Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm lan tỏa làn điệu dân ca ví giặm

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tâm hát dân ca ví, giặm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tâm hát dân ca ví, giặm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Với niềm đam mê và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm (xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ, bảo tồn, lan tỏa đến bạn bè trong và ngoài tỉnh làn điệu hát dân ca ví giặm của vùng đất Nghệ Tĩnh.

Duyên nợ với dân ca ví giặm

Bà Nguyễn Thị Tâm sinh ra và lớn lên trong một gia đình ở thôn Hạ Sơn, xã Thanh Lĩnh - cái nôi của nghệ thuật hát dân ca ví giặm - Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, lại thừa hưởng tình yêu hát dân ca từ người mẹ của mình, bởi thế mà chất ví giặm đã "ngấm" vào người nghệ nhân ấy tự bao giờ.

“Từ nhỏ, tôi đã theo mẹ cùng Đoàn văn công của Tỉnh đội đi khắp nơi biểu diễn, thức cùng những canh hát thâu đêm suốt sáng, để rồi đến năm 15 tuổi, gần như tôi đã thuộc hết các làn điệu và trở thành người trẻ tuổi nhất của đoàn”, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm chia sẻ.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm lan tỏa làn điệu dân ca ví giặm ảnh 1Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tâm bên những giải thưởng mà bà đã đạt được trong hơn 40 năm gắn bó với dân ca ví, giặm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Khi đất nước có chiến tranh, lễ hội nhiều nơi không được tổ chức nhưng mạch nguồn hát dân ca ví giặm ở Thanh Lĩnh vẫn được duy trì. Hàng ngày, nghệ nhân Tâm cùng mọi người trong phường hát ví vẫn truyền dạy cho nhau khi bên giếng nước, lúc trên cánh đồng. Sân khấu thời đó rất đơn giản, có khi là những phuy dầu xếp lại với nhau rồi trải ván lên nhưng mọi người vẫn biểu diễn say sưa. Tiếng lành đồn xa, mỗi khi họ biểu diễn, người dân ở các xã khác đến xem rất đông. Sau đó, họ còn đi biểu diễn ở nhiều xã với nhiều vở diễn nổi tiếng như vở Tần Thị Hương Liên, vở cô gái xứ Nghệ…Những vở diễn ngày đó luôn truyền tải những thông tin để đem đến niềm vui trong lao động, niềm tin về chiến thắng, về ngày hòa bình, thống nhất đất nước.

Ngoài 20 tuổi, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm lập gia đình. Lấy nhau 7 năm và có với nhau 3 người con nhưng thực chất thời gian vợ chồng ở gần nhau vẻn vẹn có 60 ngày. Năm 1979, bà Tâm nhận được tin chồng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tại chiến trường biên giới phía Bắc. “Lúc đó, hai con tôi còn nhỏ, đứa thứ ba chỉ là bào thai được 3 tháng, tôi còn chưa kịp báo với chồng. Nhận được tin chồng mất, như sét đánh ngang tai, mẹ con tôi thực sự không biết bấu víu vào đâu”, bà Tâm xúc động nhớ lại.

Khó khăn chồng chất khó khăn, trong nỗi khổ cùng cực, đôi khi tưởng chừng không thể qua nổi, bà Tâm lại nghĩ đến các con và chỉ suy nghĩ đơn giản phải làm sao để con không phải khổ, để các con được học hành. Bà phấn đấu không mệt mỏi, không có thời gian để tủi thân, yếu lòng. Từ bỏ nghề giáo, bà phải bươn chải đủ nghề để kiếm sống, nuôi các con ăn học nên người.

“Đến nay, các con tôi đều đã ổn định cuộc sống, có của ăn, của để. Tôi đã có cháu nội, cháu ngoại và năm nay 70 tuổi đã có chắt ngoại đầu tiên. Tôi rất hạnh phúc bởi các con tôi đều có hiếu. Thường ngày, tôi vẫn dạy các con, sống có đức để có hậu, mỗi ngày hãy nhìn về những việc mình đã làm, nếu sai, phải sửa, sống thật thà, chăm chỉ lao động”, bà Tâm hãnh diện nói.

Trong những ngày tháng khó khăn, bà Tâm vẫn dành thời gian cho âm nhạc, cho dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Dân ca ví giặm như nguồn sống, cân bằng cảm xúc cho bà mỗi lúc chông chênh, chỉ cần có một hội diễn, chương trình mà xã, huyện tổ chức, bà đều hăng hái tham gia.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm lan tỏa làn điệu dân ca ví giặm ảnh 2Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tâm là 1 trong 3 nghệ nhân ở Nghệ An được chọn in trong cuốn sách ảnh vinh danh 11 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được Unesco vinh danh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Không chỉ hát, đến năm 2000, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm bắt đầu viết lời mới trên các làn điệu dân ca cũ, bà đã viết kịch bản, dàn dựng chương trình cho hàng chục vở diễn. Nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng gần như tháng nào, bà cũng dựng 1, 2 vở và đảm nhiệm toàn bộ phần kịch bản.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm không nhớ mình đã viết được bao nhiêu tác phẩm, gần đây nhất là tiểu phẩm cho cuộc thi Nhà nông đua tài, viết về vấn đề kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nông thôn mới, phòng, chống ma túy, an toàn giao thông...

