Hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1

Từ năm học này, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1.

vo-nhai-20250224121059.jpg
Năm học 2024-2025, trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) có 21/23 trường tiểu học triển khai dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, với 64 lớp, 924 học sinh. Ảnh: baothainguyen.vn

Năm học 2025 - 2026, tỉnh Thái Nguyên dự kiến có trên 9.000 trẻ là người dân tộc thiểu số bước vào lớp 1 và khoảng 3.300 học sinh có nhu cầu học tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có chất lượng, hiệu quả, đồng thời phát triển bền vững giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn, từ năm học này, Thái Nguyên bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1.

Theo nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua vào cuối tháng 4/2025, mỗi trẻ người dân tộc thiểu số có nhu cầu học tiếng Việt trước khi vào lớp 1 được hỗ trợ 350.000 đồng mua sắm tài liệu, đồ dùng học tập để học tiếng Việt.

Cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia dạy học được nhận mức hỗ trợ theo tiết dạy học thực tế, khoảng 5,9 triệu đồng/giáo viên/lớp. Việc dạy học tiếng Việt được tổ chức không quá 80 tiết học, tối đa một tháng, trong dịp hè, trước khi trẻ học chương trình lớp 1.

Dự kiến năm học 2025 - 2026, tỉnh Thái Nguyên bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 là hơn 2 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của tỉnh. Chính sách hỗ trợ này góp phần nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục, đồng thời, tạo thêm cơ hội cho trẻ dân tộc thiểu số tại vùng đặc biệt khó khăn được đến trường...

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, năm học 2024 - 2025, Thái Nguyên có 227 trường tiểu học với hơn 9.000 trẻ em là người dân tộc thiểu số trên tổng số hơn 22.000 học sinh lớp 1, trong đó có trên 2.600 trẻ em là người dân tộc thiểu số tham gia học tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Thời gian thực hiện chủ yếu trong dịp hè, đối tượng là trẻ em người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình lớp mẫu giáo 5 tuổi đã được tuyển sinh vào trường tiểu học, có nhu cầu tự nguyện tham gia, còn hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Việt, phụ huynh đồng thuận.

Khoảng 150 giáo viên được các cơ sở giáo dục bố trí dạy tự nguyện cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 và đang triển khai ở 3 huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai và Định Hóa.

Trước thời điểm tỉnh chưa có chính sách riêng biệt dành cho việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1, quá trình triển khai tại các địa phương còn một số khó khăn, giáo viên chủ yếu sử dụng tài liệu dưới dạng bản điện từ PDF. Việc trang bị đồ dùng học tập cho trẻ chưa đầy đủ và chưa có tài liệu học tiếng Việt; chưa có kinh phí hỗ trợ giáo viên dạy tiếng Việt...

Do đó, chính sách về hỗ trợ kinh phí dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 ở Thái Nguyên là cần thiết, phù hợp tình hình thực tế, được đông đảo cử tri đánh giá cao./.

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.