Nan giải bố trí nhân sự sau sắp xếp tổ chức bộ máy địa phương

Bộ Nội vụ cho biết, sau 4 năm kể từ ngày Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 có hiệu lực thi hành, vẫn còn 58 cán bộ, công chức cấp huyện dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách và số này đều thuộc thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).

Ngoài ra, có 1.405 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách. Tiến độ như vậy là chậm so với yêu cầu tại Nghị quyết số 653 (chậm nhất là 5 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính mới bảo đảm đúng theo quy định).

hanhchinh.jpg
Bộ phận một cửa tại UBND phường Phạm Đình Hổ. Ảnh: Nguyễn Thắng-TTXVN

Mức hỗ trợ chưa thỏa đáng

Dự thảo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho thấy, đến hết năm 2021, tại 45 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đã khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan đảng cấp huyện, cấp xã cho nhiệm kỳ 2020 - 2025; kiện toàn tổ chức HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 ngay sau khi kết thúc cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp là 2.411 người. Trong đó, số được bố trí theo đúng quy định là 1.705 người; số dôi dư là 706 người. Đến hết năm 2021, đã sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách dôi dư đối với 282/706 người (đạt 39,94%); số cán bộ, công chức dôi dư còn lại phải tiếp tục giải quyết là 424 người.

Số cán bộ, công chức cấp xã có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp là 20.403 người. Trong đó, số được bố trí theo đúng quy định là 10.709 người; số dôi dư là 9.694 người. Đến hết năm 2021, đã sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách dôi dư đối với 6.281/9.694 người (đạt 64,79%); số dôi dư còn lại phải giải quyết là 3.413 người.

Số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp là 14.233 người. Trong đó, số được bố trí theo đúng quy định là 5.785 người; số dôi dư là 8.448 người. Đến hết năm 2021, đã sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách dôi dư đối với 7.956/8.448 người (đạt 94,18%); số dôi dư còn lại phải giải quyết là 492 người.

Từ tháng 1/2022 đến thời điểm 1/4/2024, các địa phương đã tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, bố trí nguồn lực để thực hiện việc giải quyết chế độ, chính sách đối với những cán bộ, công chức dôi dư còn tồn tại đến thời điểm cuối năm 2021. Theo đó, đã tiếp tục giải quyết được 366/424 cán bộ, công chức cấp huyện dôi dư. Như vậy, số cán bộ, công chức cấp huyện dôi dư đã được giải quyết tính từ thời điểm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện đến ngày 1/4/2024 là 648/706 người (đạt 91,78%); số dôi dư còn lại phải tiếp tục giải quyết là 58 người (chiếm 8,22%).

Đối với cấp xã, đã tiếp tục giải quyết được 2.008/3.413 cán bộ, công chức dôi dư (đạt 58,83%). Tính chung lại, số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư đã được giải quyết tính từ thời điểm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đến ngày 1/4/2024 là 8.289/9.694 người (đạt 85,51%); số dôi dư còn lại phải tiếp tục giải quyết là 1.405 người (chiếm 14,49%), thuộc 18 tỉnh, thành phố.

Từ tháng 1/2022 đến nay đã giải quyết xong chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính là 492 người.

Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu lên là công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 diễn ra cùng thời điểm với việc thực hiện nhiều chủ trương, quy định của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh giản biên chế của cả hệ thống chính trị, trong đó có tinh gọn số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định của Nghị định số 34/2019/NĐ-CP; thực hiện việc sắp xếp lại lực lượng Công an xã khi triển khai Đề án tăng cường Công an chính quy về công tác tại các xã,… nên các địa phương gặp khó khăn trong xây dựng phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư.

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các địa phương đa số đều có tuổi đời còn trẻ và có nguyện vọng cống hiến lâu dài, trong khi đó khung vị trí việc làm tại các cấp xã, phòng, ban chuyên môn cấp huyện cơ bản đã bố trí đủ nên rất khó để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư.

Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện chế độ thôi việc phụ thuộc vào nguồn lực, khả năng cân đối ngân sách của các địa phương, trong khi đó đa số các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, gặp khó khăn về nguồn kinh phí thực hiện hoặc có ít đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp nên ban hành chính sách chưa thực sự ưu đãi, vượt trội để khuyến khích đối tượng này hoặc không ban hành quy định riêng để hỗ trợ các đối tượng nghỉ chế độ do dôi dư. Mức hỗ trợ chưa thỏa đáng để ổn định đời sống, tạo việc làm mới; chưa có cơ chế tài chính, chính sách hợp lý để khuyến khích các trường hợp chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi hoặc có nhu cầu thôi việc, chờ nghỉ hưu.

Dự kiến số cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp rất lớn

Giai đoạn 2023 – 2025, cả nước có 10 tỉnh không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tổng hợp từ Phương án tổng thể của 53 tỉnh, thành phố có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cho thấy, số đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp là 49 đơn vị (bao gồm 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 18 đơn vị khuyến khích và 22 đơn vị liền kề), sau sắp xếp dự kiến giảm 13 đơn vị; số đơn vị thuộc diện phải sắp xếp nhưng địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù là 21 đơn vị. Thực hiện sắp xếp 40 đơn vị cấp huyện (12 thành phố, 3 quận, 4 thị xã, 21 huyện) để hình thành 19 đơn vị hành chính đô thị cấp huyện (12 thành phố, 3 quận, 4 thị xã).

Số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 1.247 đơn vị (bao gồm 745 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 111 đơn vị khuyến khích và 391 đơn vị liền kề), sau sắp xếp dự kiến giảm 624 đơn vị; số đơn vị thuộc diện phải sắp xếp nhưng địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù là 508 đơn vị; trong đó thực hiện sắp xếp 297 phường và 67 thị trấn để hình thành 261 đơn vị hành chính đô thị cấp xã (198 phường và 63 thị trấn).

Tính đến ngày 25/4/2024, có 4 tỉnh, thành phố (Nam Định, Tuyên Quang, Lào Cai, Cần Thơ) đã gửi đến Bộ Nội vụ hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của địa phương. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã tổ chức Đoàn công tác liên ngành Trung ương tiến hành khảo sát thực tế ở địa phương để có đủ căn cứ thẩm định, hoàn thiện hồ sơ Đề án của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Bộ Nội vụ cho biết, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã địa phương đề xuất không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù là khá lớn (21/30 cấp huyện, chiếm 70% và 508/1.253 cấp xã, chiếm 40,54%). Việc xác định các yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, an ninh, quốc phòng cũng rất phức tạp do phải rà soát, thu thập các tư liệu lịch sử, khoa học và cơ sở pháp lý để chứng minh.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025 phải hoàn thành trước tháng 10/2024 để các địa phương kịp chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, trong đó cấp cơ sở thực hiện trong quý I/2025. Trong khi đó, do việc sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng, phức tạp, mức độ tác động, ảnh hưởng lớn, quy trình thực hiện được tiến hành chặt chẽ, qua nhiều giai đoạn nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm tiến độ thời gian theo yêu cầu.

Do số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp nhiều, lại tiến hành đồng thời với việc tinh giản biên chế dẫn đến số lượng cán bộ, công chức, người lao động dự kiến dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 là rất lớn. Trong khi đó, số lượng dôi dư từ giai đoạn 2019-2021 ở một số địa phương đến nay vẫn chưa giải quyết xong nên công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương càng thêm gánh nặng.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng chục nghìn hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đã có cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Không chỉ giúp người dân tiếp cận nguồn lực tài chính ưu đãi, hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương còn được triển khai bài bản, sát thực tiễn, đảm bảo đồng vốn đến đúng người, đúng nhu cầu và đúng mục đích sử dụng.

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.