Đổi thay ở các xã biên giới Lai Châu

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, trường học xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đầu tư khang trang. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, trường học xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đầu tư khang trang. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Nhờ những chính sách hỗ trợ trong phát triển kinh tế, mà các xã biên giới của tỉnh Lai Châu ngày một khởi sắc, người dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập.

Đổi thay ở các xã biên giới Lai Châu ảnh 1Diện mạo nông thôn mới ở xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) ngày một khởi sắc. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Cách trung tâm thành phố Lai Châu gần 100km, xã biên giới đặc biệt khó khăn Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) vào những ngày tháng 6, không khí trong lành, mát mẻ và yên bình, khác hẳn với cái nóng gay gắt ở miền xuôi. Dọc đường từ trung tâm xã Pa Vây Sử đến bản Hang É, người dân ai nấy cũng phấn khởi trước sự thành công của cuộc bầu cử Quốc hộ và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đặc biệt là không khí hăng say lao động sản xuất vụ mùa của bà con nơi biên cương Tổ quốc rất nô nức, tấp nập với tiếng nói cười khúc khích, hy vọng một mùa bội thu.

Dẫn chúng tôi xuống thăm mô hình phát triển kinh tế của các hộ dân, ông Sùng A Sử, Phó Chủ tịch UBND xã Pa Vây Sử cho biết, xã có đường biên giới dài hơn 6 km tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và có 6 bản, với 430 hộ dân, gần 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trước đây, đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kinh tế, thu nhập của nhân dân thấp, cùng đó hệ thống cơ sở hạ tầng đường giao thông, chợ, trạm y tế, nhà văn hóa thôn chưa có...

Đổi thay ở các xã biên giới Lai Châu ảnh 2Nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, trường học xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đầu tư khang trang. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Đứng trước những khó khăn đó, Đảng ủy, chính quyền xã Pa Vây Sử đã tập trung chỉ đạo ban hành nghị quyết, chương trình hành động giảm nghèo. Đồng thời, phân công, gắn trách nhiệm của các cán bộ, công chức xã trực tiếp phụ trách các thôn bản để thực hiện các tiêu chí giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Ghé thăm mô hình trồng đào, lê của gia đình ông Mùa A Sình, bản Hang É, xã Pa Vây Sử, chúng tôi thấy những cây đào, cây lê đang sinh trưởng và phát triển tốt. Gia đình ông Sình hiện có gần 100 cây lê trồng được 4 năm và gần 100 cây đào trồng được 2 năm. Đối với cây lê năm nay là năm thứ hai cho ra quả, còn đây đào ông trồng chủ yếu để bán cành vào dịp Tết.

Đổi thay ở các xã biên giới Lai Châu ảnh 3Gia đình ông Mùa A Sình, bản Hang É, xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) trồng gần 200 cây đào, cây lê. Mỗi năm, tổng thu nhập của gia đình khoảng 60-70 triệu đồng. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN  

Ông Mùa A Sình phấn khởi nói, cây lê và đào nằm trong dự án được hỗ trợ về giống, đây là loại cây mới bước đầu đem lại thu nhập cho gia đình ông. So với trồng lúa, ngô trước đây, loại cây này cho năng suất gấp 2-3 lần. Cùng với trồng trọt ông kết hợp thêm chăn nuôi, mỗi năm tổng thu nhập của gia đình được 60-70 triệu đồng, giúp đời sống gia đình ông ngày cải thiện và xây dựng nhà cửa khang trang hơn.

Còn gia đình anh Sùng A Chảo, bản Hang É trồng 20 gốc đào, 20 gốc lê được 3 năm. Năm nay là năm đầu cây lê cho thu hoạch quả nên vợ chồng anh Chảo rất vui mừng vì sắp có thêm khoản thu nhập. Anh Chảo chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo từ nhiều năm nay, mọi năm ngoài việc cấy lúa, trồng ngô, mỗi năm cũng thu được 30 bao thóc, 10 bao ngô. Kết hợp nuôi 2 con trâu để lấy sức kéo cày ruộng và nuôi vài chục con gà, vịt để phục vụ lương thực, thực phẩm hàng ngày cho gia đình. Cuộc sống cứ mãi như vậy nên kinh tế gia đình không phát triển được. Anh hy vọng 1-2 năm nữa từ cây đào, cây lê giúp gia đình anh sẽ thoát nghèo”.

