Nghệ nhân Võ Văn Bá - người thổi hồn cho nhạc cụ làm từ cây dừa

Nghệ nhân Võ Văn Bá sử dụng nhạc cụ đờn cò làm từ gốc dừa lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
Nghệ nhân Võ Văn Bá sử dụng nhạc cụ đờn cò làm từ gốc dừa lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Nghệ nhân Võ Văn Bá (tên thường gọi Ba Bá, 81 tuổi, xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre) được biết đến là một Nghệ nhân dân gian có quá trình hoạt động âm nhạc truyền thống dân tộc bền bỉ, sáng tạo từng được xác lập kỷ lục quốc gia nổi tiếng trong và ngoài nước. Ông đã thổi hồn vào từng thớ xơ dừa xù xì, thô ráp, biến nó thành những loại nhạc cụ truyền thống chưa từng có trên thế giới.

Nghệ nhân Võ Văn Bá - người thổi hồn cho nhạc cụ làm từ cây dừa ảnh 1 Nghệ nhân Võ Văn Bá sử dụng nhạc cụ đờn cò làm từ gốc dừa lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Lưu giữ bản sắc dân tộc

Dọc theo đường làng nằm cặp bờ sông Bến Tre, không khó để tìm được nhà Nghệ nhân Ba Bá. Vào thời điểm này, ông Ba đang chuẩn bị chuyển hơn 110 loại nhạc cụ làm từ dừa cho Viện Bảo tàng tỉnh Bến Tre, để trưng bày cho người dân, khách du lịch tham quan tìm hiểu.

Chia sẻ về cơ duyên để làm ra nhiều sản phẩm nhạc cụ từ cây dừa, Nghệ nhân Võ Văn Bá cho biết, gắn liền với đời sống của người dân Bến Tre, cây dừa được ví như "hồn cốt" của người dân nơi đây. Trong chiến tranh, cây dừa che chở chiến sỹ cách mạng, trong thời bình, trở thành trụ cột kinh tế của nhiều hộ gia đình. Do đó, từ cây dừa làm ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc sẽ góp phần lưu giữ bản sắc dân tộc, vừa phát huy thêm giá trị cây dừa đối với đời sống tinh thần của người dân.

Từ 12 tuổi, cậu bé Ba đã theo cha, chú học Đờn ca tài tử, tiếp xúc với nhiều nhạc cụ. Ở gần nhà có nghệ nhân đóng đàn, cậu theo học, đến 15 tuổi bắt đầu tự làm các loại đàn đơn giản bằng gỗ cây mít, cây quao. Lớn lên theo học nghề điện tử và tham gia kháng chiến 20 năm, sau ngày giải phóng, ông Ba Bá tiếp tục theo nghề Đờn ca tài tử và làm các nhạc cụ.

Nghệ nhân Võ Văn Bá - người thổi hồn cho nhạc cụ làm từ cây dừa ảnh 2Nghệ nhân Võ Văn Bá bên bộ sưu tập nhạc cụ do mình chế tạo. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Năm 2011, nhận thấy nguồn nguyên liệu dừa ở địa phương phong phú, đã có nhiều loại đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa, nhưng chưa có ai làm đàn dừa, nên ông Ba nghiên cứu chế tạo thử. Ông chọn các thân dừa khoảng 60 - 70 năm tuổi, vừa có độ cứng không bị mối mọt, màu đỏ mật ong bắt mắt thay vì màu trắng do còn non hoặc màu đen do quá già. Ngoài ra, vỏ, gáo, mo nang dừa đều được ông tận dụng làm đàn. Gỗ dừa có thể làm được hầu như tất cả các loại đàn, như: đàn tranh, đàn kìm, cò, gáo, bầu, guitar, mandolin, violin…


