Huyện Lục Nam, Bắc Giang đạt chuẩn nông thôn mới

Hồ chứa nước thuỷ lợi Khe Ráy, có dung tích 600.000m3 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp thân đập, góp phần đảm bảo an toàn trong công tác tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của xã Nghĩa Phươn
Hồ chứa nước thuỷ lợi Khe Ráy, có dung tích 600.000m3 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp thân đập, góp phần đảm bảo an toàn trong công tác tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của xã Nghĩa Phươn

Ngày 11/1, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 37/QĐ-TTg công nhận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Huyện Lục Nam, Bắc Giang đạt chuẩn nông thôn mới ảnh 1Hồ chứa nước thuỷ lợi Khe Ráy, có dung tích 600.000m3 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam được đầu tư hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp thân đập, góp phần đảm bảo an toàn trong công tác tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của xã Nghĩa Phương. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

UBND tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo huyện Lục Nam tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) có 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hai thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, đạt 9 tiêu chí huyện nông thôn mới, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.

Lục Nam từ một huyện miền núi với rất nhiều khó khăn khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (bình quân đạt 7,56 tiêu chí/xã, thu nhập thấp đạt 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 22,17%, có 04 xã đặc biệt khó khăn, huyện có diện tích rộng thứ 3 của tỉnh). Sau gần 13 năm thực hiện chương trình, đến nay Lục Nam đã đạt được những thành quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; an sinh xã hội được đảm bảo; văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng và thiết chế nông thôn được đầu tư khá đồng bộ; hệ thống chính trị được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tại các xã, người dân đồng thuận, tích cực tham gia đóng góp thêm kinh phí, ngày công lao động, hiến đất, hoa màu trị giá hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình cầu, kênh mương nội đồng, giao thông nông thôn và sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường theo tiêu chuẩn (thống kê từ năm 2011 đến nay người dân hiến trên 290.000 m2 đất, trên 50 nghìn ngày công lao động, phá dỡ 13.120 m2 tường rào, đóng góp trên 410 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới). Nhờ vậy, bộ mặt từng địa bàn dân cư đã thay đổi căn bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng không gian mạng tích cực, văn minh và lành mạnh

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng không gian mạng tích cực, văn minh và lành mạnh

Sáng 17/5, Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuyên truyền pháp luật đối với các KOLs, quản trị viên trang, kênh, hội, nhóm trên không gian mạng” với sự tham gia của trên 100 người có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội (KOLs), quản trị viên trang, kênh, hội, nhóm trên không gian mạng thuộc địa bàn các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Ngày 16/5, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Dịp này, 36 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016- 2025 và năm 2024 được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Kạn.

'Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng' - cách làm sáng tạo trong học và làm theo Bác

'Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng' - cách làm sáng tạo trong học và làm theo Bác

Học tập và làm theo gương Bác, tại Đắk Lắk xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo, lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nổi bật trong số đó là mô hình “Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng” của Thị ủy Buôn Hồ - một sáng kiến phù hợp thực tiễn, thiết thực giúp đỡ đảng viên có hoàn cảnh khó khăn.

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

Nhờ tiếp cận hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại An Giang đã mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chương trình tín dụng chính sách đã mở ra cơ hội "đổi đời" cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Sáng 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Đắk Lắk là một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đảm bảo chỗ ở ổn định, an toàn cho các hộ nghèo là nhu cầu bức thiết, tạo tiền đề để người dân an tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Nông có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân, trong bối cảnh tỉnh còn nhiều khó khăn và địa hình đồi dốc, chia cắt mạnh. Ảnh: TTXVN phát

Đắk Nông tháo gỡ khó khăn về đất đai, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Việc xóa nhà tạm, dột nát, đẩy nhanh hỗ trợ đất ở, nhà ở cho các hộ dân là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Với sự quan tâm của Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, địa phương đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trước ngày 31/12 theo chỉ đạo của Chính phủ.