“Tôi nghĩ mình may mắn có năng khiếu và gặp được những người thầy lớn của mình, đó là mẹ tôi, đó là Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Trọng Đổng. Chính họ là người đã giúp tôi những nền tảng đầu tiên để tôi có thể hiểu tường tận, nhuần nhuyễn các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ và sau đó tôi chỉ cần dựa trên những làn điệu có sẵn để lồng ghép các nội dung tuyên truyền. Muốn viết hay, người viết cũng cần phải có cảm xúc, đặt mình vào trong từng hoàn cảnh để có thể truyền tải được hết ý tưởng”, bà Nguyễn Thị Tâm tâm sự.

Nỗ lực gìn giữ nét văn hóa truyền thống

Cùng với Nghệ sỹ Nhân dân Hồng Lựu, Nghệ nhân Ưu tú Trọng Đổng, nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm là một trong ba người được chọn giới thiệu trong cuốn sách ảnh vinh danh 11 Di sản Văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh. Vừa sưu tầm, biểu diễn, sáng tác, truyền nghề, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm cho rằng, không chỉ riêng bà mà tất cả những ai biết hát dân ca ví, giặm đều phải biết truyền dạy lại cho thế hệ trẻ để gìn giữ lại di sản của cha ông ta để lại. Cá nhân bà đã từng đi dạy ở trường mầm non, tiểu học. Mỗi lúc đứng trên bục giảng truyền dạy cho các em nhỏ mang lại cho bà cảm giác rất khó tả, lâng lâng vui sướng, nhất là khi các em hát đúng, hát hay bà cảm nhận được rằng mình đã thành công.

“Trong những việc tôi đã làm, điều trăn trở nhất đó là phải gìn giữ được truyền thống của ông cha ta để lại là hát dân ca, hát ví giặm. Vì vậy, tâm nguyện của tôi là gìn giữ được truyền thống đó và muốn vậy không những bản thân mà tất cả mọi người đều có trách nhiệm lan tỏa ví, giặm đến muôn thế hệ sau. Đó là cách chúng ta bảo tồn và phát huy Di sản Văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận”, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm trăn trở.

Với mong muốn những làn điệu dân ca không bị mai một, đều đặn vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm lên lớp truyền dạy hát dân ca ví giặm cho các thế hệ. Học trò của bà thuộc nhiều lứa tuổi, không chỉ có các em thiếu nhi mà còn có cả những người trung và cao tuổi. Hòa mình vào điệu ví, trong lớp học mỗi cuối tuần của bà gần như không còn khoảng cách tuổi tác.

Như nhiều nghệ nhân khác, cách truyền dạy hát ví giặm của nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm cũng theo lối truyền khẩu. Nghĩa là, nghệ nhân sẽ hát, múa từng điệu ví giặm làm mẫu trước, học trò xem và tập theo.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm lan tỏa làn điệu dân ca ví giặm ảnh 3Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tâm hát dân ca ví, giặm. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Bà Tâm chia sẻ, hát ví giặm vừa dễ lại vừa khó học. Dễ là bởi giai điệu hát ví giặm mộc mạc, giản dị và dễ thể hiện... Ví giặm giàu chất truyền thống, mang đậm chất phương ngữ, thổ ngữ của vùng miền. Chính vì vậy hát ví, giặm không đòi hỏi cầu kỳ về không gian, thời gian, điều kiện diễn xướng; cũng không cần phải có nhạc cụ, đạo cụ hoặc trang phục phức tạp, mà vẫn có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và theo thời gian. Một trong những nét nổi bật của hát ví, giặm là luôn mang tính giáo dục sâu sắc, đi thẳng vào vấn đề cần đề cập, góp phần vào việc giáo huấn con người về các phương diện đạo đức, luân lý, tình yêu thương con người, lòng nhân ái…, hướng con người tới chân thiện mỹ.

“Bằng tình yêu ví giặm, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Tâm đã dành cả cuộc đời, tâm huyết để duy trì, bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật hát ví giặm. Không chỉ sống với đam mê của riêng mình, bà còn tổ chức các lớp học để truyền dạy những câu ca điệu ví cho thế hệ trẻ. Hơn 40 năm gắn bó với câu hò điệu ví, bà Tâm là một trong những người tham mưu cho Trung tâm Văn hóa huyện Thanh Chương thành lập nhiều câu lạc bộ dân ca trên địa bàn, trong đó có Câu lạc bộ dân ca ví giặm xã Thanh Lĩnh, do nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm làm Chủ nhiệm”, ông Nguyễn Thành Ngân - Chủ tịch Hội Dân ca ví giặm Sông Lam chia sẻ.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Được xem là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Long An (nay là Tây Ninh mới) đã và đang từng bước khẳng định vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”.

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đã thành thông lệ, vào dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào Khmer tại địa phương. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số mà còn tạo nên sân chơi bổ ích trong dịp hè, giúp các em gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.