Cây đàn dừa đầu tiên ông Ba Bá làm làm cây đàn kìm, tuy nhiên âm thanh không đạt như các loại gỗ khác, sau đó ông phải nghiên cứu phối hợp gỗ dừa làm khung, gỗ quao làm mặt đàn để cho âm thanh tốt. Mặt khác, ứng dụng từ nghề điện tử đã học, ông tích hợp các thiết bị để cây đàn có âm thanh tốt hơn theo ý muốn. Riêng các loại đàn làm từ vỏ dừa, gáo dừa, mo nang, công tác chuẩn bị nguyên vật liệu khó khăn hơn loại đàn làm bằng gỗ dừa. Để sử dụng vỏ dừa làm thùng đàn, phải chọn những trái dừa thật khô, cưa bỏ phần đầu, sau đó đục bỏ phần gáo, tiếp nữa là khoét hết phần xơ trong ruột, chỉ để lại một lớp mỏng khoảng 0,5-1 cm sát vỏ của trái dừa. Phần vỏ này sau đó được xử lý, sơn phết bằng các loại sơn, keo chống mốc trước khi được ráp vào các bộ phận khác để làm nên một cây đờn hoàn chỉnh.

Theo ông Ba Bá, thời gian làm đàn tùy theo loại như gáo, cò mất khoảng 3, 4 ngày, còn loại khó như: đàn tranh hoặc guitar phím lõm mất hơn một tuần đến hàng tháng. Vừa nói, ông vừa đem ra chiếc đàn 5 trong 1, gồm sến, guitar, bầu, cò và một micro để hát. Đây là cây đàn ông mất hơn một tháng để hoàn thành với chất liệu gỗ dừa, quao, sừng trâu, da trăn.

Nghệ nhân Võ Văn Bá - người thổi hồn cho nhạc cụ làm từ cây dừa ảnh 3 Nghệ nhân Võ Văn Bá sử dụng cây đàn tổng hợp 5 loại nhạc cụ. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Ngoài các loại đàn làm kích thước nhỏ dễ sử dụng, ông Ba Bá làm ra 2 cây đàn có kích thước lớn, đây là nhạc cụ ông tâm đắc nhất trong quá trình chế tạo. Ông Ba Bá cho hay, trong một cơ duyên tình cờ, ông sang nhà người trong xóm gặp gốc dừa lớn đã bị cưa đi phần thân nên đã hỏi mua lại. Do gốc quá lớn và nặng nên ông phải thuê người đến đục rỗng phần lõi mất mấy ngày mới đem về được. Phần đục, bào phải làm trong thời gian hai tháng mới xong, đàn cao 2,5 m, phần bầu dài 1,1m, đường kính 60 cm. Cây đàn này được một người ở Bình Dương trả giá 150 triệu nhưng ông Ba từ chối bán. Ông Ba còn làm cây đàn bầu với mặt đàn hình bản đồ Việt Nam chiều dài hơn 2 mét để khẳng định với thế giới; Đàn bầu là nhạc cụ có nguồn gốc từ Việt Nam.


Góp phần làm tinh tế hơn các sản phẩm du lịch Bến Tre

Trong Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre năm 2012, bộ nhạc cụ dân tộc của nghệ nhân Võ Văn Bá, gồm 10 chủng loại, có 27 nhạc cụ đạt tiêu chuẩn về hình thức thẩm mỹ và âm thanh để nhận kỷ lục Việt Nam. Trong đó, có bộ nhạc khí kéo cung vĩ gồm đàn cò (cò líu, cò trung, cò trung trầm, cò trầm), đàn gáo (gáo nhỏ, gáo trung, gáo trung trầm, gáo lớn). Ngoài ra còn có bộ nhạc khí gảy dây gồm đàn kìm (nguyệt), đàn sến, đàn tranh, đàn bầu, đàn guitar điện (guitar phím lõm, guitar bass); bộ nhạc khí gõ gồm bộ trống (trống tiểu lớn, trống chiến nhỏ), mõ; bộ nhạc khí thổi hơi gồm hai cây kèn… Bộ nhạc cụ được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Bộ nhạc cụ dân tộc được chế tác bằng chất liệu dừa đầu tiên tại Việt Nam”. Bộ nhạc cụ làm từ dừa của nghệ nhân Võ Văn Bá được giới thiệu tại nhiều cuộc triễn lãm trên khắp cả nước.

