Hoa hậu H’Hen Niê: Niềm kiêu hãnh giữa đại ngàn Tây Nguyên

Hoa hậu H’Hen Niê: Niềm kiêu hãnh giữa đại ngàn Tây Nguyên
H’Hen Niê tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Ảnh: TTXVN
H’Hen Niê tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017. Ảnh: TTXVN

Hai năm sau, sự xuất hiện trở lại của hoa hậu H’Hen Niê trên sân khấu Crown Center tại chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 khiến khán phòng vỡ òa cảm xúc khi được chiêm ngưỡng nhan sắc lộng lẫy và nhìn lại hành trình hai năm đương nhiệm của cô. Cô cho biết, mình không nuối tiếc điều gì cả vì đã hoàn thành trọn vẹn trọng trách của một hoa hậu. Cô cũng tự hào khi nhận được nhiều tình cảm yêu thương của khán giả.

H’Hen Niê xuất hiện với trang phục truyền thống của phụ nữ Êđê, đầu đội vương miện trước khi trao lại danh hiệu cho người kế vị. Hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ: Kết thúc trọn vẹn hai năm đương nhiệm của mình, cô muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã yêu thương, quan tâm tới cô. Là người con của đại ngàn Tây Nguyên, quê hương đã ban cho cô sức mạnh để theo đuổi đam mê, ước mơ của mình. Khoác trên mình trang phục đồng bào Ê đê, H’Hen Niê tự hào và vô cùng hạnh phúc khi là cô gái dân tộc vùng Tây Nguyên.

Cô muốn truyền năng lượng tích cực này đến các cô gái khác với thông điệp: Dù bạn là ai, đến từ đâu, dân tộc nào, bạn sinh ra trong hoàn cảnh nào cũng hãy dám ước mơ, dám theo đuổi hoài bão và sống hết lòng cho cộng đồng.

Thành tích vào top 5 Miss Universe 2018 không chỉ là dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ hoa hậu của H’Hen Niê mà cô còn mang về niềm tự hào cho người Việt Nam. Sự thân thiện, năng động, tràn đầy năng lượng của H’Hen Niê đã chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả quốc tế.

Những hoạt động, hình ảnh của cô liên tục được các diễn đàn sắc đẹp quốc tế cập nhật, quan tâm theo dõi dù Miss Universe 2018 đã kết thúc gần một năm. Điều này chứng tỏ sức hút của hoa hậu H’Hen Niê không chỉ ở Việt Nam mà còn lan tỏa ra thế giới. Đầu năm 2019, cô vinh dự được chuyên trang sắc đẹp uy tín thế giới Missosology bầu chọn là “Timeless Beauty - Vẻ đẹp vượt thời gian”.

Hoa hậu H’Hen Niê đã trở thành hình mẫu lý tưởng và truyền cảm hứng để nhiều bạn trẻ học tập, phấn đấu cùng câu nói ấn tượng: “I can do it, You can do it” (Tôi có thể làm được điều đó, bạn cũng có thể làm được). Cùng với Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, cô đã đến nhiều nơi, tham gia hoạt động thiện nguyện tại Long An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Hà Giang… và nhiều hoạt động khác.

Không chỉ vậy, hoa hậu H’Hen Niê còn vinh dự được mời làm đại sứ cho nhiều chiến dịch, chương trình văn hóa, cộng đồng. Nổi bật nhất là vai trò Đại sứ toàn cầu của tổ chức Room To Read, H’Hen Niê thực hiện nhiều chiến dịch kêu gọi xây dựng thư viện cho trẻ em tại các tỉnh, thành của Việt Nam.

Hành trình hai năm nhiệm kỳ của hoa hậu H’Hen Niê cũng là nguồn cảm hứng để Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam quyết định chọn “Brave Heart - Trái tim dũng cảm” là chủ đề chính của cuộc thi năm nay.

Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê về thăm và tham gia các hoạt động cộng đồng tại quê hương Đắk Lắk từ khi đăng quang. Ảnh: TTXVN
Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê về thăm và tham gia các hoạt động cộng đồng tại quê hương Đắk Lắk từ khi đăng quang. Ảnh: TTXVN

Còn nhớ, ngay sau khi đăng quang, H'Hen Niê đã đến thăm chùa Thanh Sơn ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nơi đây đang cưu mang 47 trẻ em mồ côi và 11 người già neo đơn. Tại đây, cô đã trao nhiều phần quà, trong đó có cả đồ chơi cho các em nhỏ. Hay cuối năm 2018, khi nhận được 100 triệu đồng thưởng nóng của Ban tổ chức và 500 triệu đồng từ các nhà tài trợ vì thành tích Top 5 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế, H'Hen Niê đã dành 100% số tiền này cho các hoạt động xã hội. Cô muốn hoàn thành lời hứa với buôn làng, người hâm mộ rằng sẽ hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó và hoàn thiện dự án Room To Read xây dựng thêm nhiều thư viện, hỗ trợ thêm chi phí cho các nữ sinh trên thế giới.

Tháng 9/2018, khi tham gia bộ phim ngắn để tuyên truyền về phòng chống AIDS/HIV, cô nói "Tất cả những gì cộng đồng cần đến sự chia sẻ mà sức H'Hen làm được là H'Hen sẵn sàng". Người hâm mộ còn nhắc đến H’Hen Niê khi cô khởi xướng xây dựng một thư viện Room To Read tại tỉnh Lâm Đồng, quyên góp được số tiền hơn 20 triệu đồng cho quỹ Room To Read, trao 50 học bổng phát triển toàn diện cho nữ sinh trên khắp thế giới…

Ông Trần Ngọc Nhật, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 bày tỏ: Với một nhiệm kỳ thành công và có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội, vương miện Empower (vốn được xác định sẽ trao luân phiên) đã được Ban tổ chức quyết định trao tặng vĩnh viễn cho hoa hậu H’Hen Niê. Bởi lẽ cô xứng đáng là chủ nhân duy nhất của chiếc vương miện ấy.

Chia sẻ trong hai năm đương nhiệm của mình, hoa hậu H’Hen Niê cho biết, cô hạnh phúc với những gì mình có được, đó là tình cảm của khán giả, những dự án cộng đồng đã thực hiện.

Cô xúc động nói: “Danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã thay đổi cuộc đời H’Hen, mang đến cho H’Hen nhiều cơ hội mới. H’Hen trân trọng cảm ơn tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam vì nếu không là hoa hậu, H’Hen sẽ không thể thực hiện được những hoạt động dành cho cộng đồng, xã hội, không thể dùng tiếng nói và sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa lòng nhân ái, truyền động lực cho các bạn trẻ sống có lý tưởng, ước mơ và sự kiên định".

Bạn Nguyễn Hồng Tú, một người ngưỡng mộ H’Hen Niê mới đây đã viết trên trang facebook của H’Hen Niê: "Dù H'Hen hết nhiệm kỳ hoa hậu nhưng H'Hen mãi mãi là hoa hậu được rất nhiều sự yêu mến của người hâm mộ từ sự chân chất, mộc mạc, khiêm tốn và gần gũi".
                              Tiên Minh

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình hữu nghị qua chương trình giao lưu “Thắm tình biên cương” ở Đắk Lắk

Lan tỏa tình hữu nghị qua chương trình giao lưu “Thắm tình biên cương” ở Đắk Lắk

Tối 24/4, tại Quảng trường 30/8 (thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia), UBND huyện Ea Súp và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình giao lưu hữu nghị “Thắm tình biên cương”. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri, cùng đông đảo nhân dân huyện Ea Súp.

Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer

Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer

Cách đây 51 năm, 4 vị sư là Danh Tấp, Lâm Hùng, Danh Hom, Danh Hoi và người dân trên địa bàn tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) tổ chức biểu tình đấu tranh đòi chính quyền Mỹ - Ngụy không được bắt chư tăng đi lính và bắn phá chùa chiền. Cuộc biểu tình bị đàn áp, 4 vị sư bị địch bắn bị thương và hy sinh.

Xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Chiều 21/4, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày Đất nước thống nhất: Từ dòng chảy sáng tạo đến vành đai văn hóa biên cương

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày Đất nước thống nhất: Từ dòng chảy sáng tạo đến vành đai văn hóa biên cương

Chiều 21/4, tại khách sạn Yên Biên Luxury, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “50 năm văn học nghệ thuật Hà Giang sau Ngày Đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)”. Sự kiện có sự tham dự của PGS.TS, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; lãnh đạo các Hội chuyên ngành Trung ương, Thường trực UBND tỉnh Hà Giang, các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, cùng đông đảo văn nghệ sỹ và đại biểu đến từ các tỉnh bạn như Tuyên Quang, Phú Thọ.

Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, người Khmer chiếm trên 31%. Hằng năm, tỉnh tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, Hoa, Kinh vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng, thu hút du khách.

Lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử

Lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử

Ngày 20/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi Yên Tử 2025 với chủ đề “Chinh phục đỉnh Phù Vân”, thu hút hơn 3.000 vận động viên chuyên và không chuyên đến 30 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.

Sắc màu văn hóa Khmer Sóc Trăng trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sắc màu văn hóa Khmer Sóc Trăng trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4/2025, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện lại tết Chôl Chnăm Thmây, nghi lễ mang ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt.

Chủ thể văn hóa “thổi hồn” cho giá trị văn hóa dân tộc vươn xa

Chủ thể văn hóa “thổi hồn” cho giá trị văn hóa dân tộc vươn xa

Ngày 18/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp huy động đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), để cùng nhìn lại một chặng đường ý nghĩa, trách nhiệm, đầy tâm huyết gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Biểu diễn múa Chăm, đánh trống truyền thống. Ảnh Đặng Tuấn - TTXVN

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Tối 17/4 (tức ngày 20/3 năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar ở thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là đồng bào Chăm từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên cùng về tham dự.

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Về với vùng núi Khánh Sơn hay Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ người Raglai miệt mài tập múa, gõ chiêng hay tự tay chuẩn bị bộ trang phục truyền thống cho buổi trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025. 

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong dòng chảy lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa của 54 dân tộc anh em không chỉ là biểu tượng của sự phong phú và đa dạng, mà còn là cội nguồn tạo nên sức mạnh tinh thần, là nguồn lực chiến lược để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nhà rông Kon Sơ Lăl - “trái tim” của người Bahnar ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vừa được thay mái mới sau nhiều năm che nắng gió, mưa ngàn. Không máy móc, không bê tông cốt thép, công trình mang đậm tinh thần cộng đồng, được dựng lại từ đôi tay, trí nhớ và tình yêu văn hóa của chính những người dân trong làng.

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Sáng 14/4, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc trưng bày, triển lãm tranh “Học sinh với di sản văn hóa địa phương và chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Sự kiện nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 - 2025.

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Tối 13/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, Di tích Quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo, Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Chương trình Áo dài nghệ thuật "Hương sắc Việt Nam" đã diễn ra tối 13/4, tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhằm kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025); 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); tiếp nối thành công của "Tuần lễ Áo dài" từ năm 2019 đến nay.

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Vào trung tuần tháng Tư hằng năm, đồng bào dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) lại tưng bừng đón Tết cổ truyền Bun Huột Nặm – Lễ hội té nước đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Nghi lễ thả đèn hoa đăng trên sông tại Tết cổ truyền Bunpimay - Lào Phật lịch 2568 năm 2025 ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Đặc sắc Tết Bunpimay - Lào 2025 tại Đắk Lắk

Trong hai ngày 12 - 13/4, tại đảo Ây Nô (Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn, buôn Trí, xã Krông Na), UBND huyện Buôn Đôn phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay - Lào (Phật lịch 2568) năm 2025 và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn.

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Từ ngày 11-13/4 (14-16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Đồng Tháp, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Trải qua 1.057 năm, Lễ hội Hoa Lư không chỉ giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa mà còn tạo tiền đề để phát triển du lịch Ninh Bình, xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Nhân dịp đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, tối 10/4, tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIV năm 2025.

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.