Hòa Bình biến giá trị văn hóa dân tộc Mường thành tài sản phát triển

Hòa Bình được biết đến là vùng đất xứ Mường với 4 vùng Mường nổi tiếng "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng ưu đãi về khí hậu, cảnh quan, có nhiều lợi thế để phát triển văn hóa, du lịch. Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 đã quyết liệt triển khai và tạo được những bước tiến đột phá, phát triển vượt bậc chung của Hòa Bình.

chuatien.jpg
Chùa Tiên, xã Phú Nghĩam huyện Lạc Thủy. Ảnh: hoabinhtourism.vn

Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long nhấn mạnh, Hòa Bình xác định quan điểm bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển du lịch. Người dân là chủ thể trong công tác phát huy các giá trị tốt đẹp, đặc sắc gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu, biến giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" trở thành tài sản phát triển, việc đầu tư phải phù hợp với quy hoạch. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ lâu dài, các cấp, ngành, huyện, thành phố phải xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Một trong những nhiệm vụ trước mắt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu bảo tồn không gian văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc; tập trung xây dựng Di tích quốc gia đặc biệt đối với quần thể hang động và danh lam thắng cảnh chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy).

Mường Bi thuộc huyện Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn nhất, du lịch ở đây đã có bước tiến đột phá. Với tiềm năng, lợi thế, huyện Tân Lạc đã đẩy mạnh hoạt động du lịch trải nghiệm vườn quýt cổ Nam Sơn, thung lũng rau su su xanh bạt ngàn; khám phá động Nam Sơn, những nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào Mường được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Du khách còn được thưởng thức các món ăn dân tộc; săn mây, chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên; khám phá kho tàng văn hóa dân gian phong phú với nhiều thể loại như truyện cổ, dân ca, ví đúm, hát ru, đồng dao, hát đập hoa, hát đối, chiêng Mường, mo Mường...

Đặc biệt, du khách được tìm hiểu sâu sắc về văn hóa người Mường với những lễ hội truyền thống như Khai hạ dân tộc Mường (xã Phong Phú), những năm gần đây được tổ chức quy mô cấp tỉnh; đánh bắt cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn; Thác Trăng (xã Nhân Mỹ)... Huyện đã có các điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn OCOP, hệ thống nhà hàng, điểm vui chơi, điểm du lịch, các tour, tuyến được xây dựng, kết nối với các địa phương trong tỉnh và toàn quốc, tạo nên hệ sinh thái du lịch khá đa dạng, thu hút nhiều du khách.

baotonkhonggianvanhoamuong.jpg
Các ngành chức năng của tỉnh và huyện Tân Lạc đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng không gian bảo tồn văn hóa dân tộc Mường tại xã Phong Phú. Ảnh: baohoabinh.com.vn

Chị Đoàn Hồng Giang (Hà Nội) chia sẻ, trung bình khoảng 2 tháng sẽ cùng gia đình, bạn bè đi từ Hà Nội đến huyện Tân Lạc để trải nghiệm văn hóa, phong tục, tập quán nơi đây. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, mát mẻ, thưởng thức văn nghệ, các món ăn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Mường, cùng với bà con bản địa sản xuất, sinh hoạt hàng ngày..., tránh xa khói bụi, đông đúc nơi đô thị.

Một điểm không thể bỏ qua khi đến Tân Lạc là hệ thống hang động đẹp, thắng cảnh thiên nhiên kỳ vĩ tại di tích động Hoa Tiên, xóm Ngòi, xã Suối Hoa, với vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá hình thù kỳ thú, phản chiếu ánh sáng lấp lánh, tạo cảm giác như một bảo tàng nghệ thuật tự nhiên. Hay động thác Bờ, xóm Bưng, xã Suối Hoa; động Nam Sơn, xóm Tớn Trong, xã Vân Sơn; hang Muối, thị trấn Mãn Đức - di chỉ cư trú của người nguyên thủy thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”; núi Cột Cờ, xã Phong Phú; thác Thung, thác Trăng, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông... Thời gian gần đây có một số điểm đến mang lại cho du khách trải nghiệm mới như đèo Đá Trắng, xã Phú Cường, vừa là điểm dừng chân thú vị vừa là nơi ngắm cảnh lý tưởng.

Bà Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Tân Lạc cho biết, thời gian qua, Phòng đã tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển du lịch của huyện; Đề án phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án "Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và các kế hoạch tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, đẩy mạnh phát triển du lịch và phát triển du lịch toàn diện, nhanh, bền vững trên địa bàn huyện.

Huyện Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tích cực giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch để thu hút du khách; mở rộng liên kết, tăng cường thu hút đầu tư. Kết quả năm 2024, toàn huyện ước đón 294.500 lượt khách đến tham quan du lịch (khách nội địa 286.650 lượt; khách quốc tế 7.850 lượt), đạt 101,5% kế hoạch. Tổng thu nhập từ du lịch đạt 101,5% kế hoạch.

Để tiếp tục thực hiện tốt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh đã đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tỉnh tập trung phát huy vai trò của chủ thể văn hóa là nhân dân; xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác bền vững giữa Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - cộng đồng chủ thể; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu số; tạo cơ sở bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc Mường và các dân tộc anh em, trên nền tảng giá trị đặc sắc của nền văn hóa Hòa Bình.

Thanh Hải

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”.

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đã thành thông lệ, vào dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào Khmer tại địa phương. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số mà còn tạo nên sân chơi bổ ích trong dịp hè, giúp các em gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.