Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
 
Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Văn Thanh, năm 2022, Công đoàn các cấp trong tỉnh  đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 49 căn nhà Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở, với tổng số tiền 2,33 tỷ đồng.

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng ảnh 1

Chương trình Mái ấm Công đoàn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng. Ảnh: Nhật Bình

Ông Nguyễn Văn Thanh cũng khẳng định, mỗi Mái ấm Công đoàn đều được xây dựng nên từ tấm lòng thơm thảo, là sự tương trợ, sẻ chia của hàng ngàn đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, với những hoàn cảnh khó khăn. Chương trình đã góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư của nhiều đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời giúp  người lao động hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, gắn bó với tổ chức Công đoàn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tạo động lực khích lệ, động viên đoàn viên làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
 
Chị Hồ Thị Kim Hoa, nhân viên Trường Trung học phổ thông Văn Ngọc Chính (xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên) may mắn nhận căn nhà Mái ấm Công đoàn từ Công đoàn Giáo dục tỉnh Sóc Trăng. Ngôi nhà có diện tích 58,5 mét vuông, chi phí xây dựng 127 triệu đồng, trong đó Quỹ Mái ấm Công đoàn hỗ trợ 50 triệu đồng, số còn lại gia đình tự lo cùng với sự hỗ trợ của người thân. Chị Kim Hoa cho biết, không có niềm vui nào lớn bằng nhận được sự yêu thương, chia sẻ của đơn vị và tổ chức Công đoàn. Đây là nguồn động lực to lớn để chị tiếp tục cố gắng, phấn đấu hơn trong công việc.
 
Anh Nguyễn Ý Nguyện, đoàn viên Công đoàn Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Thành có hoàn cảnh khó khăn, mẹ ốm đau, phải điều trị tốn kém nên không có điều kiện xây nhà ở. Để giúp đỡ gia đình anh Nguyện có được ngôi nhà mới đảm bảo an toàn, Công đoàn Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Thành kết hợp Liên đoàn Lao động huyện đã hỗ trợ 50 triệu đồng từ Quỹ xã hội công đoàn. Cùng với gia đình tiết kiệm, vay mượn thêm, anh Nguyện xây dựng ngôi nhà cấp 4 với diện tích 100 mét vuông, tổng trị giá gần 120 triệu đồng.

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng ảnh 2

Chương trình Mái ấm Công đoàn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng. Ảnh: TTXVN phát

Đặc biệt, là một trong những tỉnh, thành phố triển khai xây dựng Làng Điện lực, Thôn Điện lực đầu tiên trong cả nước, sau hơn 20 năm, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã xây dựng được 1 Làng Điện lực và 3 Thôn Điện lực với 160 căn nhà, trên 400 người được an cư.
 
Theo chia sẻ của anh Vương Chí Hải, cán bộ kỹ thuật Điện lực thành phố Sóc Trăng, trước đây vợ chồng anh ở cùng cha mẹ trong con hẻm, nhà chật hẹp, tù túng. Anh đã làm đơn xin hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn, may mắn được xét tặng. Hiện gia đình anh đã ổn định và yên tâm chăm lo làm ăn để nuôi 2 con đang học lớp 5 và lớp 6.
 
Tương tự, chị Nguyễn Thị Ngọc Sương, cán bộ Phòng Kế hoạch và Vật tư, Công ty Điện lực Sóc Trăng, công tác từ năm 2004. Do hoàn cảnh khó khăn nên chị thuê một phòng trọ tại phường 3, thành phố Sóc Trăng để đi làm. Đến năm 2014, chị được xét tặng nhà Mái ấm Công đoàn và được cấp một thửa đất trong Làng điện lực Sóc Trăng để xây dựng nhà ở.
 
Chị Sương tâm sự: “Tôi quê ở Đồng Tháp, về Sóc Trăng làm việc ở trọ một mình tốn thêm khoản tiền trọ. Được các cấp Công đoàn hỗ trợ xây dựng Mái ấm Công đoàn trong Làng điện lực, tôi rất trân trọng và biết ơn. Ở đây đảm bảo an ninh trật tự, mọi người đều là đồng nghiệp nên ấm áp như quê hương thứ hai”.
 