Nghệ nhân Võ Văn Bá - người thổi hồn cho nhạc cụ làm từ cây dừa ảnh 4Nghệ nhân Võ Văn Bá bên bộ sưu tập nhạc cụ do mình chế tạo. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Nghệ nhân Võ Văn Bá chia sẻ, đã có khách du lịch ở 11 nước: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Australia, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào… đến tìm hiểu và có nhu cầu giao lưu về bộ nhạc cụ dừa và đặc biệt có 2 ca sĩ Thụy Sĩ đến xin ông đệm đàn bằng bộ nhạc cụ dừa để họ hát… Nhạc cụ của ông Ba được nhiều người trên thế giới tìm đến mua, sưu tầm. Dù tuổi cao nhưng ông Ba luôn mong muốn truyền nghề lại cho thế hệ mai sau, sẵn sàng hướng dẫn miễn phí cho những ai muốn theo học đàn, chế tác các loại nhạc cụ để tiếp tục giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.


Theo ông Nguyễn Văn Bàn, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, bộ sưu tập đàn dừa của nghệ nhân Ba Bá là " Độc nhất vô nhị" của Việt Nam. Điều đáng quý nhất của bộ đàn là nó được làm bằng chất liệu gỗ dừa, loại cây đặc trưng của Bến Tre. Bên cạnh đó, sản phẩm được nhiều nhà nghiên cứu chuyên môn đánh giá cao về nghệ thuật, thẩm mỹ. Bộ nhạc cụ góp phần tôn vinh giá trị to lớn của cây dừa, phần nào nói lên sự sáng tạo vô cùng độc đáo. Đây là một trong những sản phẩm du lịch đặc thù về văn hóa vùng miền khác biệt của địa phương Bến Tre, không địa phương nào có được.

Bên cạnh đó, bộ nhạc cụ dừa góp phần làm tinh tế hơn các sản phẩm du lịch Bến Tre đang có. Bộ nhạc cụ dừa hoàn toàn đáp ứng đủ yêu cầu để cho du khách khám phá cái mới, được trải nghiệm hoạt động thực tế, làm giàu tri thức, kết nối được cảm xúc; từ đó góp phần định vị, nâng tầm hơn thương hiệu sản phẩm du lịch "Dừa" của tỉnh Bến Tre.

Thời gian tới, Bến Tre tiếp tục xúc tiến, quảng bá, giới thiệu bộ nhạc cụ này để công chúng gần xa hiểu thêm về những giá trị, ý nghĩa vô cùng độc đáo của nó; tổ chức trình diễn, thực hành, truyền dạy phục vụ du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, tìm hiểu Bến Tre. Đồng thời, tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ cho các nghệ nhân trong việc sáng tạo nghệ thuật, tạo ra các sản phẩm nhạc cụ từ dừa phong phú; xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn, phát huy các giá trị của bộ nhạc cụ này hiện tại và tương lai.

Huỳnh Phúc Hậu

(TTXVN))

Có thể bạn quan tâm

Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer

Tháp 4 vị sư liệt sĩ - niềm tự hào, biểu tượng yêu nước của đồng bào Khmer

Cách đây 51 năm, 4 vị sư là Danh Tấp, Lâm Hùng, Danh Hom, Danh Hoi và người dân trên địa bàn tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang) tổ chức biểu tình đấu tranh đòi chính quyền Mỹ - Ngụy không được bắt chư tăng đi lính và bắn phá chùa chiền. Cuộc biểu tình bị đàn áp, 4 vị sư bị địch bắn bị thương và hy sinh.

Xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới

Chiều 21/4, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày Đất nước thống nhất: Từ dòng chảy sáng tạo đến vành đai văn hóa biên cương

Tọa đàm 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày Đất nước thống nhất: Từ dòng chảy sáng tạo đến vành đai văn hóa biên cương

Chiều 21/4, tại khách sạn Yên Biên Luxury, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “50 năm văn học nghệ thuật Hà Giang sau Ngày Đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025)”. Sự kiện có sự tham dự của PGS.TS, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; lãnh đạo các Hội chuyên ngành Trung ương, Thường trực UBND tỉnh Hà Giang, các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, cùng đông đảo văn nghệ sỹ và đại biểu đến từ các tỉnh bạn như Tuyên Quang, Phú Thọ.

Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sức hút từ các lễ hội vùng dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, người Khmer chiếm trên 31%. Hằng năm, tỉnh tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, Hoa, Kinh vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng, thu hút du khách.

Lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử

Lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi chinh phục đỉnh thiêng Yên Tử

Ngày 20/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), lần đầu tiên diễn ra Giải leo núi Yên Tử 2025 với chủ đề “Chinh phục đỉnh Phù Vân”, thu hút hơn 3.000 vận động viên chuyên và không chuyên đến 30 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.

Sắc màu văn hóa Khmer Sóc Trăng trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sắc màu văn hóa Khmer Sóc Trăng trong Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4/2025, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện lại tết Chôl Chnăm Thmây, nghi lễ mang ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt.

Chủ thể văn hóa “thổi hồn” cho giá trị văn hóa dân tộc vươn xa

Chủ thể văn hóa “thổi hồn” cho giá trị văn hóa dân tộc vươn xa

Ngày 18/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp huy động đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), để cùng nhìn lại một chặng đường ý nghĩa, trách nhiệm, đầy tâm huyết gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Biểu diễn múa Chăm, đánh trống truyền thống. Ảnh Đặng Tuấn - TTXVN

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Tối 17/4 (tức ngày 20/3 năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Ponagar ở thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là đồng bào Chăm từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên cùng về tham dự.

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Thế hệ trẻ dân tộc Raglai giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Về với vùng núi Khánh Sơn hay Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ người Raglai miệt mài tập múa, gõ chiêng hay tự tay chuẩn bị bộ trang phục truyền thống cho buổi trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025. 

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4): Từ hồn cốt dân tộc đến động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Trong dòng chảy lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa của 54 dân tộc anh em không chỉ là biểu tượng của sự phong phú và đa dạng, mà còn là cội nguồn tạo nên sức mạnh tinh thần, là nguồn lực chiến lược để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Thay áo mới cho nhà rông Kon Sơ Lăl

Giữa đại ngàn Tây Nguyên lộng gió, nhà rông Kon Sơ Lăl - “trái tim” của người Bahnar ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vừa được thay mái mới sau nhiều năm che nắng gió, mưa ngàn. Không máy móc, không bê tông cốt thép, công trình mang đậm tinh thần cộng đồng, được dựng lại từ đôi tay, trí nhớ và tình yêu văn hóa của chính những người dân trong làng.

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Đưa di sản văn hóa địa phương đến với trẻ em vùng cao Bình Thuận

Sáng 14/4, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc trưng bày, triển lãm tranh “Học sinh với di sản văn hóa địa phương và chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Sự kiện nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 - 2025.

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Di sản văn hóa là động lực quan trọng cho Bắc Ninh phát triển nhanh và bền vững

Tối 13/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày Đức Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế; đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đình Bảng, Di tích Quốc gia Nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo, Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Chương trình Áo dài nghệ thuật "Hương sắc Việt Nam" đã diễn ra tối 13/4, tại Hà Nội. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, nhằm kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025); 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); tiếp nối thành công của "Tuần lễ Áo dài" từ năm 2019 đến nay.

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Tưng bừng Tết té nước của dân tộc Lào ở Na Sang

Vào trung tuần tháng Tư hằng năm, đồng bào dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) lại tưng bừng đón Tết cổ truyền Bun Huột Nặm – Lễ hội té nước đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Nghi lễ thả đèn hoa đăng trên sông tại Tết cổ truyền Bunpimay - Lào Phật lịch 2568 năm 2025 ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN

Đặc sắc Tết Bunpimay - Lào 2025 tại Đắk Lắk

Trong hai ngày 12 - 13/4, tại đảo Ây Nô (Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn, buôn Trí, xã Krông Na), UBND huyện Buôn Đôn phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay - Lào (Phật lịch 2568) năm 2025 và Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Buôn Đôn.

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Lễ hội Vía bà Chúa xứ thu hút hàng nghìn người dân và du khách

Từ ngày 11-13/4 (14-16/3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2025. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Đồng Tháp, thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư - nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc và tinh thần đại đoàn kết

Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Trải qua 1.057 năm, Lễ hội Hoa Lư không chỉ giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa mà còn tạo tiền đề để phát triển du lịch Ninh Bình, xứng danh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

An Giang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ

Nhân dịp đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, tối 10/4, tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND huyện Tri Tôn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer lần thứ XIV năm 2025.

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Mang không gian văn hóa Tây Nguyên đến Thủ đô Hà Nội

Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Nâng tầm giá trị di sản văn hóa gốm Chăm

Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.