Hiện toàn xã Pa Vây Sử có hơn 34 ha thảo quả, gần 36 ha cây ăn quả, 150 ha chè cổ thụ và gần 2 nghìn con gia súc... Nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền xã trong việc tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, mà đời sống của người dân từng bước được nâng lên, diện mạo xã biên giới Pa Vây Sử có nhiều đổi thay. Hết năm 2020, xã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới, thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã mỗi năm giảm hơn 7%, hiện xã còn 52,94% tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2021, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 45%, thu nhập bình quân đạt 15,5 triệu đồng/người/năm.

Ông Lê Văn Chiều, Chủ tịch UBND xã Pa Vây Sử cho hay, với tỷ lệ hộ nghèo còn cao, Đảng ủy và chính quyền xã luôn trăn trở làm thế nào để người dân thoát nghèo, có cuộc sống ấm no, sung túc hơn. Nhận thấy xã có khí hậu mát mẻ quanh năm, là điều kiện để trồng các loại cây ăn quả và cây đào, nên trong nhiệm kỳ mới xã tập trung phát triển cây ăn quả, cây đào hướng đến xây dựng mô hình trải nghiệm du lịch. Xã đã tuyên truyền và được người dân ủng hộ cao, hiện bà con đã lấy hạt về ươm giống, chiết, ghép cành đào. Xã dự kiến sẽ trồng khoảng 4 nghìn cây đào dọc tuyến đường trung tâm xã đến các bản và ở những khu đất trống, bỏ hoang, với mục tiêu “Pa Vây Sử - rừng hoa đào, mùa Xuân về - tiền bỏ túi”.

Rời xã Pa Vây Sử chúng tôi tiếp tục tới thăm xã biên giới Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, một trong những xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu. Toàn xã có 7 bản với hai dân tộc Dao và Hà Nhì sinh sống chủ yếu. Nhiều năm qua, xã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư xây dựng của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình 30a, 135 đã giúp người dân thay đổi cuộc sống. Xã đã rà soát những hộ nghèo được hưởng chế độ chính sách để hỗ trợ người dân về vốn, giống cây, con và vật tư nông nghiệp; chủ động tuyên truyền bà con nhân dân thay đổi hình thức canh tác, chú trọng hơn đến việc đầu tư thâm canh. Từ đó, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế. Tạo chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

Theo anh Chẻo Lao U, Phó Chủ tịch UBND xã Vàng Ma Chải, nhờ những chính sách trong phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) mà đời sống của bà con từng bước được cải thiện, thu nhập cũng tăng đáng kể. Nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, buôn bán hàng hóa mà thoát được nghèo, vươn lên làm giàu. Hết năm 2020, thu nhập bình quân của xã đạt 17,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 34,37%.

Chị Chẻo U Mẩy, bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải chia sẻ, với lợi thế nhà ở trung tâm xã nên chị đã chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ trồng lúa, ngô sang buôn bán hàng hóa và chăn nuôi lợn. Mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình khoảng 100-150 triệu đồng. Cuộc sống gia đình ngày càng khấm khá hơn trước.

Giai đoạn 2016-2020, huyện Phong Thổ được đầu tư gần 2.090 tỷ đồng để xây dựng 485 công trình thuộc các hạng mục đường giao thông, thủy lợi, trường lớp học, cấp nước sinh hoạt.... Hàng năm, hỗ trợ cho hơn 30 nghìn hộ dân về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuồng trại, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ phát triển rừng, khoán chăm sóc bảo vệ rừng...

Đổi thay ở các xã biên giới Lai Châu ảnh 4Tuyến đường trung tâm xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) ngày được nâng cấp. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ Vương Thế Mẫn khẳng định, thông qua các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững và đảm bảo an ninh - chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia. Diện mạo nông thôn của huyện biên giới Phong Thổ ngày một khởi sắc. Người dân được giải quyết cơ bản nhu cầu về giao thông, nước sinh hoạt và sản xuất; từng bước giúp nhân dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

Đổi thay ở các xã biên giới Lai Châu ảnh 5Nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, trạm y tế xã biên giới Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đầu tư khang trang. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Năm 2020, toàn huyện có gần 1.000 hộ thoát nghèo, thu nhập bình quân tăng từ 15 triệu đồng/người (năm 2015) lên 28 triệu đồng/người (năm 2020). Thời gian tới, huyện Phong Thổ tiếp tục lồng ghép linh hoạt hiệu quả chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu, rộng đến các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên.

Bên cạnh đó, tăng cường, luân chuyển cán bộ của huyện xuống xã làm nhiệm vụ giảm nghèo, kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại chỗ.

Việt Hoàng – Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.