Ngoài ra, cũng tại tại ngôi làng này đã có hàng chục em khi về đây cùng bố mẹ còn là những thiếu nhi lên năm, lên bảy, nay đã thành sinh viên đại học, nhiều em đã tốt nghiệp, có việc làm ổn định, khá giả.
 
Theo Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Điện lực tỉnh Sóc Trăng Phan Thanh Dũng Minh, việc xây dựng các làng, thôn điện lực có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân viên và người lao động của ngành điện ở địa phương.

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng ảnh 3

Công ty Điện lực Sóc Trăng đã xây dựng được 1 Làng Điện lực và 3 Thôn Điện lực với 160 căn nhà, trên 400 người được an cư sau hơn 20 năm. Ảnh: TTXVN phát

Riêng đối với Chương trình Mái ấm Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ tháng 11/2006, đến nay ngành Điện lực Sóc Trăng đã bàn giao 43 nhà, giúp được rất nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở nâng cao chất lượng cuộc sống, an tâm công tác, đóng góp công sức, trí tuệ cho sự phát triển của địa phương.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Văn Thanh cho biết, Liên đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung tuyên truyền sâu rộng mục đích, ý nghĩa của việc hỗ trợ xây dựng Mái ấm Công đoàn đến đoàn viên, người lao động; đồng thời vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tích cực chung tay đóng góp xây dựng Quỹ Công đoàn nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động trong toàn tỉnh.

Liên đoàn Lao động tỉnh cũng chỉ đạo các cấp Công đoàn  điều tra, rà soát, nắm chắc đối tượng đoàn viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chưa có nhà ở hoặc đang ở nhà tạm để xét chọn và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ; tổ chức xét chọn; có quyết định hỗ trợ bảo đảm công khai, đúng quy định. Việc xây dựng, sửa chữa nhà cho đoàn viên được triển khai bảo đảm chất lượng, kịp thời và thực hiện các thủ tục xây dựng, bàn giao, quyết toán hỗ trợ theo đúng quy định.

Chương trình Mái ấm Công đoàn ngày càng nhận được sự tham gia đông đảo của đoàn viên, người lao động, sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động, qua đó góp phần cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của địa phương, giúp công nhân, viên chức, người lao động có nhà ở khang trang ổn định cuộc sống, an tâm học tập, công tác và lao động sản xuất./.

  Nhật Bình

Báo ảnh DT&MN / TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, địa phương hiện có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tổng đàn gia cầm 17,5 triệu con, vượt 04,17 % so với kế hoạch cả năm, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó gồm có: gà ri, cút, gà ta... Các huyện có tổng đàn gia cầm tập trung lớn là: Chợ Gạo, Cái Bè, Châu Thành...

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 tại Hà Tĩnh đang được tuổi trẻ các địa phương tích cực triển khai, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ thí sinh vững vàng khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trên nền tảng kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tuyên Quang mới được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành trung tâm tăng trưởng mới của khu vực.

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Năng động, nhiệt tình, gần dân, vì dân,… là những tố chất của một số trưởng thôn tại Quảng Ngãi. Họ là những cán bộ điển hình trong công tác dân vận khéo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và củng cố niềm tin trong dân.

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 26/6, tại Kỳ họp lần thứ 27, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thống nhất cơ chế, chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Luật Đất đai năm 2024 và Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội.

Mưa to gây ngập úng cục bộ và sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa to gây ngập úng cục bộ và sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, từ đêm 24 đến sáng 25/6, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa to kèo theo dông lốc gây thiệt hại về nông nghiệp và ngập lụt nhà cửa của người dân cùng một số tuyến đường ở huyện Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài kèm theo dông lốc và sét đánh, từ đêm 23 đến sáng ngày 25/6, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã ghi nhận thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng giao thông. Trước tình hình thời tiết còn tiếp diễn phức tạp, cấp ủy, chính quyền địa phương đã khẩn trương triển khai việc khắc phục hậu quả, đồng thời tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân nâng cao ý thức phòng, tránh thiên tai trong cao điểm mùa mưa lũ.