước tới tham dự.

Mang tình yêu đến Trường Sa, nhận niềm tin khi trở về

Mang tình yêu đến Trường Sa, nhận niềm tin khi trở về

Nhiều năm qua, các đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang sinh sống, làm việc tại quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 đã mang tình cảm của đất liền ra với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mặc cho khắc nghiệt của thời tiết, thiếu thốn trong cuộc sống, các chiến sĩ Trường Sa luôn thể hiện tinh thần kiên cường, bất tử, mang lại niềm tin và sự tự hào trở về nơi đất liền, nơi luôn dõi theo những người đang viết tiếp lịch sử hào hùng, canh giữ biển trời quê hương.

Mùa thu hoạch mận ở Nà Tấu

Mùa thu hoạch mận ở Nà Tấu

Xã Nà Tấu (thành phố Điện Biên Phủ) là vùng trồng mận tập trung lớn nhất của tỉnh Điện Biên với 22ha. Thời điểm từ đầu tháng 5, người dân trồng mận ở Nà Tấu bắt đầu bước vào mùa thu hoạch. Năm nay, thời tiết không thuận lợi nên sản lượng mận dự kiến thấp hơn mọi năm, tuy nhiên giá mận đầu mùa cao gần gấp đôi so với những năm trước, góp phần giúp người dân có thu nhập ổn định.

Giữ lửa nghề “làng đó” Thủ Sỹ

Giữ lửa nghề “làng đó” Thủ Sỹ

Hơn 2 thế kỷ qua, người dân xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) sống nương nhờ nghề đan đó. Từ lâu nghề đan đó đã trở thành niềm tự hào, truyền thống của người dân nơi đây.

Giữ “hơi thở thủy tinh” ở làng Xối Trì

Giữ “hơi thở thủy tinh” ở làng Xối Trì

Vào những năm trước, làng nghề thổi thủy tinh ở thôn Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực (Nam Định) từng được biết đến là nghề nổi tiếng. Đến nay, trước sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nghề thổi thuỷ tinh nơi đây đang dần bị mai một nhưng người dân Xối Trì vẫn luôn cố gắng “giữ hơi thở thủy tinh” như một nghề truyền thống vốn có của cha ông.

Hấp dẫn phiên chợ vùng cao Y Tý

Hấp dẫn phiên chợ vùng cao Y Tý

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát (Lào Cai). Nằm ở độ cao trên 2. 000 m so với mực nước biển, Y Tý được coi là điểm "săn mây" độc đáo và có những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, phiên chợ vùng cao Y Tý là một điểm nhấn hấp dẫn tạo được ấn tượng khó phai với du khách khi đến với mảnh đất này.

Hợp luyện các khối diễu binh Quân đội

Hợp luyện các khối diễu binh Quân đội

Sáng 26/4/2024, các khối diễu binh Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành hợp luyện lần đầu tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Không quân Việt Nam bay hợp luyện đội hình tại Điện Biên

Không quân Việt Nam bay hợp luyện đội hình tại Điện Biên

Sau khi chuyển từ Sân bay Hòa Lạc (Sơn Tây, Hà Nội) đến Sân bay Điện Biên, ngày 24/4/2024, các Sư đoàn 370, 371, 372 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân tiến hành chuyến bay hợp luyện đội hình đầu tiên để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Những thầy giáo cắm bản ở Huồi Máy

Những thầy giáo cắm bản ở Huồi Máy

Ở Huồi Máy (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, Nghệ An) không có bậc học mầm non nên các thầy giáo cắm bản nơi đây phải rèn từng nét chữ cho học trò khi vừa vào lớp 1. Với học sinh và dân bản nơi đây, các thầy giáo cắm bản đã là thành viên không thể thiếu trong cộng đồng.

Hoa gạo đỏ rực trên những con đường tại Hòa Bình

Hoa gạo đỏ rực trên những con đường tại Hòa Bình

Cuối tháng 3 khi tiết trời ấm lên, những cây hoa gạo (hay còn gọi là hoa mộc miên) ở dọc con đường đi các huyện Kim Bôi, Lương Sơn... tỉnh Hòa Bình bung nở rực rỡ. Những cánh hoa dày, đỏ thắm, tuy giản dị, nhẹ nhàng nhưng đây lại là loài hoa gây mê đắm đến nao lòng.

Thăm mường Chiềng Ngam

Thăm mường Chiềng Ngam

Từ hàng trăm năm về trước, người Thái đã định cư nên đất này và lập nên mường của mình ở Chiềng Ngam, nay thuộc xã Châu Tiến và một phần của Châu Bính huyện Quỳ Châu. Ngoài văn hóa lúa nước đặc sắc, người Thái ở Chiềng Ngam trồng dâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm và lưu giữ văn hóa nhà sàn, tục uống rượu cần và những nét văn hóa khác khiến du khách về với đất này vẫn có những ấn tượng tốt đẹp.

Những khuôn hình đẹp về phụ nữ miền Tây xứ Nghệ

Những khuôn hình đẹp về phụ nữ miền Tây xứ Nghệ

Phụ nữ miền Tây xứ Nghệ được biết đến là những người sở hữu vẻ đẹp đặc trưng riêng có. Vẻ đẹp đó toát lên từ sự mộc mạc, trong trẻo trong đời sống, lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày...

Về Quỳ Châu dự Hội Hang Bua

Về Quỳ Châu dự Hội Hang Bua

Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Đây là Lễ hội gắn với những truyền thuyết về thuở lập bản, dựng mường trong tâm thức dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Quỳ Châu.

Lễ hội cúng Bến nước Buôn Đung của người Ê đê

Lễ hội cúng Bến nước Buôn Đung của người Ê đê

Lễ hội cúng Bến nước đã tồn tại lâu đời, là một nét đẹp truyền thống của người dân tộc Ê Đê tại Buôn Đung, xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Đây là nghi lễ truyền thống, biểu hiện lòng biết ơn và kính trọng của dân làng đối với Thần nước, mang lại may mắn và cầu nguyện cho mùa màng thuận lợi, cầu mong sức khỏe dồi dào cho cộng đồng. Lễ hội thường diễn ra vào tháng Giêng hằng năm.

Vui hội Ná Nhèm với người Tày ở Lạng Sơn

Vui hội Ná Nhèm với người Tày ở Lạng Sơn

Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, Hội Ná Nhèm (Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm.

5. Canh quan họ thường mở từ 19h30 đến 3 - 4h sáng hôm sau. Ảnh: Nhật Anh – TTXVN

Hát canh - tục hát cổ nhất của Quan họ Bắc Ninh

Đêm 12 tháng Giêng hằng năm, hát canh Quan họ - tục hát cổ nhất của Quan họ Bắc Ninh được tổ chức tại một số gia đình ở thị trấn Lim. Hát canh Quan họ với nét đặc trưng là các liền anh, liền chị sẽ ngồi xuống chiếu hát đối đáp. Giọng hát chậm rãi, vang, rền, nền, nảy của các liền anh, liền chị càng réo rắt, chạm đến tâm can người nghe. Canh quan họ chỉ kết thúc khi hai bên hết câu đối đáp và bên trai không giữ được bên gái ra về. Người Bắc Ninh với tâm hồn dân dã đầy nhiệt huyết đang ngày ngày lưu giữ những làn điệu Quan họ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại để lan toả văn hoá và truyền dạy cho thế hệ tương lai.